EU đang chuẩn bị một đòn lớn khác với Nga, có thể làm tổn thương Moscow.
Cũng có những vụ nổ xung quanh Kyiv vào Chủ nhật, tên lửa phòng không ban đêm đã gầm rú gần như khắp đất nước. Mariupol, nơi giao tranh ác liệt nhất đang diễn ra. Nga đưa ra tối hậu thư cho các lực lượng phòng thủ của Mariupol.
Giáo hoàng Francis phát biểu trước hàng chục nghìn người và gửi thông điệp về cuộc chiến.
Một lần nữa, các cuộc đụng độ nổ ra trên Núi Đền thờ ở Jerusalem.
Bulgaria đã cấm tàu Nga đến các cảng của mình.
Đài Loan: Trung Quốc đang đạt được điều hoàn toàn ngược lại với những gì họ mong đợi từ mối đe dọa quân sự.
Tờ báo địa phương Tây Ban Nha El Dia đưa tin cảnh sát đã thu giữ ít nhất hai tấn cocaine với giá trị ước tính khoảng 50 triệu euro (54,03 triệu USD)
Ukraine kêu gọi G7 hỗ trợ 50 tỷ USD để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Rinat Akhmetov, người giàu nhất Ukraine tuyên bố sẽ tái thiết thành phố Mariupol của Ukraine sau chiến tranh, theo Reuters.
Tính đến cuối năm 2021, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore là 3 nền kinh tế đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với số vốn ở khoảng cách rất xa so với các nền kinh tế khác.
Có một sự trùng hợp kỳ lạ : Cách nhau 110 năm, cả hai con tàu này đều bị chìm vào đại dương đúng vào ngày 14/4.
Titanic : 14/4/1912
Moskva: 14/04/2022
Titanic là một vụ tai nạn hàng hải, trở thành một trong những thảm họa nghiêm trọng nhất lịch sử xảy ra.
Còn chiến hạm Moskva bị nổ tung và chìm dưới đại dương là một thảm hoạ bêu rếu vào niềm tự hào bấy lâu nay về nền quân sự nhất nhì trên Thế giới của Nga.
Tượng bán thân của anh hùng quân đội Liên Xô, Nguyên soái Zhukov lại bị phá bỏ ở Kharkiv. Nó bị phá bỏ lần cuối vào tháng 6 năm 2019, nhưng đã được phục hồi bởi Thị trưởng Kharkiv thân Nga lúc bấy giờ, Hennadiy Kernes quá cố.
The bust of the Soviet military hero Marshal Zhukov is torn down again in Kharkiv. It was last torn down in June 2019, but was restored by the then pro-Russian Kharkiv Mayor, the late Hennadiy Kernes. pic.twitter.com/a3lynvAQij
Hoàng tử Harry của Anh và vợ Meghan đã bày tỏ sự tôn vinh trước 'sự dũng cảm' của các vận động viên Ukraine tại lễ khai mạc Invictus Games.
Britain's Prince Harry and his wife Meghan paid tribute to the 'bravery' of the Ukrainian athletes at the Invictus Games opening ceremony pic.twitter.com/XOVM9tlgLk
Đám đông tụ tập dọc theo những con phố rải sỏi của Antigua, khi những người đàn ông và phụ nữ mặc áo choàng sặc sỡ mang các biểu tượng tôn giáo đi qua thành phố vào Chủ nhật.
ICYMI: Crowds gathered along the cobbled streets of Antigua, as men and women in colourful robes carried religious icons through the city on Palm Sunday pic.twitter.com/BHBqwvPTY7
Người dân New York gặp nhau tại Công viên Quảng trường Washington ở Manhattan đánh gối vào nhau để đánh dấu Ngày Quốc tế Đánh Gối.
New Yorkers met in Washington Square Park in Manhattan to heave pillows at each other to mark International Pillow Fight Day pic.twitter.com/CJVZds3lkv
Chi phí nhiên liệu leo thang và việc không biết ai trả tiền để thu hồi thực phẩm đã thách thức các ngân hàng thực phẩm địa phương và các thị trấn nhỏ có nhiệm vụ thực hiện luật California yêu cầu các cửa hàng tạp hóa và nhà hàng quyên góp thực phẩm còn sót lại.
ICYMI: Climbing fuel costs and uncertainty over who pays for food recovery has challenged local food banks and small towns tasked with implementing a California law that requires grocery stores and restaurants to donate leftover food https://t.co/7kcJixsPjzpic.twitter.com/5UqWrIIKzE
Viện Sinh học Bảo tồn và Vườn thú Quốc gia Smithsonian kỷ niệm 50 năm chăm sóc, bảo tồn, nhân giống và nghiên cứu gấu trúc khổng lồ.
The Smithsonian’s National Zoo and Conservation Biology Institute celebrated 50 years of the care, conservation, breeding and study of giant pandas pic.twitter.com/Iu61o8VvTI
Chúc các Cơ đốc nhân trên khắp thế giới có một #Easter hạnh phúc và tràn đầy may mắn, bao gồm cả các Cơ đốc nhân của Ukraine - cho dù bạn đang đánh dấu Lễ Phục sinh hôm nay hay cuối tháng này.
Mong thông điệp hy vọng của Đấng Christ Phục sinh mang lại sức mạnh cho bạn.
Wishing Christians around the world a happy and blessed #Easter, including the Christians of Ukraine – whether you are marking Easter today or later this month.
May the risen Christ’s message of hope bring you strength.
Việc Việt Nam bỏ phiếu chống lại nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ được cảnh báo là có thể khiến mối quan hệ của Hà Nội với phần còn lại của thế giới rơi vào lâm nguy -
Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu nhằm đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vì những cáo buộc rằng binh lính Nga giết hàng trăm thường dân ở Bucha của Ukraine, Moscow cảnh báo các nước rằng một lá phiếu “đồng ý” hoặc “trắng” đối với sự thúc đẩy của Mỹ để loại bỏ Nga sẽ được coi là một “cử chỉ không thân thiện” và sẽ gây hậu quả cho quan hệ song phương.
Việt Nam, sau hai lần bỏ phiếu trắng vào tháng trước khi Hội đồng Bảo an LHQ tìm sự đồng thuận để lên án Nga vì cuộc xâm lược ở Ukraine, đã bỏ phiếu chống trong cuộc biểu quyết lần thứ 3, mà Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield gọi là “khoảnh khắc lịch sử.” Dù có 24 nước không ủng hộ nghị quyết được Mỹ thúc đẩy hôm 7/4, trong đó có Việt Nam, nhưng có đến 93 quốc gia bỏ phiếu tán thành, vượt quá mức tối thiểu cần thiết 2/3 trong số 193 thành viên của Đại hội đồng LHQ ở New York – trong đó 58 phiếu trắng không được tính – để đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền của tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới. Nga trở thành quốc gia thứ hai trong lịch sử, sau Libya, bị loại khỏi hội đồng này.
“Tôi không ngạc nhiên bởi vì Việt Nam có một mối quan hệ lâu dài với Nga kể từ thời chiến tranh (chống Mỹ),” Giáo sư Zachary Abuza của Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ chuyên về chính trị và an ninh Đông Nam Á, nói. “(Việt Nam) có quan hệ ngoại giao với Nga ở mức cao nhất (tức đối tác chiến lược toàn diện) và rõ ràng Nga đóng vai trò quan trọng đối với (Việt Nam) trong việc hiện đại hóa quân sự.”
Ngoài Nga, chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ là hai đối tác chiến lược toàn diện còn lại của Việt Nam, và Moscow cung cấp phần lớn vũ khí cho Hà Nội trong nhiều thập kỷ qua.
Giải thích về quan điểm của Hà Nội ngay trước cuộc bỏ phiếu hôm 7/4, Đại sứ Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang nói rằng các quyết định của các cơ quan tổ chức quốc tế cần tuân thủ đúng quy trình, thủ tục hoạt động và mọi quyết định của Đại hội đồng LHQ “cần dựa trên thông tin được kiểm chứng.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ thảm sát ở Bucha là giả tạo trong khi chính phủ Đức nói có bằng chứng cho thấy quân Nga gây ra vụ thảm sát này. Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi ông Putin là “tội phạm chiến tranh” và kêu gọi xét xử người đứng đầu nước Nga.
Dù khẳng định rằng Việt Nam phản đối mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, nhưng ông Giang, người đứng đầu Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, cho rằng “cần xác minh, kiểm chứng các thông tin gần đây một cách công khai, minh bạch, khách quan, với sự hợp tác của các bên liên quan.”
Quyết định của Việt Nam bỏ phiếu chống lại việc đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ được cảnh báo là có thể khiến mối quan hệ của Hà Nội với phần còn lại của thế giới rơi vào thế lâm nguy.
“Việt Nam, bằng cách không chỉ bỏ phiếu trắng mà là bỏ phiếu cho quan điểm của Nga, sẽ gây tổn hại tới các mối quan hệ với Liên minh châu Âu, Úc, Nhật Bản và Mỹ,” GS Abuza, nhà phân tích hàng đầu về chính trị và an ninh Đông Nam Á, nói. “Và điều này có thể khiến cho Việt Nam mất đi một trong những cuộc gặp mặt bên lề với Tổng thống Biden trong cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN đã được lên kế hoạch và nó sẽ không giúp ích gì cho mối quan hệ song phương giữa hai nước.”
Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN, ban đầu được dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3 nhưng sau đó bị hoãn lại vì thời điểm không phù hợp cho lãnh đạo của khối 10 nước Đông Nam Á cùng tới Washington tham dự, đã được lên kế hoạch lại vào 12-13 tháng sau. Việt Nam chưa cho biết ai sẽ tham dự hội nghị tại Nhà Trắng vào tháng sau nhưng thủ tướng của các nước ASEAN dự kiến sẽ là người đại diện tham dự. Các lãnh đạo của khối sẽ gặp mặt trực tiếp Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris tại thượng đỉnh mà giới quan sát xem là nhằm tăng cường mối quan hệ với khối ASEAN để chống lại sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Khang, ứng viên tiến sỹ tại Khoa Chính trị học của Trường Đại học Boston, việc Việt Nam bỏ phiếu chống lại việc đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ dường như sẽ không làm tổn hại đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam một cách công khai. Theo ông Khang, Mỹ hạ thấp tác động của quyết định bỏ phiếu “chống” của Việt Nam với sự thấu hiểu rằng Việt Nam đang ở trong một tình thế khó khăn.
Ông Khang đưa ra nhận định này sau khi cố vấn Ngoại trưởng Mỹ Derek Chollet, người vừa có chuyến thăm tới Việt Nam và Philippines trong chuyến công du Đông Nam Á, cho biết rằng Mỹ sẽ không đánh đồng các nước như nhau, nếu có quốc gia bỏ phiếu trắng, vì cuối cùng thì Nga đã bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền.
“Rõ ràng Việt Nam là một nước có một mối quan hệ lâu dài với Liên bang Xô viết và Nga. Quân đội của họ rất khăng khít với quân đội Nga,” ông Chollet nói trong một cuộc phỏng vấn với The Diplomat. “Đồng thời, (Việt Nam) đang phải vật lộn với điều này. Họ có thể liên hệ nhiều mặt với hoàn cảnh của người dân Ukraine cũng như sự kiên cường dũng cảm của người dân Ukraine trước sự tấn công dữ dội của một nước láng giềng lớn hơn rất nhiều lần.”
Theo GS Abuza, Mỹ hiểu được rằng Việt Nam có mối quan hệ lịch sử với Nga nhưng Hoa Kỳ có thể thất vọng nếu Việt Nam tiếp tục ủng hộ Nga khi Mỹ đang trở thành đối tác thương mại và an ninh hàng đầu của Việt Nam.
“Mỹ hiểu rằng (Việt Nam) là một nước độc tài và sẽ bỏ phiếu theo những quốc gia độc tài khác,” GS Abuza, tác giả cuốn sách “Đổi mới Chính trị ở Việt Nam Đương đại” (Renovating Politics in Contemporary Vietnam), nói.
Ba lần bỏ phiếu của Việt Nam tại Đại hội đồng LHQ kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh ở Ukraine cách đây gần 2 tháng, đều trùng khớp với quyết định của Trung Quốc. Sau hai lần bỏ phiếu trắng, Trung Quốc, nước phản đối các chế tài của Mỹ và phương Tây áp lên Moscow vì cuộc khủng hoảng Ukraine, hôm 7/4 cũng bỏ phiếu chống lại việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ.
“Chúng tôi không phải là không biết điều đó nhưng chúng tôi muốn nhắc nhở Việt Nam rằng tương lai và sự thịnh vượng kinh tế của (Việt Nam) gắn liền hơn với Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản,” GS Abazu nhận định và cho rằng ngoài vũ khí ra, Nga “không có ý nghĩa gì với Việt Nam về mặt kinh tế” trong khi Mỹ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam.
Trong khi thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt hơn 110 tỷ USD vào năm ngoái thì con số này giữa Việt Nam và Nga là 7,1 tỷ USD. Mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington trở nên gắn bó hơn trong những năm gần đây khi có những mối quan ngại song trùng trước sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Việt Nam cũng trở thành một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực để kiềm tỏa sức mạnh của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Vì tầm quan trọng chiến lược của Hà Nội trong chính sách của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nên mặc dù Việt Nam vẫn đang tiếp tục mua vũ khí của Nga, nhưng chính quyền Tổng thống Trump và Biden đã không đưa Hà Nội vào danh sách bị trừng phạt theo Đạo luật Chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).
Chính quyền Biden kêu gọi các quốc gia “đứng về phía lẽ phải của lịch sử” khi chọn cách ủng hộ hay chống đối cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, và theo GS Abuza, Mỹ có nhiều đòn bẩy để trừng phạt Việt Nam nếu muốn trong khi Nga không thể làm được điều này.
Cù Tuấn: Cập nhật chiến tranh tại Ukraina lúc 8h sáng 17-4-2022
Nga đã tấn công các mục tiêu quân sự trên khắp Ukraina vào ngày 16/4 để trả đũa cho vụ đánh chìm tàu chiến của họ ở Biển Đen và để chuẩn bị cho một cuộc tấn công dự kiến ở khu vực phía đông Donbas, mà các nhà phân tích cảnh báo có thể kéo dài và đẫm máu.
Xác xe bị thiêu rụi của một đoàn xe dân sự trên con đường dẫn ra khỏi làng Lypivka, Ukraina. Dân làng cho biết nó đã bị quân đội Nga bắn vào ngày 12 tháng 3. Nguồn: AP
Các mục tiêu của Nga bao gồm các xưởng trong một nhà máy xe tăng Kyiv, nhà máy quân sự sản xuất tên lửa chống hạm Neptune đã đánh chìm tàu Matxcơva và một cơ sở sửa chữa phần cứng quân sự ở Mykolaiv, miền nam Ukraina, mà Bộ Quốc phòng Nga cho biết là đã bị phá hủy. Các cuộc tấn công cũng đã dội tên lửa xuống một sân bay ở miền trung Ukraina, cảng Odessa ở Biển Đen, một trung tâm mua sắm ở phía đông bắc thành phố Kharkiv và phía tây thành phố Lviv.
Một trung tâm mua sắm của Kharkiv bị pháo kích, ảnh chụp ngày 16/4. Nguồn: NYT
Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, lực lượng Ukraina đang chiến đấu tại Mariupol sẽ được sống nếu hạ vũ khí xuống và rời khỏi cứ điểm nhà máy Azovstal vào lúc 6-13h ngày 17/4 (giờ Matxcơva). “Chúng tôi đảm bảo bất cứ ai hạ vũ khí xuống sẽ được tha mạng. Theo thỏa thuận chúng tôi đề xuất, lực lượng cố thủ trong nhà máy thép Azovstal sẽ rời đi lúc 6-13h (10-17h ngày 17/4 giờ Việt Nam - PV) mà không mang theo vũ khí hoặc đạn dược”, TASS dẫn lời thượng tướng Mikhail Mizintsev, Giám đốc Trung tâm Quản lý Quốc phòng Quốc gia Nga, nói. Ông Mizintsev còn cho biết đề nghị của Matxcơva xuất phát từ “tình hình khủng khiếp” tại nhà máy Azovstal, cũng như “thuần túy từ nguyên tắc nhân đạo”. Kyiv chưa lập tức phản ứng trước tuyên bố trên.
Liên Hiệp quốc hôm thứ Bảy cảnh báo rằng, việc đóng cửa các cảng trên Biển Đen, nơi thường xuyên xuất khẩu lượng ngũ cốc nuôi sống 400 triệu người, có thể gây ra thảm họa lương thực toàn cầu, gây chết đói, di cư hàng loạt và bất ổn chính trị.
Bộ trưởng Năng lượng Đức đã kêu gọi người dân cắt giảm tiêu thụ năng lượng bằng cách kéo rèm cửa và hạ nhiệt độ trong nhà, như một phần trong nỗ lực quốc gia nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Vụ đắm tàu chiến Matxcơva của Nga đang được người Ukraina tôn vinh như một chiến thắng mang tính biểu tượng, với một bài hát mới của một trong những nhạc sĩ nhạc rock nổi tiếng nhất đất nước này. Vadym Krasnooky, ca sĩ chính của Mad Heads, đã ra mắt phiên bản acoustic của “Cruiser Matxcơva” tại một cuộc họp báo. Ông nói rằng ông đã viết bài hát này sau vụ đắm tàu Matxcơva, niềm tự hào của Hạm đội Biển Đen của Nga, mà Lầu Năm Góc xác nhận hôm 15/4 đã bị hai tên lửa Neptune của Ukraina tấn công.
Mad Heads là một ban nhạc từng chơi nhạc rock, hillbilly và nhạc psychobilly rock kể từ khi thành lập cách đây 25 năm, đã ngừng biểu diễn khi Nga xâm lược Ukraina vào cuối tháng 2. Ông Krasnooky đã solo với guitar acoustic để biểu diễn ca khúc mới này tại Lviv. Trong bài hát có điệp khúc: “Ôi con tàu, ôi con tàu, Matxcơva bùng cháy! Bùng cháy! Cháy trong địa ngục mãi mãi”.
Ông Zelensky cho biết trong một bài phát biểu vào đêm muộn hôm thứ Bảy rằng "tình hình ở Mariupol vẫn còn nghiêm trọng nhất có thể". Ông tiếp tục cầu xin thêm viện trợ quân sự, và cũng nói rằng ông sẵn sàng cho "một con đường thương lượng" để sơ tán người dân khỏi thành phố bị bao vây. "Quân sự hoặc ngoại giao - bất cứ điều gì để cứu người", ông nói.
