Vào thế kỷ 18, nhiều tử tù ở Anh bị hành quyết trong thiết bị được gọi là 'cỗ máy treo cổ'. Theo đó, phạm nhân bị nhốt vào trong chiếc lồng hình người rồi treo lên cao ở nơi công cộng rồi chết trong đau đớn.
Trong suốt chiều dài lịch sử, giới chức trách đã áp dụng nhiều hình phạt tàn khốc dành cho tội phạm. Trong số này, cách hành quyết tội phạm bằng "cỗ máy treo cổ" khiến tù nhân chịu vô vàn đau đớn trong nhiều ngày trước khi mất mạng.
Cụ thể, các ghi chép lịch sử mô tả về việc "cỗ máy treo cổ" từng là phương pháp hành hình khá phổ biến dành cho tử tù ở Anh hồi thế kỷ 18.
Các nhà nghiên cứu cho hay "cỗ máy treo cổ" thường được áp dụng cho các tội phạm bị kết tội phản quốc, kẻ cướp, hải tặc.
Hình cụ "cỗ máy treo cổ" được người xưa thiết kế có hình dáng giống con người nhưng rỗng ruột bên trong. Nó có thể được làm bằng gỗ hoặc sắt.
Theo đó, tử tù sẽ được nhốt vào trong chiếc lồng hình người rồi khóa chặt lại. Tiếp đến, người hành hình sẽ kéo "cỗ máy treo cổ" lên cao, cách mặt đất vài mét.
Địa điểm hành hình tử tù là nơi công cộng. Theo đó, người dân sẽ có thể theo dõi toàn bộ quá trình xử tử phạm nhân bằng "cỗ máy treo cổ".
Thay vì mất mạng ngay lập tức như cách treo cổ truyền thống, tù nhân bị hành hình bằng "cỗ máy treo cổ" sẽ mất mạng sau vài ngày.
Trong khoảng thời gian đó, tử tù sẽ bị phải đối mặt với nắng nóng hoặc lạnh lẽo, đói khát, mất nước...
Phương pháp hành hình tử tù này không chỉ nhằm mục đích xử phạt nghiêm khắc phạm nhân mà còn răn đe những kẻ khác, hãy coi đó là tấm gương. Nếu phạm tội tương tự thì họ sẽ có thể hứng chịu cái chết đầy đau đớn như vậy.