Box này để post hình ảnh thiên nhiên, hoa lá cây cỏ, động vật ảnh có thểido mình tự chụp hay sưu tầm từ các web khác.
Hiện nay các smart phone làm cho người trở thành nhiếp ảnh gia và đam mê chụp ảnh khi di du lịch thích gì chụp nấy và photoshop OK luôn.
Tuy nhiên hiện nay Twiiter, facebook, instargram, Google play đã cho nhiều người share ảnh và up lên dễ dàng.
Thôi đành mỡ rộng trang này luôn và thêm phần ảnh cũ Miền Nam trước 1975.
Hình ảnh 10 công trình ‘bát quái’ nổi tiếng Việt Nam
Con số 8 và hình bát giác luôn gợi liên tưởng tới “Bát quái”, một biểu tượng linh thiêng trong thuật phong thủy phương Đông.
Khám Chí Hòa là một nhà tù tại số 1 đường Hòa Hưng Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, được người Pháp cho xây dựng từ năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hòa rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H. Tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch. Cũng có ý kiến cho rằng kiến trúc này dựa trên Bát trận đồ của Khổng Minh.
Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) là ngôi chùa có từ thời Lý, được xây ở làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điểm nhấn về nghệ thuật kiến trúc phong thủy của chùa là nhà bát giác ở giữa sân chùa, với mái chồng, 2 tầng, 16 mái với những đầu đao cong vút, uốn lượn rất thanh thoát. Đỉnh nóc được đắp họa tiết 4 con phượng đang múa uyển chuyển. Tầng mái bên trên đắp 8 con rồng cuộn tượng trưng cho sự tồn tại của 8 triều vua nhà Lý.
Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của một vòng xoay giao thông có đài phun nước, ở trung tâm TP HCM. Công trình được xây dựng vào cuối thập niên 1960, đầu 1970 với một hồ phun nước hình bát giác lớn, có 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim. Theo các giai thoại, hồ Con Rùa là một công trình trấn yểm long mạch Sài Gòn trước 1975.
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ và Cố đô Huế. Tháp bảy tầng, hình bát giác, cao 21m, xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng. Đây là ngọn tháp được coi là tháp bát giác cổ cao nhất ở Việt Nam.
Trong công viên Phan Thiết có một công trình kiến trúc độc đáo, đó là Tháp nước Phan Thiết – biểu tượng của thành phố biển Phan Thiết. Tháp được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào năm 1934, do Hoàng thân Souphanouvong (1909-1995) của Lào, khi đó là Kiến trúc sư trưởng Khu Công chánh Nha Trang, thiết kế. Tháp cao 32 m, hình trụ bát giác gồm phần lầu đài và phần chân.
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM, ban đầu là Bảo tàng Blanchard de la Brosse được xây dựng trong trong một khu vườn rộng lớn (sau này là Thảo Cầm Viên Sài Gòn) vào cuối thập niên 1920. Phần giữa công trình có một khối bát giác gợi nhớ quan niệm về bát quái Kinh Dịch với 2 nóc mái lợp ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau.
Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống Nhất) được xây dựng lại từ năm 1962 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã (Grand Prix de Rome). Bênh cạnh các khu nhà bề thế và vuông vức, ở góc trái Dinh còn có một nhà bát giác nhỏ nhắn và thanh thoát với mái ngói cong cổ kính, được xây làm nơi hóng mát, thư giãn.
Nhà kèn ở Hà Nội được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20 tại vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ) cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm để làm nơi diễn tập thổi kèn. Đây là công trình có hình bát giác với vườn hoa bao quanh tạo ra khung cảnh thoáng đãng, thanh bình.
Nhà kèn tại Hải Phòng là công trình kiến trúc do người Pháp xây dựng cùng thời điểm xây dựng với Nhà kèn Hà Nội để làm nơi binh lính tập chơi kèn vào chiều thứ bảy, sáng chủ nhật hàng tuần. Cả nhà kèn ở Hà Nội và Hải Phòng đều được thiết kế để âm thanh vang rất to dù không hề có tường bao. Bí quyết nằm ở thiết kế trần nhà.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 ở phía Nam kinh thành Thăng Long, ngày nay là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội. Trong vườn cây phía bên trái của khu di tích là một lầu bát giác có kiến trúc rất đẹp.
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Hình ảnh Sài Gòn trước 75: Quảng cáo muôn màu muôn vẻ
Xem quảng cáo trông như thế nào ở thời mà Đồ họa vi tính tại Việt Nam còn chưa mạnh như bây giờ nhé!