Mộ của các nạn nhân chiến tranh tại Mariupol, Ukraina. Ảnh chụp ngày 14/4. Nguồn: Reuters
Ngày 16-4, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, đã than phiền trên mạng xã hội Twitter rằng, Ukraina vẫn chưa nhận được số vũ khí họ yêu cầu và thúc giục các nước châu Âu gửi vũ khí "ngay bây giờ". Trong thời gian gần đây, đã có những tuyên bố tăng thêm viện trợ quân sự cho Ukraina và theo đó là các loại vũ khí có công dụng mạnh mẽ hơn.
Hãng tin TASS dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, thiệt hại của quân đội Ukraina và lính đánh thuê nước ngoài là 23.367 người. Ông Konashenkov nói thêm, tuyên bố gần đây của Tổng thống Zelensky trên truyền thông phương Tây rằng Ukraina có khoảng 2.500 đến 3.000 quân nhân thiệt mạng là nói dối.
Đài CNN đưa tin từ thành phố St. Petersburg của Nga, cho biết thành phố thông báo tướng Vladimir Frolov đã thiệt mạng ở Ukraina. Thiếu tướng Frolov là phó tư lệnh quân đoàn 8 của Nga. Thị trưởng St. Petersburg Alexander Beglov đã tham dự lễ tang và nói tướng Frolov đã "hy sinh anh dũng" vì người dân ở Donbass.
Theo Đài CNN, Tổng thống Ukraina Zelensky và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson đã điện đàm vào ngày 16-4. Hai nhà lãnh đạo thảo luận về hỗ trợ quốc phòng cho Ukraina và tăng cường biện pháp trừng phạt với Nga.
Thủ tướng Anh Boris Johnson điện đàm với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky vào chiều ngày 16-4. Hai nhà lãnh đạo thảo luận về giải pháp an ninh lâu dài cho Ukraina. Ông Johnson khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ với đồng minh để hỗ trợ Ukraina và sẽ gửi xe bọc thép cho nước này trong những ngày tới.
Hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn lời Phó thủ tướng Nga Iryna Vereshchuk, cho biết, 700 binh sĩ và hơn 1.000 dân thường Ukraina đang bị Nga bắt giữ, trong đó có hơn một nửa là phụ nữ. Ukraina cũng đang giữ khoảng 700 tù binh Nga. Tổng cộng 1.449 người Ukraina đã sơ tán khỏi các thành phố thông qua hành lang nhân đạo trong ngày 16-4, ít hơn so với 2.864 người một ngày trước đó.
Hãng tin TASS đưa tin, người đứng đầu hải quân Nga là đô đốc Nikolai Yevmenov đã gặp gỡ các thành viên thủy thủ đoàn của soái hạm Matxcơva bị chìm. Thủy thủ đoàn cho biết họ vẫn tiếp tục phục vụ trong hải quân Nga.
Ukraina tuyên bố vũ khí dùng để tấn công soái hạm Matxcơva là tên lửa Neptune, được nước này phát triển dựa trên mẫu tên lửa có từ thời Liên Xô. Bộ Quốc phòng Nga thì cho rằng, chiến hạm Matxcơva bị nổ kho đạn sau một vụ cháy, nhưng không nói rõ nguyên nhân.
Đài CNN dẫn lời quan chức vùng Lugansk là Serhii Haidai, cho biết, cơ sở hạ tầng dân sự địa phương bị thiệt hại nặng nề sau các cuộc không kích của Nga. Trong ngày 16-4, Nga đã làm hư hại hàng chục tòa nhà, bao gồm một nhà máy lọc dầu và một bệnh viện. Nga cũng đang không kích nhiều thành phố ở Ukraina trong đó có Kiev và Lviv, đồng thời tập trung lực lượng về phía Kharkov.
Người dân Kyiv lên tàu di tản đến Lviv, ảnh chụp ngày 16/4. Nguồn: NYT
Ngày 16-4, Hãng tin Sputnik dẫn lời người phát ngôn Igor Konashenkov của Bộ Quốc phòng Nga nói, trong số các mục tiêu, bao gồm 43 chốt chỉ huy của Ukraina, Nga còn không kích 67 khu vực tập trung nhân lực và thiết bị của Ukraina. Lực lượng phòng không Nga cũng cho biết đã hạ 1 chiến đấu cơ Su-25 của Ukraina tại thành phố Izyum thuộc khu vực Kharkov.
Tại khu vực thủ đô Kiev và thành phố Nikolaev, Nga sử dụng tên lửa độ chính xác cao để diệt 16 mục tiêu, bao gồm 11 xe quân sự của Ukraina tại nhiều ngôi làng, theo ông Konashenkov. "Các tòa nhà sản xuất của 1 nhà máy xe tăng ở Kiev và 1 cơ sở sửa chữa thiết bị quân sự ở Nikolaev đã bị vũ khí có độ chính xác cao của Nga phá hủy", ông Konashenkov nói.
Phía Ukraina cũng cập nhật thông tin đã phá hủy nhiều xe, thiết bị của Nga. Theo hãng thông tấn Ukrinform, Nga tổn thất ít nhất 16 thiết bị quân sự trong ngày 15-4 (giờ địa phương), gồm hai xe tăng T-72, hai đơn vị pháo tự hành, một máy bay trinh sát không người lái...
Hãng tin Reuters đưa tin, máy bay Nga đánh bom nhiều khu vực ở thành phố Lviv, trong khi tên lửa giáng xuống thành phố Kiev và Kharkov của Ukraina trong ngày 16-4. Vụ tấn công cơ sở sửa chữa xe tăng ở quận Darnytskyi của Kiev đã tạo ra tiếng nổ lớn và cột khói khổng lồ. Chính quyền Kiev nói, ít nhất 1 người thiệt mạng trong vụ việc.
Đợt tấn công diễn ra tiếp sau tuyên bố ngày 15-4 của Nga rằng sẽ tăng cường không kích để đáp trả các hành động "khủng bố", chỉ vài giờ sau khi Matxcơva xác nhận chiến hạm Matxcơva chỉ huy thuộc hạm đội Biển Đen của nước này bị chìm. Phía Ukraina và Mỹ nói con tàu bị trúng tên lửa của Ukraina, trong khi Nga nói tàu chìm do bị cháy rồi nổ hầm chứa đạn pháo.
Ngày 15-4, Chính phủ Đức thông báo kế hoạch viện trợ quân sự hơn 1 tỉ Euro (hơn 1 tỉ USD) cho Ukraina, sau khi chính quyền Kiev phàn nàn về việc không nhận được vũ khí hạng nặng từ Berlin. Theo Hãng tin AFP, gói viện trợ này sẽ nằm trong ngân sách bổ sung của Đức trong năm nay. Một phát ngôn viên của Chính phủ Đức cho biết Berlin đã quyết định tăng viện trợ quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng lên "tới 2 tỉ Euro", trong đó phần viện trợ lớn nhất được dành để viện trợ quân sự cho Ukraina.
Trong bài đăng trên Twitter ngày 15-4, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cũng xác nhận, phần lớn gói viện trợ trị giá 2 tỉ Euro (hơn 2,1 tỉ USD) "sẽ chủ yếu dành cho Ukraina". Ukraina phải dùng khoản viện trợ này để mua các trang thiết bị quân sự. Tuyên bố nói trên của Chính phủ Đức được đưa ra sau các chỉ trích ngày càng tăng từ phía Ukraina và một số đối tác Liên minh châu Âu như Ba Lan và các nước Baltic về việc Berlin thiếu hỗ trợ vũ khí cho Kiev.
Sau Bỉ, đến Ý và Romania ra quyết định cấm cửa các tàu Nga từ ngày 17-4. Nhiều nước phương Tây đã thực hiện chiến dịch trừng phạt toàn diện đối với Matxcơva, bao gồm cả việc đóng cửa không phận cùng nhiều biện pháp hạn chế khác. Ngày 16-4, truyền thông Ý đưa tin, nước này sẽ đóng cửa các cảng đối với tàu Nga bắt đầu từ ngày 17-4, bao gồm cả những tàu đã đổi cờ từ ngày 24-2.
Tờ La Stampa dẫn nguồn từ giới chức cảng của Ý khẳng định, các tàu Nga hiện đang neo đậu tại các cảng của Ý sẽ phải lập tức rời đi khi kết thúc hoạt động thương mại. Tương tự, giới chức Hải quân Romania ra thông cáo báo chí tuyên bố, bắt đầu từ ngày 17-4, các tàu mang cờ Nga sẽ bị cấm cập các cảng của Romania, ngoại trừ các tàu có mục đích cứu hộ nhân đạo và vận chuyển năng lượng. Trước đó, hôm 15-4, Bỉ cũng ban hành lệnh cấm tương tự.
Theo hãng tin Reuters, sáng sớm 16-4, có nhiều vụ nổ xảy ra ở Kiev và thành phố Lviv. Thị trưởng Kiev, ông Vitali Klitschko cho biết, lực lượng cứu hộ và y tế đang làm việc tại hiện trường một vụ nổ ở ngoại ô thành phố. Ông Klitschko thông báo trên Telegram rằng, đã có 1 người chết và nhiều người bị thương sau vụ không kích của Nga nhắm vào khu hành chính Darnytski. "Lực lượng phòng không của chúng ta đã làm tất cả để bảo vệ người dân", vị thị trưởng từng là vô địch quyền Anh thế giới viết.
Theo hãng tin Reuters, ngày 16-4, Bộ Ngoại giao Nga đã thông báo cấm nhiều quan chức và chính khách Anh nhập cảnh nước này, gồm Thủ tướng Boris Johnson, Ngoại trưởng Liz Truss, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace cùng khoảng 10 người khác. Tuyên bố của bộ nói trên nêu rõ quyết định được đưa ra nhằm đáp trả việc Anh áp đặt các biện pháp trừng phạt giới chức Nga.
