Tàu khảo sát Hải Dương 8 đă kết thúc việc thăm ḍ dầu khí ở Băi Tư Chính vào hôm nay 7-8-2019. Theo một nguồn tin khả tín tàu Hải Dương 8 thu được "kết quả" rất mỹ măn. Kết quả mà Hải Dương thu thập được từ Băi Tư Chính là nơi đây có trữ lượng khí đốt ít nhất là khoảng 1.300 tỷ m3 (45.500 feet khối) và 9 tỷ thùng dầu. Nếu tính theo giá thị trường hiện nay, 1 thùng dầu 55 USD và khí đốt 10 USD cho 1000 feet khối th́ Băi Tư Chính hiện có khoảng 495 tỷ USD dầu khí, 455 tỷ USD khí đốt, tổng cộng 950 tỷ USD.
Tàu khảo sát Hải Dương 8
Trong những năm qua, Bắc Kinh tỏ ra đặc biệt quan tâm tới Biển Đông, vùng biển có nhiều băi san hô nằm gần bờ biển của Việt Nam, Malaysia, Philippines ... Theo ước tính của Cơ quan quản lư Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Biển Đông hiện đang chứa trữ lượng dầu mỏ lên tới 11 tỷ thùng và 5.380 tỷ m3 (190 ngh́n tỷ feet khối) khí đốt tự nhiên. Riêng vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam có trữ lượng đến khoảng 5,4 tỉ thùng dầu chiếm 50% tổng số lượng dự trữ Biển Đông.
Tuy nhiên công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) ước tính khu vực này chứa khoảng 125 tỉ thùng dầu và hơn 14.160 tỉ m3 (500 ngh́n tỷ feet khối) khí đốt thiên nhiên chưa được khai thác. EIA cho rằng con số này quá cao. Nhưng chắc EIA sẽ c̣n ngạc nhiên hơn khi Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc (CIIS China Institute of International Studies) cho rằng Biển Đông dự trữ 213 tỷ thùng dầu và 58.000 tỷ m3 (2048 ngh́n tỷ feet khối) khí đốt tự nhiên, tức khoảng gần 13.000 tỷ USD dầu khí và 20.500 tỷ USD khí đốt, tổng cộng 33.500 tỷ USD (và có thể lên tới 60.000 tỷ USD).
Bởi vậy không có ǵ đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc gọi Biển Đông là Vịnh Ba Tư thứ hai v́ họ tin rằng khu vực này chứa rất nhiều dầu. Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo, các căn cứ quân sự với kinh phí hàng chục tỷ USD trên Biển Đông chỉ để bảo vệ chủ quyền quốc gia thôi sao?. Không, họ biết có những ǵ dưới đáy Biển Đông, dầu khí và khí đốt có rất rất nhiều.
Trung Quốc liên tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm xác lập chủ quyền tại Biển Đong như cho lưu hành hộ chiếu in đường 9 đoạn (hay c̣n gọi là đường lưỡi ḅ), thành lập “thành phố Tam Sa”, tiến hành tập trận và thường xuyên điều tàu hải giám, tàu khảo sát, giàn khoan tới các vùng biển tranh chấp.
Năm 2015 giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc t́m thấy mỏ dầu khí ở Biển Đông với trữ lượng hơn 100 tỷ mét khối, mỏ Lăng Thủy cách tỉnh Hải Nam ở miền Nam Trung Quốc chừng 150 km.
Nếu như ở Việt Nam người ta không quá quan tâm tới khí đốt (để sưởi ấm) th́ ở Trung Quốc khí đốt rất quan trọng trong việc sưởi ấm mùa đông và năng lượng dành cho sản xuất công nghiệp, nơi đang dùng than đá là chính. Và để giảm t́nh trạng ô nhiễm báo động do sử dụng nhiên liệu than đá, Trung Quốc đang kỳ vọng tăng lượng khí đốt sử dụng lên 10% vào năm 2020. Bởi vậy nước này đang ráo riết t́m các nguồn khí đốt, một trong đó là Biển Đông. “Biển Đông được xem là một nơi cung cấp nguồn khí đốt tự nhiên hơn là nguồn cung cấp dầu mỏ” EIA cho biết bởi trữ lượng khí đốt ở Biển Đông cao hơn mức trung b́nh so với nơi khác.
Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có này của Biển Đông sẽ rất khó khăn bởi các nhà khai thác sẽ phải xây dựng đường ống dưới biển rất tốn kém để dẫn khí vào bờ. Những thung lũng ngầm và các ḍng chảy mạnh cũng gây ra những thách thức địa chất ghê gớm với việc khoan và đặt các cơ sở khai thác, chưa kể sức tàn phá kinh khủng của các cơn băo nhiệt đới nơi đây, theo nguồn EIA cho biết.
Thêm một lư do Trung Quốc muốn khai thác khí đốt ở Băi Tư Chính bởi Mỹ đă không cho tàu LNG vận chuyển khí đốt dạng lỏng tới Trung Quốc từ tháng 3-2019, điều khiến cho Trung Quốc thêm điên đầu bởi t́nh trạng khủng hoảng ô nhiễm ở nước này. (Hoa Kỳ, nơi chỉ bắt đầu xuất khẩu LNG vào năm 2016.)
Năm 2018, 27 tàu LNG đă từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc (giảm từ 30 trong năm 2017). Tuy nhiên, hầu hết trong số đó đă rời cảng Hoa Kỳ trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu. Hoa Kỳ và Trung Quốc đă bắt đầu áp dụng thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào tháng 7 năm 2018. Khi tranh chấp nóng lên, Trung Quốc đă thêm LNG vào danh sách thuế quan được đề xuất vào tháng 8 và áp thuế 10% đối với LNG vào tháng 9-2018. Hoa Kỳ là nước xuất khẩu LNG tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trong khi Trung Quốc lại là nước nhập khẩu nhiên liệu tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Doanh số LNG của Mỹ đă tăng 61% trong năm 2018 so với năm 2017, khiến nước này trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ tư trên thế giới, trong khi Trung Quốc, nước mua nhiên liệu lớn thứ hai thế giới, đă tăng 39% vào năm ngoái (2018) (v́ ngành công nghiệp TQ giảm đốt than để giảm ô nhiễm), theo dữ liệu từ Liên minh Gas Quốc Tế (International Gas Union).
Tàu khảo sát Hải Dương 8
Trung Quốc cũng trở thành nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới năm 2019, nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng 60% trong giai đoạn 2017 đến 2023 lên tới 376 tỷ mét khối, Cơ quan Năng lượng Quốc Tế cho biết. Tuy nhiên khi giao chiến thương mại với Mỹ và tàu LNG của Mỹ dừng tới Trung Quốc, Bắc Kinh buộc phải mua LNG từ Úc. Úc đă cung cấp hơn 53% lượng nhập khẩu LNG Trung Quốc trong năm tháng đầu năm 2019.
Trung Quốc dường như cũng đang đa dạng hóa nguồn cung khí đốt, nhập khẩu nhiều hơn từ các nguồn như Nga và Mozambique, Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho biết trong một bài báo phát hành trong tháng 6-2019.
Để độc lập về khí đốt, Trung Quốc cũng đóng tàu LNG. Được biết Bắc Kinh sẽ đóng tàu LNG lớn nhất thế giới có thể chứa 270.000 mét khối. Tập đoàn đóng tàu Hudong-Zhonghua có trụ sở tại Thượng Hải (được hỗ trợ từ Na Uy) thực hiện. Theo thỏa thuận, công việc nghiên cứu và phát triển trên tàu mới sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.
"Năm nay 2019, Trung Quốc sẽ là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới", Mike K Wirth, chủ tịch và giám đốc điều hành của Tập đoàn Chevron có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết thêm rằng quốc gia này sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu LNG trong hai thập kỷ tới. Trung Quốc đă nhập khẩu hơn 53 triệu tấn LNG vào năm ngoái.
Yang Hua, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho biết: "Khí đốt tự nhiên sẽ đóng một vai tṛ quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc và LNG là một nguồn rất quan trọng. "
Trung Quốc đă xây dựng 21 trạm tiếp nhận LNG trên toàn quốc, với công suất tiếp nhận hàng năm là 80 triệu tấn. Trong số này, CNOOC có 10 trạm với công suất 45,2 triệu tấn. Đến nay hơn 230 triệu tấn LNG đă được nhập khẩu vào Trung Quốc.