Hãy lướt qua một vòng những quảng cáo trên các phương tiện truyền thông trước đây tại Sài gòn. Khác với những quảng cáo ngày nay bị áp đặt phải gánh trên vai nào là tính sáng tạo cao, tính ẩn dụ cao, tính hình tượng, khả năng truyền đạt cao (nhiều ý nghĩa, nội dung trong 1 mẫu QC), nào là “phải đơn giản nhưng ấn tượng”,… những mẩu quảng cáo xưa đa số chỉ thực hiện đúng chức năng quảng cáo của nó: giới thiệu sản phẩm và những mặt tốt nhất của nó với người tiêu dùng. Có những mẫu quảng cáo có lời lẽ cũng như cách diễn đạt hết sức Việt Nam và thuần phác, cho thấy bản chất và tâm hồn con người Sài gòn lúc bấy giờ.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Hình ảnh bên trong cung điện vua Bảo Đại xin giữ lại sau lễ thoái vị
Sau khi đọc chiếu thoái vị chiều 30/8/1945, cựu hoàng Bảo Đại đã xin giữ lại cung điện do vua cha Khải Định xây dựng để cùng gia đình dọn ra khỏi Hoàng thành về đây sinh sống.
Cung An Định nằm bên bờ sông An Cựu (TP Huế), được vua Khải Định cho xây dựng năm 1917. Sau lễ thoái vị chiều 30/8/1945, cựu hoàng đã đưa mẹ là bà Từ Cung, vợ Nam Phương cùng con cái và người hầu cận về cung An Định sinh sống.
Hiện tại, cung điện rộng khoảng 750 m2 này là nơi tham quan của du khách khi đến Huế. Sau cánh cổng được sơn son thếp vàng là tòa cung điện nguy nga.
Tòa cung điện 3 tầng với hơn 20 phòng được gọi với là Khải Tường Lâu. Trong căn phòng chính giữa ngay lối vào, vua Khải Định cho vẽ 6 bức tranh tường mô tả những khu lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn. Bức tượng vua trước đây từng đặt ở Đình Trung Lập (ngay phía cổng vào), nay được đưa vào trưng bày tại đây.
Trần của Khải Tường Lâu được trang trí hoa văn tinh xảo, đẹp mắt. Cung điện đã nhiều lần được bảo tồn, phục dựng với mong muốn đưa về lại nguyên bản.
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Bên trái của căn phòng chính là phòng tiếp khách với bộ bàn ghế mang đậm nét cổ xưa, pha lẫn với phong cách phương Tây.
Đối diện với phòng khách là phòng ăn rộng, có một chiếc bàn dài và ghế dựa, xung quanh là những chiếc tủ cổ.
Tủ cổ đều được chạm khắc tinh xảo, phía dưới tủ chạm nổi họa tiết đầu rồng. Hiện nay, các tài liệu về việc bài trí nội thất Khải Tường Lâu hầu như không còn, nên không thể tái hiện chính xác.
Cầu thang dẫn từ tầng 1 lên tầng 2 của cung điện mang đậm phong cách phương Tây.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Sau khi cùng gia đình dọn về cung điện, vua Bảo Đại cũng sớm ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ cách mạng lâm thời, chủ yếu chỉ có Đức Từ Cung và hoàng hậu Nam Phương cùng con cái sống ở cung An Định. Trên tầng 2 hiện được kê một chiếc phản lớn, được xác định chính xác là phòng của Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (Đức Từ Cung).
Một số hình ảnh của vua Bảo Đại và gia đình đang được trưng bày ở cung điện.
Một bức tranh chân dung Hoàng hậu Nam Phương được vẽ năm 1944. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, cung An Định cũng không còn giữ được những nét đẹp ban đầu.
Phía sân sau cung điện hiện có một bãi cỏ, vốn là nhà hát Cửu Tư Đài – nơi gia đình vua nghe nhạc, nhảy đầm, nhưng đã bị phá hỏng năm 1947. Sau năm 1975, bà Từ Cung đã hiến tặng lại cung điện này cho Nhà nước.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Đầm Thị Tường là một danh thắng của mảnh đất mũi Cà Mau, được được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng” của Nam Bộ.