Hãng tin TASS của Nga dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ, Anh đang cố tình làm leo thang tình hình xung quanh Ukraina bằng cách cung cấp vũ khí sát thương và phối hợp với các nỗ lực tương tự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bộ Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh, việc nhiều nước áp đặt các biện pháp trừng phạt quy mô lớn chống Nga là "vô nghĩa và phản tác dụng".
Theo hãng tin Reuters, Ukraina khẳng định, sẽ làm việc tối đa với Thổ Nhĩ Kỳ để có thêm sự hỗ trợ và hiểu biết cho dù không hoàn toàn thoải mái với việc Thổ Nhĩ Kỳ cũng có liên hệ chặt chẽ với Nga. “Chúng tôi sẽ rất vui nếu Thổ Nhĩ Kỳ tham gia trừng phạt Nga và ngừng các chuyến bay với Nga nhưng chúng tôi hiểu thực tế”, nhà ngoại giao ẩn danh của Ukraina cho biết.
Ông Vitali Klitschko, thị trưởng thành phố Kiev của Ukraina, lên tiếng kêu gọi những người dân đã di tản khi lực lượng Nga tiến hành bao vây thành phố, khoan trở về nhà của mình. Theo ông, dù lực lượng Nga đã rút khỏi khu vực Kiev để dồn quân về miền Đông và các cuộc không kích cũng hiếm hoi gần đây nhưng ông lo sợ việc soái hạm Matxcơva của Nga bị trúng tên lửa và chìm ngoài Biển Đen có thể là động cơ khiến Nga tấn công trở lại vào Kiev.
Theo báo cáo từ công ty cố vấn Oxford Economics, vụ vỡ nợ sắp xảy ra của Nga có thể là một trong những vấn đề khó giải quyết nhất trong lịch sử và thậm chí có thể khiến Hoa Kỳ tịch thu vĩnh viễn tài sản từ ngân hàng trung ương của nước này.
Theo Business Insider, Nga đang đối mặt với vụ vỡ nợ đầu tiên đối với khoản nợ ngoại tệ kể từ sau cuộc cách mạng Bolshevik năm 1918. Bộ Tài chính Hoa Kỳ vào đầu tháng này đã chặn Nga thanh toán 650 triệu mỹ kim tiền đáo hạn cho hai trái phiếu sử dụng vốn giữ tại các ngân hàng Hoa Kỳ. Thay vào đó, Nga cố gắng thanh toán bằng đồng rúp nhưng các cơ quan xếp hạng tín dụng cho biết điều này có khả năng tạo thành một vụ vỡ nợ. Nga có thời gian gia hạn là 30 ngày kể từ ngày 4 tháng 4 và phải thanh toán bằng mỹ kim.
Bà Tatiana Orlova, chuyên gia kinh tế về các thị trường mới nổi tại Oxford Economics, nhận định rằng các nhà đầu tư phải đối mặt với một con đường pháp lý rất dài và khó khăn; cuộc khủng hoảng nợ của Nga sẽ là một trong những cuộc khủng hoảng khó giải quyết nhất trong lịch sử, vì vụ vỡ nợ bắt nguồn từ chính trị hơn là tài chính.
Một trong những vấn đề mấu chốt là quan hệ chính trị và tài chính giữa Nga và phương Tây hoàn toàn tan vỡ. Điều đó làm cho tiến trình vỡ nợ thông thường dường như không thể xảy ra. Bà Orlova cho biết một vấn đề khác đối với các trái chủ là Ukraine có thể yêu cầu tài sản của Nga tại các tòa án quốc tế để trả cho việc xây dựng lại đất nước.
Ngoài ra, Hoa Kỳ có thể thu giữ số tiền từ kho dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương Nga. Các chính phủ phương Tây đã đóng băng phần lớn trong kho dự trữ khoảng 600 tỷ mỹ kim.
Nhà cầm quyền VN lẽ ra phải 2 lần cảm ơn các nước dân chủ phương Tây: thứ nhất là nhờ không đi theo mô hình "zero Covid" của TQ nữa mà đi theo cách chống dịch khoa học, nhân văn của phương Tây, nên đời sống của dân chúng và kinh tế của VN khỏi phải thê thàm thêm; nhưng quan trọng hơn, và cũng là điều thứ hai mà họ phải cảm ơn đó là nhờ có sự giúp đỡ của các nước phương Tây mà VN mới tạm thóat khỏi giai đoạn lockdown, chết chóc tang thương (trong đó chì riêng Hoa Kỳ đã giúp VN 38 triệu liều vaccine, hàng trăm tủ âm sâu để trữ vaccine, hệ thống tạo oxy lỏng di động để chống COVID-19 và hàng triệu đô la). Nếu không có sự giúp đỡ, viện trợ quý báu ấy, sẽ có thêm hàng triệu người chết và VN làm sao có thể mở cửa trở lại?
Điều khốn nạn của nhà cầm quyền VN là một mặt thì ngửa tay nhận sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây, nhưng mặt khác thì vẫn tiếp tục mê muội cúc cung tận tụy trung thành với Nga, Tàu!
Tập Cận Bình và Omicron
04/2022
Ngô Nhân Dụng
Đó là hậu quả của các chế độ độc tài. Khi một chính sách được lãnh tụ ban ra là khó thay đổi. Vladimir Putin phiêu lưu trong cuộc chiến tranh Ukraine đã thất bại nhưng dù kinh tế suy sụp vẫn phải tiếp tục. Tập Cận Bình cũng lâm tình trạng giống như vậy.
Hồi xưa Mao Trạch Đông đổ tội chim chóc ăn hại mùa màng nên dân thiếu ăn; hô lên một tiếng thế là nhân dân Trung Quốc hùa nhau đi giết các loài chim chóc. Chim bị diệt gần hết, các loài giun, dế, côn trùng thoát chết. Sau đó dân lo mua thuốc trừ sâu bọ. Một lần khác, Mao bảo toàn dân phải dựng lên những “lò luyện thép trong sân sau nhà” để công nghiệp hóa đất nước. Nhân dân bèn mang nồi niêu soong chảo, thau nhôm, mâm đồng, kìm, kéo, búa, đem nấu hết thành hợp kim, đem nạp vào kho. Cuối cùng, chẳng biết có đúc ra một thứ máy móc nào không.
Khi kiểm điểm các chế độ độc tài, người ta thường không kể đến một thứ tai hại là làm dân chúng phí thời giờ. Mỗi người phí mất vài, ba tháng trong một năm, họ đành chịu. Nhưng hàng trăm triệu người được huy động đi làm những việc vô ích thì cả nước đã phí phạm biết bao nhiêu?
Cái tật đó đến đời Tập Cận Bình chưa bỏ; nhân bệnh dịch Covid mới để lộ rõ ràng.
Phải công nhận Trung Quốc đã thành công với chủ trương ngăn ngừa Covid triệt để. Nơi nào thấy bệnh là bệnh nhân bị cô lập, tất cả mọi người khác bị cấm cung. Hầu hết dân chúng đã được chích ngừa, dù thuốc nội hóa công hiệu rất thấp; phần lớn những người 80 tuổi trở lên chưa được chích đủ hai mũi. Dân được thử nghiệm xem có mắc vi khuẩn hay không, hễ kết quả “dương tính” là bị cô lập. Nhờ chính sách triệt để này, số người bệnh ở Trung Quốc và chết vì Covid thấp nhất thế giới
Nhưng sau hai năm loài vi khuẩn coronavirus đã thay đổi, căn bệnh mới vừa nhẹ vừa ít chết người. Tập Cận Bình không thay đổi. Ở các nước khác, khi thấy bệnh dịch do biến thái mới Omicron gây ra không tai hại như các đợt trước thì người ta thay đổi. Đa số bệnh nhân không cần bị cô lập, các trường học, cửa hàng, xưởng máy không cần đóng cửa. Ở Trung Quốc, chưa có lệnh trên, vẫn theo chính sách cũ.
Chính sách của Tập Cận Bình là kiểm soát dân chúng như trong trại lính. Bảo ở trong nhà là “cấm cung” ở trong nhà (lockdown). Chính sách này đã được áp dụng trên 73 trong số 100 thành phố lớn nhất toàn quốc, theo báo Economist. Thị xã Vũ Châu (禹州, Yuzhou) tỉnh Hà Nam với hơn một triệu dân, chỉ có ba người bịnh nhưng tất cả vẫn bị cấm cung, theo bản tin BBC.
Thành phố Thượng Hải mới tái phát bệnh dịch vào đầu tháng Ba, bị kẹt phải theo chính sách cũ, đang lúng túng cầm cự. Một cư xá hàng trăm người chỉ cho hai người đi lo thực phẩm, mặc đồ trắng, đeo khẩu trang, đi về trong mấy tiếng đồng hồ, không được lâu hơn. Trẻ em dưới 7 tuổi thử thấy mắc bệnh là phải xa cha mẹ, bị đem đến nơi tập trung. Đảng bộ Thượng Hải đã huy động 300,000 cán bộ, đảng viên vào chiến dịch chống Omicron.
