Lê Hồng Nhung sang Đức du học từ hồi lớp 10 trong 10 tháng theo chương tŕnh giao lưu văn hóa và ấp ủ ước mơ được quay trở lại đây trong tương lai. Cô gái xinh đẹ này đă dành được rất nhiều thành công và trên hành tŕnh của ḿnh, chông gai không phải là không có.
Những ngày gian nan ở Đức
Nhung nuôi dưỡng giấc mơ du học Đức từ lớp 10 v́ đây là môi trường phù hợp với điều kiện tài chính gia đ́nh ḿnh. Do đó, khi giành được học bổng giao lưu văn hóa 10 tháng tại Đức (lớp 11), Nhung đă không bỏ lỡ.
Trở về nước, Nhung tiếp tục hoàn tất chương tŕnh phổ thông, nộp hồ sơ và được nhận vào ngành Quản trị Kinh doanh, trường ĐH Khoa học ứng dụng Hannover. Sau kỳ học dự bị đầu tiên, Nhung đi làm thêm 6 ngày 1 tuần, mỗi ngày 9 tiếng ở cửa hàng đồ ăn nhanh. Để có công việc tốt hơn, Nhung tiếp tục tranh thủ t́m việc.
Nhung chia sẻ: “Ḿnh từng ôm một tập hồ sơ đi vào nhà ga trung tâm, cửa hàng nào cũng rẽ vào hỏi và để lại hồ sơ xin việc. Nếu c̣n ở Việt Nam, chưa chắc ḿnh đă đủ dũng khí để làm vậy. Ḿnh đă đi thử và làm thử rất nhiều công việc, từ chạy bàn, làm sushi, tới đạp trên những chiếc xe như xích lô để bán café…”
Sống tự lập hoàn toàn nên sau khi xong chương tŕnh dự bị, Nhung quyết định nghỉ một kỳ (6 tháng) để đi làm, ổn định tài chính, bớt một nỗi lo khi vào đại học. Lúc đó, bang Nhung theo học vẫn thu học phí - chỉ khoảng 800 euro mỗi kỳ, nhưng đối với cô vẫn là áp lực không nhỏ, v́ c̣n nhiều khoản khác: kư túc xá, bảo hiểm... May mắn ngay sau đó, Nhung xin được việc ở tiệm bánh ḿ trong nhà ga trung tâm. Đây cũng là nơi Nhung gắn bó suốt 4 năm đại học.
Nhiều sinh viên Việt Nam được nhận làm việc ở đây, v́ sự đánh giá cao tính chăm chỉ, dễ bảo. Tiệm bánh rất nhỏ, chưa đầy 10m2, mùa đông hút gió từ đường ray xuống rất lạnh, c̣n mùa hè bị phả hơi từ ḷ nướng ra rất nóng. Thời gian làm việc chia theo ca, các ca chính là 5h - 13 giờ, 13 - 21 giờ.
Làm ca sáng, có nghĩa là Nhung phải dậy từ 3h30, để chuẩn bị mọi thứ và lên tàu đi làm. Mỗi ca thường có 2 người làm, đảm nhiệm tất cả mọi việc. Riêng ca đêm trong tuần, v́ vắng khách nên chỉ có một người làm, Nhung thậm chí phải mang theo b́nh xịt cay để pḥng thân.
“Nhiều lúc đứng ở nhà ga, xung quanh không một bóng người, các hàng quán đóng cửa hết, chỉ c̣n ḿnh dọn dẹp chuẩn bị cho ca sáng, với cái đài Radio làm bạn, trong ḷng rất run sợ. Nhưng ḿnh không thể bỏ việc v́ đây là công việc có mức lương trung b́nh rất cao và ổn định”.
"Có những ngày chủ nhật, ḿnh làm tới 9h tối, về pḥng ăn uống, nghỉ ngơi chỉ được 4 tiếng, là lại dậy để bắt tàu về chỗ thực tập...", Nhung chia sẻ.
Đi làm vất vả là vậy, nhưng thời điểm khó khăn nhất của Nhung phải kể đến giai đoạn thực tập. Nơi thực tập cách trường học khoảng 100km và có chút hẻo lánh, để tiết kiệm thời gian, Nhung ở lại đó trong tuần. Kư túc khó đăng kư lại, Nhung không dám trả pḥng nên cô phải trả tiền cho 2 nơi ở. V́ vậy, mặc dù công ty trả lương cho thực tập sinh 600 euro/tháng nhưng cô vẫn phải làm thêm ở tiệm bánh ḿ vào cuối tuần để tiết kiệm tiền về Việt Nam thăm gia đ́nh.
Mỗi buổi chiều tối thứ 6, sau khi hoàn tất công việc ở công ty thực tập, Nhung lại lên Hannover đi làm tiệm bánh ḿ. “Có những ngày chủ nhật, ḿnh làm tới 9h tối, về pḥng ăn uống, nghỉ ngơi chỉ được 4 tiếng, là lại dậy để bắt tàu về chỗ thực tập. Bây giờ nghĩ lại, ḿnh thấy ngạc nhiên v́ sao bản thân có thể vượt qua 6 tháng không có một ngày nghỉ như vậy?”.