Nằm giữa hai huyện Phú Tân và Trần Văn Thời, thuộc tỉnh Cà Mau,Đầm Thị Tường là một trong những đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đầm được hình thành bởi 3 đầm chính là đầm Trên, đầm Giữa và đầm Dưới, trong đó đầm Giữa là đầm lớn nhất.
Trải rộng gần 2 km và dài tới hơn 10 km, diện tích mặt nước khoảng 700ha, đầm Thị Tường được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng” của mảnh đất Nam Bộ.
Theo truyền thuyết dân gian, cái tên Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Chuyện kể rằng, vào thời xa xưa, Chúa Hổ do hận vua Thuỷ tề không gả con gái cho mình nên đã sai đàn chim trời quắp đá đến lấp đầm.
Tuy là phận nữ nhi nhưng Bà Tường rất dũng cảm, đã xua đuổi đàn chim trời, giúp đầm nước thoát khỏi nguy cơ bị hủy hoại.
Kể từ đó, đầm ngày một đông đúc các loài thủy sản, là nguồn lợi khai thác vô biên của những người dân nghèo địa phương. Vì công đức ấy của bà, người dân nơi đây lấy tên bà Tường đặt cho cái đầm này.
Trong nhiều thế kỷ, đầm Thị Tường đã là nguồn sống của hàng nghìn cư dân trong vùng.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, khu vực phía Nam của đầm là nơi đặt căn cứ Xẻo Đước, là căn cứ quan trọng của lực lượng Giải phóng.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Ngày nay, đầm là một trung tâm nuôi trồng các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, cua. Cư dân sinh sống quanh đầm chủ yếu bằng nguồn lợi thủy hải sản khai thác được từ đầm này.
Đầm Thị Tường cũng là một danh thắng của mảnh đất cực Nam, được mô tả như một bức tranh thuỷ mặc thơ mông và hữu tình, nhất là vào mỗi buổi sáng và chiều tà.
Đây cũng là địa điểm để khám phá những nét văn hóa – đời sống đặc trưng của đời sống miền sông nước Nam Bộ.
Được thiên nhiên ưu đãi, đầm Thị Tường có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch – dịch vụ trong tương lai.
Trong những năm gần đây, đầm đã trở thành một điểm đến thu hút nhiều du khách của tỉnh Cà Mau.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Những tấm ảnh cấm mà Kim Jong-un không muốn bạn thấy ở Bắc Hàn
Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue là một trong rất ít người may mắn đã có cơ hội đến để xem Bắc Triều Tiên thực sự là như thế nào. Anh cho hay kể từ năm 2008, anh đã mạo hiểm đến Bắc Hàn 6 lần và dùng thẻ nhớ kỹ thuật số để lưu lại những bức ảnh mà chính quyền Kim Jong-un cấm chụp hoặc những người giám sát yêu cầu xóa bỏ.
#1. Một người phụ nữ đứng giữa đám đông binh lính. Bức ảnh này bị cho là phi pháp vì chính quyền cấm chụp ảnh về lực lượng quân đội.
#2. Khi bạn đến thăm gia đình Triều Tiên, các hướng dẫn viên sẽ thích tấm hình này nếu bạn chụp nó để cho thế giới thấy rằng trẻ em của nước này có máy tính để dùng. Nhưng khi họ thấy rằng các máy tính đang không có điện, họ liền yêu cầu bạn xóa tấm hình này!
#3. Người lính thường phụ giúp công việc đồng áng ở địa phương
#4. Điều này không bao giờ được phép xảy ra: Một chiếc chổi dựa vào bục của tượng Kim Il Sung tại Mansudae, Bình Nhưỡng.
#5. Hình ảnh người dân nhổ cỏ thế này khá phổ biến ở phương Tây. Tuy nhiên, chú thích của hình ảnh này là người Bắc Triều Tiên đói đến mức phải nhổ cỏ công viên về ăn.
#6. Một ví dụ hiếm hoi về một đứa trẻ “không có kỷ luật” ở Bắc Triều Tiên. Khi xe buýt đang chạy trên những con đường nhỏ của Samijyon ở miền Bắc, thì gặp đứa trẻ này đứng ngay giữa đường. Có độc giả nói rằng hình ảnh này khiến họ liên tưởng tới hình ảnh một người đàn ông đứng trước xe tăng gần quảng trường Thiên An Môn ở Trung Quốc.