Lúc đầu, thành phố được chia làm hai khu, phía Đông và phía Tây sông Hoàng Phố, mỗi bên lần lượt thay phiên nhau “cấm cung.” Nhưng vi khuẩn Omicron truyền nhiễm dễ dàng hơn và nhanh hơn các biến thái cũ. Có 95% người mắc vi khuẩn mà không thấy triệu chứng nào cả. Họ vô tình giúp vi khuẩn lan tràn không thể nào kiểm soát được. Khi bệnh ngày một lan rộng và con số tăng vọt, ngày 5 tháng Tư, thành bộ cộng sản bỏ chính sách cũ, cấm cung cả hai khu cùng một lúc.
Khi các kho hàng phải đóng cửa, các công ty bán hàng trên mạng cũng không hoạt động được. Công ty Alibaba ngưng hoạt động “áp” Tmall, không nhận lệnh đặt hàng của dân Thượng Hải. Tình trạng hỗn loạn bắt đầu. Báo Daily News ngày 9 tháng 4 cho thấy hình ảnh và video cảnh dân chúng đi tranh cướp các thùng thực phẩm trong siêu thị trên mạng Weibo, sau đó bị kiểm duyệt ngay. Nhưng người ta cũng được coi cảnh dân phá những hàng rào cản đường.
Đảng bộ cộng sản quả quyết tình trạng không đến nỗi thiếu thốn, vì thành phố đã sử dụng 11,000 tay giao hàng trong thời gian cấm cung. Một người đặt câu hỏi trên Weibo: “Làm sao 11 ngàn người có thể lo cho 25 triệu dân? Xin cho biết tên cơ quan tiếp liệu nào đang làm việc!”
Vẫn theo Daily News, dân Thượng Hải đã xoay trở với nhau, trao đổi đủ thứ từ quả trứng, trái chuối, bánh mì, đến băng vệ sinh. Một bà báo tin cho người hàng xóm biết nửa đêm sẽ để mấy trái trứng ngoài sân, bà kia phải đợi khi không có người mới ra lấy. Bà hàng xóm vui vẻ lấy trứng rồi để lại mấy trái táo. Một nhân vật nổi tiếng cũng lên mạng hỏi mua thức ăn là bà Từ Tân (徐新, Kathy Xu Xin) với tài sản khoảng 30 tỷ mỹ kim. Trên mạng WeChat ngày Thứ Năm tuần trước, bà tỷ phú hỏi mọi người làm cách nào mua được sữa và bánh mì!
Đối với người bên ngoài, điều đáng kinh ngạc là tại sao hơn một tỷ dân Trung Hoa lục địa lại lâm vào tình trạng đó trong khi cả thế giới người ta coi Omicron giống như một bệnh nhỏ, nhẹ hơn cả dịch cúm, nó đến rồi sẽ đi. Theo nhật báo The Wall Street Journal, kể từ đầu tháng Ba tại Thượng Hải, trong số 130 ngàn người thử nghiệm thấy đã nhiễm bịnh chỉ có 5 ngàn người cần điều trị, thuốc men, số còn lại không cần chữa.
Thượng Hải đang sa lầy với bệnh dịch Covid, biến thành một thành phố trống trơn, vì ông Tập Cận Bình không muốn thay đổi chính sách. Chủ trương cứng nhắc làm thiệt hại cho kinh tế, cả nước Trung Quốc sẽ lãnh hậu quả.
Thượng Hải có 26, 27 triệu dân nhưng đóng góp 3% vào Tổng Sản Lượng Nội Địa và 10% số thương vụ cả nước. Năm 2020, số hàng hóa ra vào phi trường Phố Đông (浦东, Pudong) vận chuyển 3.4 triệu tấn hàng, ba phi trường Bắc Kinh, Quảng Châu và Thẩm Quyến cộng lại còn thấp hơn đến một triệu tấn. Mỗi tuần Thượng Hải đóng cửa sẽ làm thiệt hại gần 30 tỷ mỹ kim cho nền kinh tế, theo BBC. Báo Economist nói kinh tế Trung Quốc trong tháng Ba sẽ chỉ tăng trưởng thêm được 0.3% và trong tháng Tư sẽ còn thấp hơn.
Theo Holman W. Jenkins, Jr., trên The Wall Street Journal, một lý do khiến đảng Cộng sản Trung Quốc phải tiếp tục chính sách cấm cung gắt gao là họ đã tự đề cao quá đáng chính sách đầu tiên của họ. Người dân coi đảng đã có “thuốc thần” bây giờ nếu thấy bệnh dịch lan tràn thì mất tin tưởng. Vì thế họ tìm đủ cách ngăn chặn, không thể thay đổi được.
Một lý do khác là họ biết nền y tế cả nước còn rất yếu. Hệ thống y tế ở Thượng Hải đã quá tải vì muốn tất cả những người thử nghiệm thấy “dương tính” đều phải nhập viện. Nhiều người bị nhốt vô những phòng “cô lập hóa.” Một luật sư Mỹ sống ở Thượng Hải cho biết tình trạng các phòng “cô lập hóa” (quarantine centres) rất tồi tệ. Không có phòng tắm, không nước nóng, cầu tiêu cá nhân sách tay đem dùng trước mắt mọi người. Ông Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Quốc biết các cơ sở y tế của họ không thể đối phó với bệnh dịch, cho nên phải tìm cách ngăn chặn bằng bất cứ giá nào.
Cái giá đắt đó dân chúng phải gánh chịu. Dân Thượng Hải mất thời giờ xoay xở kiếm thức ăn bằng cách trao đổi. Hơn 2 chục triệu con người phải ngồi nhà, không có việc gì làm hết. Có lẽ nếu được đi bắt chim hay đi đốt lò nấu kim loại như thời Mao Trạch Đông họ còn vui hơn!
Đó là hậu quả của các chế độ độc tài. Khi một chính sách được lãnh tụ ban ra là khó thay đổi. Vladimir Putin phiêu lưu trong cuộc chiến tranh Ukraine đã thất bại nhưng dù kinh tế suy sụp vẫn phải tiếp tục. Tập Cận Bình cũng lâm tình trạng giống như vậy.
Trong chế độ tự do dân chủ các nhà chính trị lúc nào cũng bị chỉ trích và rất dễ bị lật đổ. Nếu quốc hội không lật đổ thì dân chúng nếu bất bình sẽ lật đổ. Ở Nga và Trung Quốc thì khác. Ông Vladimir Putin đã nắm quyền 22 năm, ông Tập Cận Bình 10 năm, cả hai vẫn yên vị. Nhưng thật ra các lãnh tụ độc tài không thể không yên vị được, vì họ luôn luôn ngồi trong thế cưỡi lưng cọp.
Sigmar Gabriel lên tiếng - ông từng là Bộ trưởng Kinh tế, Bộ trưởng Ngoại Giao, phó Thủ tướng CHLB Đức.
⚡️Vị thế của nước Đức trong cuộc chiến Ukraine: Chúng ta cần một nền “hòa bình lạnh”
17.04.2022
Ngoại trưởng Ukraine đã kêu gọi nước Đức gia tăng vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Berlin đơn giản chấp nhận mọi yêu cầu hoặc thuyết âm mưu từ Kyiv.
Việc nguyên thủ Đức, Frank-Walter Steinmeier, bị loại khỏi chuyến thăm dự kiến tới Kyiv là chưa từng có và gây khó chịu. Nếu đó chỉ là vấn đề Tổng thống Ukraine - trước những đau khổ quá lớn ở đất nước ông và trước sự tàn phá, giết chóc điên cuồng của lính Nga - muốn bày tỏ sự thất vọng, sự tức giận và sự hiểu lầm của ông ấy đối với các chính trị gia Đức và các nước EU khác về chính sách năng lượng với nước Nga trước đây, thì người ta không chỉ chấp nhận điều đó mà còn phải thể hiện sự đồng tình và thậm chí là đồng ý.
Bất cứ ai có quê hương đang chảy máu theo nghĩa chân thực nhất của từ này, đều có quyền bày tỏ thái độ với chúng tôi, theo cách mà anh ta thấy phù hợp.
(…)
🔘Những thuyết âm mưu nguy hiểm về "mạng nhện"
Những gì chúng tôi không thể chấp nhận là các thuyết âm mưu về nền chính trị của đất nước chúng tôi và những người đang gánh vác trách nhiệm. Điều này bao gồm cáo buộc, rằng, Steinmeier, những người kế nhiệm ông và Thủ tướng Liên bang đã ủng hộ việc cắt giảm các lệnh trừng phạt được áp đặt sau khi Nga sáp nhập Crimea mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Trên thực tế, điều này gắn liền với việc Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng khỏi miền đông Ukraine, cũng như thỏa thuận với các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trên khắp miền đông Ukraine. ✔️Việc chấm dứt cuộc chiến này ở miền đông Ukraine (vốn đã được Nga hỗ trợ ồ ạt kể từ năm 2014) và sự kiểm soát của lực lượng vũ trang Liên hợp quốc có lẽ đã giúp chúng ta thoát khỏi thảm họa ngày nay và nó cũng do Tổng thống Ukraine khi đó là Petro Poroshenko đưa ra. Một trong những bi kịch của cuộc chiến hiện nay là đề xuất này không hề được tất cả các bên cam kết tuân thủ.
Một biến thể nguy hiểm hơn nhiều của các thuyết âm mưu là tuyên bố của Đại sứ Ukraine tại Đức, Andriy Melnyk, rằng Tổng thống Liên bang Đức, Frank-Walter Steinmeier, trong thời gian hoạt động với tư cách là một chính trị gia, "đã tạo ra một mạng nhện liên kết với Nga trong nhiều thập kỷ", mạng nhện này được chính phủ hiện tại tiếp tục sử dụng.