Xây dựng và tập trung thực hiện kế hoạch để đạt mục tiêu
Theo quy định làm thêm đối với SV nước ngoài tại Đức, mỗi du học sinh được phép làm 120 ngày (mỗi ngày 8 tiếng) hoặc 240 ngày (mỗi ngày 4 tiếng). Trong năm học số giờ làm không vượt quá 20 tiếng/tuần, trong kỳ nghỉ số giờ làm không giới hạn. Sinh viên dự bị và học tiếng chỉ được phép làm thêm vào kỳ nghỉ. Mức lương tối thiểu là 8.5€/giờ.
Trước khi đi du học, nhiều người nói với Nhung rằng: Vừa học, vừa làm là điều không thể. Đi làm chỉ hỗ trợ cuộc sống, chứ không thể nào tự lập hoàn toàn mà vẫn đảm bảo học tập được. “Nhưng qua kinh nghiệm cá nhân, ḿnh thấy điều này vẫn thực hiện được, miễn là chúng ta biết rơ bản thân muốn ǵ, mục tiêu ra sao và làm thế nào để đạt được nó”, Nhung khẳng định.
Mục tiêu chính của Nhung là tốt nghiệp đại học, và để đạt được điều đó, cô đă cật lực làm thêm. Trong kỳ học, cô bạn đi làm 3 – 4 buổi/tuần (chủ yếu cuối tuần). Những lúc vào mùa thi, Nhung xin nghỉ hẳn 3 – 5 tuần để tập trung ôn bài. Bù lại, cô hay đi làm nhiều vào một tháng trước và sau kỳ thi để cân bằng tài chính, tránh t́nh trạng “cháy túi” v́ phải đóng các khoản sinh hoạt.
Nhung cho biết, áp lực kiếm tiền đè nặng lên vai, nhưng cô chưa bao giờ nghỉ học để đi làm, dù mấy kỳ đầu nghe giảng không hiểu – “Trước là để luyện cho ḿnh tính kiên nhẫn, không dễ dàng bỏ cuộc, sau là việc nghe nhiều sẽ giúp bản thân tiến bộ”.
Với vấn đề tài chính, Nhung luôn cân nhắc chi tiêu hợp lư với điều kiện bản thân. Cô chưa bao giờ mua đồ đắt tiền không cần thiết như iphone, nhưng thi thoảng vẫn tự thưởng bản thân bằng cách mua đồ, xem phim, ăn hàng, đặc biệt là rất mạnh tay cho ăn uống.
“Sức khỏe là điều vô cùng quan trọng trong con đường du học này Ḿnh không cho phép bản thân ốm. Ốm bên này rất khổ. Ốm đồng nghĩa với việc không có tiền, v́ không đi làm được, lại vẫn phải đi học, tự nấu cơm”, Nhung bày tỏ.
Cho tới bây giờ, Nhung không bị học chậm kỳ nào, kiếm được tiền đủ sống và dư ra một ít, để về Việt Nam hoặc đi du lịch. Theo Nhung, việc học là con đường dài có nhiều chông gai.
“Nản chí th́ ai cũng gặp phải, chỉ là sau phút yếu ḷng đấy th́ lại phải đứng dậy đi tiếp và chịu trách nhiệm với con đường ḿnh đă chọn. Ḿnh không tặc lưỡi cho qua 1, 2 môn thi và tự nhủ để lại kỳ sau cũng được, v́ chỉ cần vài lần như vậy là đă bỏ lỡ vài năm học. Ḿnh cũng không v́ lời người khác nói mà dừng theo đuổi con đường bản thân ưa thích và phù hợp”.
Với những nỗ lực của ḿnh, Nhung đă được nhận vào làm ở 4 công ty đứng đầu ngành kiểm toán của Đức: Pricewaterhouse Coopers (PwC), Deloitte, KPMG và Baker Tilly. Theo luật sư tư vấn gia hạn visa cho Nhung, đây là trường hợp đầu tiên mà ông gặp đối với sinh viên nước ngoài tại Đức.
Điểm số của Nhung không phải xuất sắc, nhưng điều này có được nhờ kế hoạch tốt trong việc học hành. Để được nhận thực tập ở Big 4, sinh viên phải đạt một số yêu cầu như hoàn tất học kỳ chuyên ngành, có kinh nghiệm thực tập và làm việc ở lĩnh vực liên quan.
Theo Nhung, với người nước ngoài, tiếng Đức không hoàn hảo, không quen thân, không có kinh nghiệm, cô không thể nào được nhận. V́ vậy, Nhung đă thực tập trước ở một nơi khác trong lĩnh vực kế toán, đồng thời học thêm một số kỹ năng mềm như phần mềm SAP, Excel… Sau đó, Nhung quay lại nộp hồ sơ và được nhận vào PwC Hannover, cùng một số công ty khác của Big4.