#7. Trang phục là vấn đề quan trọng ở Bắc Triều Tiên. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bất kỳ ai mặc quần áo rách rưới hoặc nhếch nhác. Vào ngày này, học sinh đang nhảy múa trong công viên. Khi tôi hỏi chụp ảnh, cô gái đã bảo người đàn ông chỉnh lại trang phục cho chỉnh tề.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
#7 Mặc dù xe ô tô trở nên phổ biến hơn ở Bình Nhưỡng, nhưng nông dân vẫn chưa quen mắt. Trẻ em thường vui chơi ở giữa đường phố lớn giống như thời chưa có xe ô tô.
#8. Hệ thống tàu điện ngầm của Bình Nhưỡng sâu nhất trên thế giới, với độ sâu gấp đôi hầm trú bom. Có người nhìn thấy tôi chụp tấm ảnh này và bảo tôi nên xóa nó đi vì trong hình có cảnh đường hầm.
#9. Có lẽ đây là điều cấm đoán nực cười nhất mà tôi gặp phải: Người họa sĩ này này đang vẽ một bức tranh tường mới ở Chilbo. Tôi đã chụp ảnh, và mọi người đều bắt đầu la mắng tôi. Lý do là vì bức vẽ còn dở dang, nên tôi không thể chụp nó.
#10. Chụp ảnh người dân Triều Tiên bị suy dinh dưỡng cũng là phạm pháp
#11. Khi bạn nghỉ ở Kaesong, gần The Dmz, bạn đang bị khóa trong một khu phức hợp gồm khách sạn và những ngôi nhà cũ kỹ. Người hướng dẫn nói “Tại sao bạn lại muốn đi ra ngoài? Ở trong khách sạn cũng vậy mà”. Không, không hề!
#12. Chụp người lính đang nghỉ ngơi cũng là điều cấm kỵ
#13. Trên chiếc hồ nhỏ trên đường tới Wonsan, ngư dân này dùng lốp xe ô tô làm thuyền.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
#14. Du khách thường được đưa đến tham quan khu cắm trại Pionners ở Wonsan và được giới thiệu rằng nơi đây thu hút nhiều thanh thiếu niên từ khắp nơi trên đất nước đến vui chơi. Nhưng thực tế có một số trẻ em đến từ vùng nông thôn và chúng đang sợ sử dụng các thang cuốn mà chúng chưa bao giờ nhìn thấy.
#15. Khi thăm Delphinium ở Bình Nhưỡng, bạn có thể chụp ảnh động vật, nhưng không phải những người lính đang chiếm 99% khán đài.
#16. Xếp hàng là một môn thể giao quốc gia của người Bắc Hàn
#18. Thăm một ngôi nhà ở nông thôn. Những ngôi nhà và những gia đình sống ở đó được chính quyền lựa chọn cẩn thận để cho du khách tham quan. Nhưng đôi khi, một chi tiết như chiếc bồn tắm được sử dụng làm bể chứa nước cho thấy họ đang có một thời gian khó khăn…
#19. Chỉ có ở Bắc Triều Tiên: Tôi có mặt tại một nhà máy để ghi hình cùng đoàn Tv của tôi. Một người quay phim địa phương (bên phải) đã quay toàn bộ hành trình của chúng tôi. Vào ngày này, Chính quyền đã cử một người quay phim khác quay lại toàn bộ hoạt động của đoàn chúng tôi! Rất lạ đời!
#20. Người lính này đang nằm ngủ trên bãi cỏ. Và bức hình này đã khiến tôi bị cấm không được đến Bắc Triều Tiên một lần nào nữa.
#21. Các quan chức Bắc Hàn ghét chúng ta nhìn thấy cảnh này. Thậm chí ngay cả khi tôi giải thích cho họ rằng trên thế giới này thì đất nước nào cũng có người nghèo, nhưng họ vẫn cấm tôi chụp ảnh người nghèo.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
#22. Một đêm, khi đang trên đường quay lại khách sạn, chiếc xe buýt của tôi phải đi đường khác vì tuyến đường theo lộ trình đã bị phong tỏa. Khi chúng tôi đi ngang qua các tòa nhà cũ, hướng dẫn viên đã yêu cầu tôi không được bật flash khi chụp hình. Lý do chính thức được đưa là “Tránh làm người dân hoảng sợ”.
#23. Đây không phải là cảnh tượng trong một rạp xiếc, họ là công nhân đang làm việc ở một đất nước có tiêu chuẩn an toàn thấp.