Ai cũng biết, mạng nhện được sử dụng để bắt và sau đó tận dụng con mồi. So sánh này cho thấy rằng cựu thủ tướng và cựu ngoại trưởng Đức đã đồng lõa với các nhóm lợi ích của Nga ở Đức. Điều này không trung thực và độc hại. ✔️Sự thật thì ngược lại, Bộ trưởng Ngoại giao Frank-Walter Steinmeier, cùng với Thủ tướng lúc bấy giờ là Angela Merkel, đã làm hơn bất cứ ai khác ở châu Âu để hỗ trợ Ukraine. Và đó là lý do tại sao chúng ta phải công khai chống lại những lời xuyên tạc nếu chúng ta muốn hỗ trợ Ukraine trong tình hình hiện nay, không chỉ bằng tiền bạc và những lời nói tử tế, mà còn bằng cả vũ khí.
✔️Chính những nỗ lực của Frank-Walter Steinmeier đã cứu Ukraine khỏi nguy cơ phá sản quốc gia vào năm 2014 - khi mà Tổng thống đắc cử Viktor Yanukovych từ chối thỏa thuận liên kết với EU, vì ông ấy tin rằng có thể đạt được một giao dịch béo bở hơn với Vladimir Putin.
Sáng kiến của Frank-Walter Steinmeier đã chấm dứt tình trạng bạo lực leo thang ở Maidan vào tháng 2 năm 2014 bằng một cuộc đàm phán kéo dài nhiều ngày, trong đó có sự tham gia của thị trưởng Kiev. Chính Frank-Walter Steinmeier là động lực thúc đẩy Ukraine liên kết với EU vào năm 2014, qua đó phản đối Nga và Tổng thống Nga khuynh đảo hậu trường của Ukraine. Và chính bộ trưởng ngoại giao và thủ tướng Đức khi đó đã góp phần quyết định trong việc buộc Nga ngồi vào bàn đàm phán nhằm mở ra một con đường có thể chấp nhận được từ cuộc chiến bằng các thỏa thuận Minsk.
✔️Ngoại trưởng Đức khi đó đã huy động nhiều tiền từ ngân sách liên bang Đức để hỗ trợ Ukraine hơn bất kỳ nước thành viên EU nào khác. Và họ làm điều này bất chấp thực tế là: ✔️Ukraine bị lên án vì tình trạng tham nhũng nghiêm trọng, cho đến thời điểm Nga tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Chỉ nhờ vào áp lực của thế hệ trẻ Ukraine và hoạt động hỗ trợ của Đức mà chính phủ Ukraine từ bỏ kế hoạch giải tán tổ chức chống tham nhũng. ✔️Bất cứ ai cần một nhân chứng quan trọng cho việc này đều phải hỏi Tổng thống Ukraine đương nhiệm Volodymyr Oleksandrowych Zelenskyj, bởi vì ông ấy có được ghế lãnh đạo nhờ vào sự tức giận và thất vọng của công dân Ukraine đối với nền chính trị và kinh tế tham nhũng của giới cao cấp.
Việc các thỏa thuận Minsk này không bao giờ thực sự được tuân thủ chắc chắn không phải do Frank-Walter Steinmeier hay các quốc gia bảo trợ là Đức và Pháp. Tổng thống Ukraine khi đó chỉ chịu ký dưới áp lực vì nguy cơ sẽ xảy ra một thất bại quân sự nghiêm trọng. Do đó, các đại diện chính trị của Ukraine chưa bao giờ tiến hành bất cứ điều gì thuộc về nghĩa vụ của họ trong các thỏa thuận Minsk, chính vì điều này mà giới lãnh đạo Nga cũng lạm dụng để trốn tránh trách nhiệm của họ trong việc thực hiện các thỏa thuận.
Cho đến ngày nay, các Thỏa thuận Minsk vẫn là chủ đề của các tranh chấp chính trị trong nước ở Ukraine. Bất kỳ ai chịu trách nhiệm về các thỏa thuận Minsk đều bị coi là kẻ phản bội. Do đó, cựu Tổng thống Petro Poroshenko hiện đang phải đối mặt với cáo buộc phản quốc cao độ.
Bất cứ ai có mặt trong phái bộ OSCE đến thăm miền đông Ukraine khi đó, đều được nhìn nhận là rất quyết liệt với những vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của cả hai bên. Do đó, thật vô lý khi lôi các nỗ lực ngoại giao của Đức và Pháp vào thời điểm đó ra chỉ trích, để tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột hiện nay ở Donbas.
Nếu người ta muốn nhìn lại quá khứ, tốt hơn là đặt câu hỏi: ✔️tại sao ngay từ đầu cả hai bên đã ký hiệp ước giải quyết xung đột hòa bình, rồi lại biến nó thành quả mìn cho cơ hội chiến tranh.
🔘Sẽ có một "ngày sau này"
Đối phó với câu hỏi này là quan trọng bởi vì sẽ có một "ngày sau này". Cần có những ý tưởng về một cái gọi là “hòa bình lạnh” giữa Nga và Ukraine. Nếu Nga không thất bại hoàn toàn, người ta sẽ không tiến xa hơn những gì đã được đàm phán vào năm 2014/2015 trong Hiệp định Minsk. Những câu hỏi đặt ra cũng giống như trước đây: Làm thế nào để đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời tìm ra con đường cho các dân tộc thiểu số Nga ở Donbas mà không liên tục có Nga là nhân tố gây ảnh hưởng và là “kẻ phá hoại” ở khu vực này?
Chính điều này đưa chúng ta đến nguyên nhân thực sự cho các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào Tổng thống Đức. Không phải ngẫu nhiên mà sự chỉ trích ồ ạt của Tổng thống Ukraine không chỉ ảnh hưởng đến Tổng thống Đức, mà còn ảnh hưởng cả cựu Thủ tướng Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cả người tiền nhiệm Petro Poroshenko. Tất cả những người này đều ủng hộ Hiệp định Minsk, đó là dự kiến một loại quyền bán tự trị của khu vực, trong khi vẫn duy trì quyền công dân Ukraine - như một cách để giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Chính xác là con đường mà Tổng thống Ukraine hiện tại muốn loại bỏ, bởi vì sau tất cả, ông ấy thắng cử nhờ vào việc chỉ trích ào ạt người tiền nhiệm về việc đã thông qua các Thỏa thuận Minsk.
✔️Vì vậy, sự thật cho việc Ukraine không đồng tình về chính sách đối ngoại của Đức trước đây đối với nước Nga, ít ra là do một phần của cuộc ẩu đả chính trị trong nội bộ của Ukraine, nếu không muốn nói là động cơ chính. Công thức đơn giản của họ là: bất cứ ai từng đàm phán với Nga sẽ phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến này.
Nhưng trong thực tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao lâu dài không thể giải quyết bằng xe tăng và tên lửa. Và trong quá trình tìm kiếm các giải pháp bất bạo động cho các cuộc xung đột, người ta phải thực hiện một bước đi rất khó chịu và không chút thú vị nào là: tự đặt mình vào vị trí của đối phương, để đo lường sự hiểu biết và phản ứng của họ.
(…)
Đức cùng với tình đoàn kết toàn châu Âu đứng về phía Ukraine - về mặt chính trị, tài chính và quân sự. ✔️Đòi hỏi vai trò lãnh đạo của Đức, như Bộ trưởng Ngoại giao Kuleba yêu cầu, không có nghĩa là, vai trò này chỉ được công nhận nếu Đức chấp thuận mọi yêu cầu của Ukraine và những suy xét riêng của họ cho là Đức "do dự" và quá "thân thiện với Nga".
✔️Lãnh đạo châu Âu có nghĩa là ý thức về hậu quả của việc leo thang cuộc chiến này. Và đây là lý do chính đáng, chính phủ liên bang Đức chỉ có thể cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine - về cơ bản là xe tăng - khi có sự đồng thuận của Hoa Kỳ. Trong cuộc tranh luận hiện nay về cách thức chuyển giao vũ khí của Đức, người ta không dám nói đến Hoa Kỳ, khi mà Hoa Kỳ sử dụng các lập luận tương tự như Thủ tướng Liên bang Đức: cân nhắc rất có ý thức về loại hỗ trợ quân sự nào là có thể và hợp lý, và giới hạn nào cho sự tham gia tích cực của mình trong cuộc chiến chống Nga.
Hỗ trợ Ukraine trong việc phòng thủ trước cuộc chiến tranh xâm lược phi pháp của Nga, đồng thời suy nghĩ về "ngày sau này" không phải là mâu thuẫn về mặt thuật ngữ, mà là kết hợp những gì cần thiết cho hôm nay với những gì đầy đủ cho ngày mai. Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh trong tất cả các bài phát biểu của mình rằng, các cuộc đàm phán không thể được tiến hành từ một vị thế yếu, cho nên sức mạnh quân sự là cần thiết để đảm bảo hòa bình và tự do. Đó là lý do tại sao ông đồng ý với mục tiêu dành 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng và cho đóng quân ở Litva.
Vì điều đó mà nhà chính trị đối ngoại Frank-Walter Steinmeier, với tư cách Tổng thống Liên bang, với sự kiên trì và ý thức, ông tìm kiếm một giải pháp chính trị. Chỉ trích ông ấy vì thái độ này không chỉ thiển cận mà còn nguy hiểm. Bởi vì hòa bình không thể đạt được bằng cách nào khác.
