PR đánh bóng tên tuổi trong showbiz Việt có muôn vàn cách. Người chọn scandal để lên nhanh mà xuống cũng nhanh. Lợi dụng vi phạm pháp luật cũng là một cách để các nghệ sĩ nổ lên trên các trang báo. Phải chăng các "nghệ sĩ" đă hết cách để đánh bóng bản thân nên lôi chuyện bị xử lư xe vi phạm ra làm tṛ hâm nóng tên tuổi?
Chủ trương “giành lại vỉa hè cho người đi bộ” của TP.HCM tuy vẫn c̣n một số ư kiến về phương thức thực hiện, nhưng cơ bản là một chủ trương đúng, nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Giữa lúc “cuộc chiến” giành lại vỉa hè đang tiếp diễn th́ thật bất ngờ, một số “nghệ sĩ” xuất hiện và bày ra những tṛ lố nhằm quảng bá bản thân, khiến công chúng phẫn nộ và khiến cả nhiều nghệ sĩ khác bất b́nh.
Chuyện một người nổi tiếng đậu xe lấn chiếm vỉa hè và bị xử phạt, dưới góc độ pháp lư không khác ǵ chuyện một người b́nh thường bị phạt. Tuy nhiên, v́ là người nổi tiếng nên nghệ sĩ đương nhiên sẽ được quan tâm hơn một chút. Xe của hoa hậu Thu Hoài bị phạt cũng là một dạng tin hậu trường và việc cô chấp hành nộp phạt là hành xử tự nhiên, văn minh trong một xă hội pháp trị.
Nhưng đến Quách Tuấn Du th́ câu chuyện đă chuyển sang một hướng khác khi anh lên mạng la làng chuyện bị xử phạt, chuyện anh đậu xe theo hướng dẫn của nhân viên quán cà phê, rồi chuyện anh phản ứng với số tiền phạt, đến cả chuyện anh đi tham vấn luật sư để bảo vệ quyền lợi cho ḿnh. Nhất cử nhất động trong “sự kiện” phạt xe của Du đều được cập nhật liên tục, được anh chia sẻ liên tục với một tần suất đủ để công chúng nh́n thấy sự bất thường.
Du đón xe ôm đi nộp phạt. Du tuyên bố bán xe hơi v́ “làm ǵ có chỗ đậu xe”... Giữa tất cả những ồn ào đó, Du không quên làm clip xin lỗi bầu show v́ đến trễ, không quên chia sẻ chuyện ḿnh phải liên tục chạy show, tốn bao nhiêu tiền cho xe ôm... Đỉnh điểm là chuyện anh gửi cả thông cáo báo chí đến khắp các ṭa báo lớn nhỏ cũng chỉ xoay quanh vụ đậu xe không đúng nơi quy định của ḿnh.
Chỉ trong mấy ngày, vụ phạt xe của Du tràn lan khắp các mặt báo như thể đó là một sự kiện chính trị, kinh tế hay văn hóa đáng chú ư, trong khi đối với công chúng th́ đó thực sự là một tṛ rẻ tiền.
Vậy mà tṛ rẻ tiền ấy lại không chỉ có Du áp dụng. Cao Thùy Linh, cô “người mẫu” nổi tiếng nhờ bộ ảnh khỏa thân bên ngựa (khiến cô “chết tên” là "mẫu ngựa") và nhờ vụ lén ra nước ngoài thi người đẹp không phép, cũng liên tục chia sẻ chuyện ḿnh bị cẩu xe, chuyện ḿnh đi đóng phạt, chuyện cô ăn mặc giản dị đi nhận xe về và cả chuyện cô phản ứng, cho rằng ḿnh không hề PR bản thân, gọi những người chỉ trích cô là anh hùng bàn phím.
Rồi th́ nhạc sĩ trẻ Vơ Mạnh Hiền cũng đăng đàn chuyện bị cẩu xe, tuyên bố vẫn ủng hộ chủ trương của nhà nước “dù có hơi lấn cấn”.
Showbiz Việt trước nay vẫn luôn nhanh nhạy trong chuyện... bắt chước, và những “nghệ sĩ chờ nổi” cũng rất giỏi đánh hơi những sự kiện có thể trở thành sự kiện truyền thông cho bản thân. Dù vậy, showbiz trước nay thường không “giỡn mặt chính quyền”. Hôm nay, khi họ rủ nhau mang xe xịn ra đường để chờ bị phạt th́ ư thức nghệ sĩ và khát khao nổi tiếng trong họ đă đến mức phải báo động.
Và có lẽ, cũng cần phải nhắc nhở các trang tin, báo mạng nên thôi tiếp tay cho những tṛ lố này của “nghệ sĩ”.