#24. Bạn có thể tìm thấy mọi loại đồ ăn thức uống ở hai siêu thị của Bình Nhưỡng, những nơi này nhận thanh toán cả bằng được cả đồng Euro lẫn đồng Won. Họ thậm chí còn có nước đóng chai Evian. Chỉ giới thượng lưu mới có thể vào đây mua sắm.
#25. Chụp tượng đài của của lãnh đạo Kim Il Sung từ phía sau lưng cũng bị cấm. Chính quyền cho rằng đây là hành vi thô lỗ.
#26. Các nhà hàng mới sang trọng được mở dọc theo sông Taedong ở trung tâm mới của Bình Nhưỡng. Chỉ có người giàu mới đủ tiền chi trả cho việc ăn uống ở đó. Tôi đã ăn cá tầm ở đó, nó thực sự rất ngon.
#27. Người đàn ông này đang nằm vạ vật nghỉ ngơi trên bãi đá bên bờ biển ở Chilbo. Hướng dẫn viên yêu cầu tôi xóa bức ảnh này vì sợ rằng truyền thông phương Tây có thể nói là người đàn ông này đã tử vong. Thực ra là ông ấy đang còn sống.
#28. Những quãng thời gian khó khăn (như người dân nơi đây đa phần thường khó khăn), trẻ em cũng bị huy động làm việc đồng áng.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
#29. Một số cảnh tượng thường hay bắt gặp ở Triều Tiên, nhưng vẫn bị cấm chụp hình.
#30. Trong Trung tâm Nghệ thuật của Bình Nhưỡng, chúng tôi gặp sự cố mất điện. Thực tế thì đây là việc xảy ra hằng ngày ở đất nước này, nhưng Bắc Hàn không muốn bị phơi bày sự thật này. Khi bị cúp điện, họ sẽ nói với bạn rằng đó là do lệnh cấm vận của Hoa Kỳ.
#31. Người Triều Tiên hoang tưởng quá mức! Tôi chụp tấm hình bà mẹ mệt mỏi và đứa trẻ đang nằm ngủ trên ghế. Tôi bị người hướng dẫn viên đề nghị xóa tấm hình này bởi lẽ họ cho là chắc chắn tôi sẽ nói lại rằng hai mẹ con họ là người vô gia cư.
#32. Một thời gian dài lệnh cấm buôn bán trên ‘thị trường chợ đen’ đã được thực thi nghiêm ngặt. Và những người buôn bán trên ‘thị trường xám’ phổ biến hơn, họ kiếm được một số tiền nhỏ nhờ bán thuốc lá hoặc bánh kẹo.
#33. Có rất nhiều người mệt nhọc vì phải đạp xe nhiều giờ đồng hồ để đi làm việc đồng áng. Chụp hình họ là phạm pháp.
#34. Giao thông công cộng giữa các khu dân cư lớn gần như không có. Người dân phải được cấp giấy phép để đi từ nơi này sang nơi khác. Trên đường quốc lộ, bạn sẽ thấy nhiều người lính xin quá giang.
Người thợ sửa xe đạp ven đường kiếm cơm.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
#35. Các quan chức chính quyền đã nói rằng bức ảnh này có vấn đề ở hai điểm: 1) Cậu thiếu niên này đội mũ lưỡi trai một cách kỳ quặc (theo cách tôi chỉ cho cậu ấy), 2) Có binh lính ở phía sau.
#36. Hình ảnh rất hiếm hoi chụp một chiếc xe lăn. Trong 6 chuyến đi, tôi thấy chỉ có 2 cái.
#38. Hàng ngàn người Bắc Triều Tiên phải xếp hàng khi đến thăm các đài tưởng niệm vào Ngày Lễ hội Kimjongilia.
#39. Phơi bày sự nghèo đói là phi pháp, nhưng thể hiện sự giàu là điều cấm kỵ lớn hơn ở Bắc Hàn. Vào buổi chiều Chủ Nhật ở một công viên, tôi thấy chiếc xe này thuộc sở hữu của một người thuộc giới tinh anh của Bình Nhưỡng. Chủ nhân của chiếc xe đang ăn thịt nướng BBQ.
#40. Chính quyền Kim Jong-un cấm chụp ảnh người dân nếu họ không mặc quần áo đẹp. Hướng dẫn viên của tôi nhận định rằng người đàn ông này không mặc quần áo đủ đẹp để được phép chụp hình.
Nếu không cúi chào tượng của lãnh đạo tối cao Triều Tiên, du khách có thể bị bắt giam
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.