VTP-LTH dịch
Xuất hiện trên chương trình Face The Nation của CBS, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba vào hôm Chủ Nhật (17/4), được người dẫn chương trình là MARGARET BRENNAN hỏi rằng thống đốc Mariupol tuyên bố thành phố đã bị xóa sổ khỏi mặt đất, vậy lực lượng Ukraine có thể chống lại cuộc tấn công của Nga đối với thành phố đó trong bao lâu?
Ông Kuleba cho biết tình hình ở Mariupol vừa thảm khốc vừa đau lòng. Thành phố không còn tồn tại nữa. Phần còn lại của quân đội Ukraine và một nhóm lớn dân thường về căn bản bị quân Nga bao vây. Họ tiếp tục chiến đấu, nhưng quân Nga quyết san bằng thành phố này bằng bất cứ giá nào.
Tổng thống Zelensky cho biết việc tiêu diệt lực lượng quân sự Ukraine tại thành phố Mariupol sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt mọi cuộc đàm phán với Nga, và Mariupol là làn ranh đỏ.
Theo bộ trưởng Kuleba cho đến nay các cuộc đàm phán vẫn ở cấp chuyên gia, nhưng không có cuộc đàm phán cao cấp nào diễn ra, và rất khó để tiếp tục nói chuyện với Nga sau vụ khám phá mồ chôn tập thể tại Bucha. Ngoài ra, bộ trưởng Kuleba hy vọng rằng tổng thống Biden hoặc một viên chức cao cấp nào đó của Hoa Kỳ đến thăm Ukraine.
Ông nói rằng Tổng thống Biden đã thể hiện vai trò lãnh đạo thực sự trong việc hỗ trợ Ukraine, trong việc vận động cộng đồng quốc tế ủng hộ Ukraine. Vì vậy, tất nhiên, Ukraine rất vui khi thấy tổng thống Biden đến đất nước của Ukaine và đó sẽ là một thông điệp quan trọng về sự ủng hộ đối với Ukraine. Và tất nhiên, một cuộc gặp cá nhân giữa hai tổng thống cũng có thể mở đường cho các nguồn cung cấp mới và vũ khí của Hoa Kỳ đến Ukraine và cũng để thảo luận về cách giải quyết chính trị có thể có cho cuộc chiến này.
****
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng không có bất kỳ liên lạc ngoại giao nào gần đây giữa Nga và Ukraine ở cấp ngoại trưởng và tình hình ở cảng Mariupol, mà ông mô tả là "thảm khốc", có thể là một "lằn ranh đỏ" trong tiến trình đàm phán.
"Mariupol có thể là một lằn ranh đỏ", ông nói với CBS News trong một cuộc phỏng vấn hôm Chủ nhật.
Các binh sĩ Ukraine đã chống lại tối hậu thư của Nga về việc hạ vũ khí vào ngày Chủ nhật tại cảng Mariupol, nơi Moscow cho biết lực lượng của họ đã gần như hoàn toàn chiếm giữ nơi được coi là phần thưởng lớn nhất trong cuộc chiến kéo dài gần hai tháng.
Vào lúc cuộc xung đột tại Ukraina vẫn diễn ra ác liệt, hàng chục ngàn người Nga đã rời bỏ đất nước tính từ đầu cuộc chiến đến nay. Trốn tránh các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Châu Âu, một số người Nga, đặc biệt là ở những thành phần giầu có nhất, thích chọn Phuket của Thái Lan làm điểm đến. Rất đông người trong số họ, đến đảo này để đi nghỉ, tổ chức tiệc tùng, nhưng kể từ giờ cũng để làm ăn kinh doanh.
Từ Bangkok, thông tín viên đài RFI, Carol Isoux, tường thuật :
« Xa nơi chiến sự, trên một chiếc du thuyền tại vùng nước xanh như ngọc của vùng biển Andaman, khoảng hai chục người Nga đang tổ chức tiệc tùng uống rượu vang của Pháp trong cảnh chiều tà. Người tổ chức những đêm dạ tiệc sang trọng này tên là Dennys Dudariev. Anh ta là người Ukraina, cựu chủ nhân một hộp đêm ở Kiev, nhưng anh phải gạt những cảm xúc cá nhân sang một bên, vì 80% khách hàng của anh là người Nga. Và kể từ đầu cuộc xung đột, doanh thu của anh đã tăng vọt.
Anh nói: "Tôi nhận thấy là có rất nhiều người cực giầu đã đến đây ngay từ đầu cuộc chiến, từ khoảng hơn một tháng. Họ đã gầy dựng được một khối tài sản ở Nga hay Ukraina hoặc trở thành tỷ phú nhờ vào tiền ảo. Gần đây, tôi có rất nhiều sự kiện phải tổ chức cho người Nga vừa mới đến. Những đêm dạ tiệc riêng tư ở đó người ta không được phép chụp ảnh. Hôm qua, đó là một đêm tiệc mừng sinh nhật tại một ngôi biệt thự với giá gần 10.000 euro cho một đêm. Họ yêu thích những buổi tối theo kiểu chủ đề Aladin, với nhiều nữ vũ công và các nhà ảo thuật. Chạy hơn nữa là những đêm tiệc Gatsby, phụ nữ trong những chiếc váy sang trọng, mang guốc cao gót, đàn ông trong bộ áo veste thắt nơ đen, rồi nến, có trang trí mạ vàng khắp nơi. Gatsby, họ rất thích… Mỗi năm, tôi tổ chức khoảng một chục đêm tiệc như thế !"
Nếu như bề ngoài họ biết cách ăn chơi, thì những người cực giầu này không ở đó để giải trí. Khi trốn tránh các biện pháp trừng phạt của châu Âu, những cuộc tịch thu tài sản và một thị trường châu Âu giờ bị xem như là bất ổn, và dường như ngày càng có nhiều người Nga muốn đầu tư tiền của họ vào Thái Lan và châu Á.
Đây cũng chính là những gì Janna Sviritkova ghi nhận. Cô quản lý một văn phòng bất động sản chuyên về các biệt thự sang trọng ở Phuket. Các nhà phân tích cảnh báo rằng giới doanh nhân Nga sẽ có xu hướng quan hệ đối tác với Trung Quốc hay Đông Nam Á nhiều hơn, với nguy cơ chứng kiến sự xuất hiện của một khối thương mại châu Á độc lập hơn với các cường quốc phương Tây và các nhà tài phiệt mới. »
Loạt phóng sự điều tra của hãng truyền thông Al Jazeera dựa trên tài liệu mật của chính phủ Cyprus (Đảo Síp) bị rò rỉ cho thấy đảo quốc này tạo điều kiện cho các chính khách nước ngoài 'dễ dính tham nhũng' mua quốc tịch EU.
Người có hộ chiếu Cyprus được phép đi lại, làm việc trên khắp EU và được miễn thị thực nhập cảnh tới 174 quốc gia.
Thông tin trong bộ hồ sơ có tên "The Cyprus Papers" (Hồ sơ Cyprus) tiết lộ rằng hàng chục quan chức cấp cao và gia đình của họ đã mua cái gọi là "hộ chiếu vàng" của Cyprus từ tháng 11/2017 đến tháng 9/2019.
Những người muốn "mua hộ chiếu" được mô tả là phải đầu tư tối thiểu 2.5 triệu đô la (khoảng 57 tỉ VND).
Họ là chính khách hoặc nằm trong ban lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước và cũng nhiều trường hợp mua hộ chiếu cho cả người nhà, theo Al Jazeera.
Trong 2.351 hồ sơ tham gia đầu tư vào chương trình này thì Nga là đông nhất (922), tiếp theo là Trung Quốc (482) và Ukraine (100) và các nước khác tại Trung Đông và Đông Nam Á.
Biểu đồ trong một bài của phóng sự của Al Jazeera cho thấy ít nhất 26 công dân Việt Nam tham gia vào chương trình đầu tư cho "hộ chiếu vàng" trong giai đoạn nói trên.
Al Jazeera lập 100 hồ sơ từ hàng chục nước khác nhau và hiện mới nêu tên hai người từ Việt Nam là Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn ĐBQH Tp HCM) và doanh nhân Phạm Nhật Vũ.
Hồ sơ cho thấy ông Phạm Phú Quốc được cấp quốc tịch Cyprus ngày 12/12/2018 và vợ ông cũng có quốc tịch Cyprus.
Ông Phạm Nhật Vũ, hiện đang thụ án tù 3 năm vì tội đưa hối lộ trong vụ án MobiFone mua AVG, có hộ chiếu Cyprus ngày 06/05/2019 và vợ ông cũng được cấp quốc tịch Cyprus.
Trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ ngày 25/08 về việc này, ĐBQH Phạm Phú Quốc nói "Tôi khẳng định việc tôi có quốc tịch Cyprus là do gia đình [vợ và con] bảo lãnh, hoàn toàn không có việc mua quốc tịch với giá 2,5 triệu USD".
"Vợ và con trai tôi đều là những doanh nhân. Con trai tôi học tập, làm việc tại Anh từ năm 2013, có sự nghiệp ổn định và quyết định gắn bó lâu dài.
"Đến năm 2017, vợ và con gái tôi có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Cyprus. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam.
"Sau đó, giữa năm 2018 gia đình tôi đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho tôi tại Cyprus," ông Quốc nói thêm.
Ông Phạm Phú Quốc, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và từng là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp HCM, nói ông đang thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo theo đúng quy định về việc này cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Tuý được truyền thông trong nước dẫn lời nói Ban Công tác Đại biểu đang phối hợp với Đoàn ĐBQH TP.HCM xác minh thông tin xuất hiện trên một tờ báo nước ngoài về việc một đại biểu Quốc hội có quốc tịch nước ngoài khác ngoài quốc tịch Việt Nam.
"Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) quy định rõ về việc ĐBQH không được có 2 quốc tịch. Luật cũ trước đây tuy không quy định nhưng tinh thần một ĐBQH là không được có 2 quốc tịch," ông Trần Văn Tuý nói.
Hồi năm 2016 một đại biểu quốc hội Việt Nam bị bãi nhiệm vì có thêm quốc tịch nước ngoài.
Ngoài họ Phạm thì bà Hằng, nhân vật đình đám vừa bị bắt cũng bị tiết lộ mua hộ chiếu Cyprus. Việc bà Hằng mua hộ chiếu Cyprus một phần nào đó trả lời cho câu hỏi mấy lâu nay là bà Hằng có quốc tịch Canada hay không. Ngoài việc phải bỏ ra 2 triệu euro đầu tư, mỗi suất quốc tịch phải mất thêm vài trăm ngàn euro phí luật sư, giấy tờ, phí khác đế có hộ chiếu, theo một nguồn thạo tin.
Bộ Quốc phòng Nga đã yêu cầu các lực lượng Ukraine vẫn đang chiến đấu tại cảng Mariupol hạ vũ khí, bắt đầu từ 6 giờ sáng theo giờ Moscow (03:00 GMT) vào hôm Chủ nhật, 17 tháng 4, để bảo toàn tính mạng, tuy nhiên hạn chót qua đi và các binh sĩ Ukraine vẫn quyết tử thủ. Nga trước đó tuyên bố rằng quân đội của họ đã giải tán khu vực đô thị Mariupol, hiện trường của cuộc giao tranh khốc liệt nhất và thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong cuộc chiến.
Hãng tin Reuters hiện vẫn chưa thể độc lập xác minh thông tin này. Đây sẽ là thành phố lớn đầu tiên rơi vào tay lực lượng Nga kể từ cuộc xâm lăng ngày 24 tháng 2. Moscow nói các chiến binh còn lại ở Mariupol – cả người Ukraine và ngoại quốc – đang bị bao vây trong nhà máy thép Azovstal.
Mạc Văn Trang: Đừng để bị kích động!
Hôm qua tôi thấy lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một số thanh niên Ukraine giằng xé, dẫm đạp cờ Việt Nam với thái độ giận dữ… Có bạn gửi clip đó cho tôi và nhắn, thế này thì quan hệ Việt Nam - Ukraine rất xấu; người Việt Nam ở Ukraine sẽ bị họ phân biệt đối xử, sống sao đây!?
Tôi nghĩ ở nước nào, ở đâu cũng có những nhóm người quá khích, họ không đại diện cho chính phủ và đa số người dân. Nhưng cũng cần biết rằng, tại sao họ làm như vậy?
Bởi vì trước đây những thứ mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam thì hơn ¼ trong đó là từ Ukraine; hiện nay chính phủ Ukraine lại ủng hộ ta về vấn đề biển Đông, còn Nga thì ủng hộ Trung Cộng ở biển Đông. Thế mà khi Nga xâm lược Ukraine, Chính phủ Việt Nam lại bỏ hai phiếu trắng. Khi Đại hội đồng LHQ lên án Nga xâm lược Ukraine và bỏ phiếu chống trong việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ, khi tội ác hủy diệt của quân xâm lược Nga tràn ngập trên đất nước Ukraine, thì Việt Nam bỏ phiếu ủng hộ Nga ở lại Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Vậy thì người dân Ukraine chửi Việt Nam liệu có oan không? Đừng vội trách họ mà hãy xem lại mình.
Tôi tin là chính phủ và nhân dân Ukraine họ đủ thông minh để phân biệt thái độ của chính phủ Việt Nam không đồng nhất với đa số nhân dân Việt Nam.
Bằng chứng là vừa qua, người Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài đã ủng hộ Ukraine rất nhiệt tình và họ đã ghi nhận điều đó. Đặc biệt trên mạng xã hội, những người ủng hộ Ukraine lên án Putin mạnh mẽ, luôn áp đảo số phò Putin… Biết bao các tổ chức xã hội dân sự và người dân Việt Nam đã lên tiếng, đã cầu nguyện, đã quyên góp ủng hộ Ukraine.
Họ hiểu chính phủ không phải đại diện cho tất cả nhân dân Việt Nam.
Tôi tin rằng những người Việt Nam từng sống ở Ukraine cùng chung số phận với nhân dân sở tại, sẽ cùng được đùm bọc, không sợ bị phân biệt đối xử.
Hãy cảnh giác với những kẻ lợi dụng một số hình ảnh, bài viết để kích động chia rẽ quan hệ Việt Nam - Ukraine. Hơn bất cứ nước nào, Việt Nam và Ukraine cùng chung hoàn cảnh và giờ đây Ukraine là tấm gương yêu nước, yêu tự do, dũng cảm bảo vệ độc lập, chủ quyền sáng chói để người Việt Nam ngưỡng mộ và học tập cách mà họ đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng đánh quân xâm lược bành trướng bá quyền Nga hiệu quả ra sao.
Viva Ukraine!
Ngọc Lan
(VNTB) - Khái niệm “nhu cầu sống tối thiểu” tại Việt Nam được giới thiệu chính thức trong Bộ luật Lao động tại điều luật số 91.
Việc xác định nhu cầu sống tối thiểu - thực chất là mức sống tối thiểu, các năm vừa qua do Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia đảm nhận. Theo đó, nhu cầu sống tối thiểu bao gồm: Nhu cầu về lương thực, thực phẩm được tính trên 45 mặt hàng thiết yếu bảo đảm 2.300 Kcalo/ngày; nhu cầu phi lương thực, thực phẩm của bản thân người lao động; và chi phí nuôi con bằng 70% chi phí của người lao động.
Tuy nhiên, đây là vấn đề không có công thức chung nên những năm qua, mỗi cơ quan lại đưa ra một số liệu về mức sống tối thiểu khác nhau.
Ví dụ, vào năm 2018, khi xác định nhu cầu sống tối thiểu, Bộ phận kỹ thuật Hội đồng Tiền lương Quốc gia chọn tỉ lệ chi phí lương thực, thực phẩm chiếm 48%, còn phi lương thực, thực phẩm chiếm 52%.
Phía Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất cơ cấu nhu cầu lương thực, thực phẩm chỉ chiếm 45%, phi lương thực, thực phẩm là 55%. Chỉ với khác biệt này đã làm cho việc xác định nhu cầu sống tối thiểu giữa hai cơ quan chênh nhau hơn 300.000 đồng.
Lần điều chỉnh gần đây nhất vào đầu năm 2020, mức lương tối thiểu vùng I là 4,42 triệu đồng (cao nhất trong bốn vùng lương hiện nay).
Ở Việt Nam, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Mức lương tối thiểu theo vùng được Chính phủ quy định dựa trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Mức lương tối thiểu theo vùng này được thay đổi hàng năm để phù hợp với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Còn lương cơ bản không phải là một khái niệm được pháp luật quy định, nhưng lại được rất nhiều người lao động nhắc đến. Lương cơ bản là mức lương mà người lao động nhận được khi làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không bao gồm các khoản tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập bổ sung. Khi thoả thuận lương cơ bản, người sử dụng lao động phải đảm bảo mức lương cơ bản không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà pháp luật quy định đối với từng đối tượng, trình độ.
Cụ thể là, mức lương cơ bản không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất; mức lương cơ bản cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Sau hai năm không tăng lương tối thiểu để giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp thì Hội đồng Tiền lương Quốc gia bắt đầu bàn về vấn đề lương tối thiểu vùng với ‘đề bài’ là sẽ phải cân đối với khả năng chi trả của doanh nghiệp sau hai năm chống đỡ Covid và các yếu tố đủ bù trượt giá trong những năm chưa tăng, kèm theo các yếu tố về tăng năng suất lao động.
Theo một đại diện của Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và là Phó chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, lo ngại trong bối cảnh Covid gây ra nhiều khó khăn, việc tăng lương tối thiểu giai đoạn này là “chưa khả thi”, sẽ làm tăng chi phí lao động.
Có những quan điểm lo ngại rằng điều này dẫn tới việc doanh nghiệp cắt giảm lao động và sẽ làm giảm số việc làm của nhóm lao động yếu thế - nhóm cần được bảo vệ việc làm và thu nhập nhất.
Theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn trong năm 2021 cho thấy, 21% người lao động phải ăn nhiều mì gói, hơn 48% lao động phải giảm lượng thịt hằng ngày, 22% chuyển từ mua sắm mỗi ngày sang dùng thực phẩm do người thân cung cấp, 15% chọn việc ăn gộp bữa, giảm bữa, 60% tiết kiệm các khoản chi, 11% phải vay mượn tiền của người thân và 0,3% lao động vay lãi suất cao, “tín dụng đen” hoặc bán sổ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên người ta thường bảo ở Việt Nam nhiều người không sống bằng “lương” mà bẳng “bổng”. “Bổng” thường được hiểu là những khoản thu nhập ngoài lương, mà trong nhiều trường hợp nằm ở “vùng xám”.
Đó là một thực tế tuy ít khi nói ra nhưng ai cũng biết, và nó lại không nằm trong nhóm đang băn khoăn của chuyện Hội đồng Tiền lương Quốc gia phải tính toán ra sao để thực sự người lao động ở chế độ xã hội chủ nghĩa nổi tiếng về tính ưu việt có thể “sống tối thiểu” như điều luật 91 của Bộ luật Lao động hiện hành.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.