Một tín hiệu ở ngoài không gian mà không phải từ trái đất dù là rất nhỏ cũng gây nên một làn sóng lớn cho các nhà điều tra. Mới đây, tổ chức T́m kiếm các sinh vật thông minh ngoài Trái đất SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence) đă tuyên bố xác nhận một tín hiệu radio được phát hiện bởi các nhà thiên văn học người Nga là dấu hiệu tiềm năng của sinh vật thông minh trong một hệ sao cách Trái Đất 94 năm ánh sáng.
“Có rất nhiều cách giải thích khả thi khác cho tín hiệu truyền phát này, bao gồm nhiễu [sóng] trên Trái Đất. Khi chưa xác nhận được [chắc chắn nguồn gốc] tín hiệu này, chúng tôi chỉ có thể nói rằng nó ‘rất thú vị’”, giám đốc SETI, tiến sĩ Seth Shostak, một nhà thiên văn học có thâm niên của tổ chức này, nhận định trong một bài phân tích kỹ thuật.
Tuy nhiên, TS Shostak đă xem xét khả năng tín hiệu này có nguồn gốc từ sinh vật có trí thông minh ngoài hành tinh. Sau khi phân tích cường độ tín hiệu, ông cho rằng có lẽ nó được phát ra bởi một nền văn minh có khả năng tạo ra ít nhất một tỷ watt chỉ trong một lần phóng. Con số này tương đương tổng năng lượng tiêu thụ của toàn nhân loại.
Tín hiệu này dường như bắt nguồn từ hệ sao HD 164595, với ngôi sao chủ có kích thước và độ sáng tương đương Mặt Trời. Hệ sao này chứa một hành tinh cỡ sao Hải Vương, dù rằng quỹ đạo chuyển động quá gần ngôi sao chủ khiến nó không thể tồn tại sự sống. Tuy nhiên, TS Shostak cũng lưu ư, có thể c̣n nhiều hành tinh có thể tồn tại sự sống khác chưa được t́m thấy trong hệ sao này.
Tín hiệu này dường như bắt nguồn từ hệ sao HD 164595, với ngôi sao chủ có kích thước và độ sáng tương đương Mặt Trời.
Tín hiệu này được thu nhận bởi kính thiên văn radio RATAN-600 ở vùng nông thôn Zelenchukskaya, tại chân núi phía bắc dăy núi Kavkaz, Nga. SETI sẽ tiếp tục giám sát hệ sao này bằng dăy kính thiên văn radio Allen và ghi nhận bất kỳ tín hiệu nào mới.
Nó đă kéo dài lâu hơn các xung sóng vô tuyến nhanh (Fast Radio Burst hay FRB), vốn chỉ kéo dài khoảng vài phần ngh́n giây. Tổng cộng 17 xung sóng như vậy đă được phát hiện trong ṿng 8 năm qua, tuy rằng vẫn chưa rơ nguồn gốc của chúng.
Một nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học quốc tế đăng trên tạp chí Nature vào tháng 3 vừa qua tiết lộ các xung sóng FRB bí ẩn hơn chúng ta tưởng.
Trước đây, các xung sóng đă được nhận diện là các sự kiện đơn lẻ, không lặp lại bắt nguồn từ bên ngoài Hệ Ngân Hà. Điều này dẫn đến giả thuyết chúng bắt nguồn từ các sự kiện thảm họa, ví như sự va chạm của các sao neutron sẽ truyền phát sóng xung kích trong không gian.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đă phát hiện được 10 xung sóng bổ sung theo sau FRB 121102 từ địa điểm tương tự. Nghiên cứu cho hay: “Điều này cho thấy rơ xung sóng FRB 121102 mang tính lặp lại, đồng thời nguồn phát của nó sống sót qua các sự kiện năng lượng tạo nên các xung sóng này”.
Nghiên cứu phỏng đoán nguồn phát có thể là một ngôi sao neutron trẻ, nhưng TS Shami Chatterjee, một nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học Cornell (Mỹ), người đóng góp cho nghiên cứu này, lại nhận định trong một thông cáo báo chí: “Dường như chúng ta đă giải mă được quá rơ hiện tượng bí ẩn này”.