Giải đáp bí ẩn lớn nhất của kim tự tháp Ai Cập - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Traveling | Du Lịch


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Giải đáp bí ẩn lớn nhất của kim tự tháp Ai Cập
V́ sao kim tự tháp Ai Cập lại nằm ở sa mạc xa xôi? Nghiên cứu mới cho biết một nhánh của sông Nile từng chảy qua vùng đất này.


Các kim tự tháp trong và xung quanh Giza đă mang đến những câu đố hấp dẫn và hóc búa cho giới nghiên cứu trong nhiều thiên niên kỷ. Người Ai Cập cổ đại đă di chuyển những khối đá vôi như thế nào? Tại sao họ có thể vận chuyển một số khối đá nặng hơn một tấn mà không cần dùng đến bánh xe? Tại sao những lăng mộ này lại được xây dựng ở vùng sa mạc xa xôi và khắc nghiệt?

Nghiên cứu mới - được công bố hôm 16/5 trên tạp chí Communications Earth & Environment - đă đưa ra câu trả lời khả dĩ, cung cấp bằng chứng mới cho thấy một nhánh sông Nile từng len lỏi qua vùng đất này, nơi từng có khí hậu ẩm ướt hơn nhiều. Nghiên cứu cho biết hàng chục kim tự tháp Ai Cập trải dài 65 km bao quanh tuyến đường thủy, bao gồm cả những công tŕnh nổi tiếng nhất ở Giza.

Phát hiện nhánh sông cổ ở vùng sa mạc

Theo nghiên cứu, đường thủy cho phép công nhân vận chuyển đá và các vật liệu khác để xây dựng di tích. Những con đường đắp cao trải dài theo chiều ngang, nối các kim tự tháp với các cảng sông dọc theo bờ sông Nile.

Hạn hán kết hợp với hoạt động địa chấn rất có thể đă khiến ḍng sông cạn dần theo thời gian và cuối cùng bị phù sa lấp đầy, loại bỏ hầu hết dấu vết của nó.

Nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận dựa trên dữ liệu từ vệ tinh gửi sóng radar xuyên qua bề mặt Trái Đất và phát hiện các đặc điểm ẩn giấu. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu c̣n dựa vào các lơi trầm tích và bản đồ từ năm 1911 để khám phá, truy t́m dấu vết của tuyến đường thủy cổ xưa. Những công cụ này cũng đang giúp các nhà khoa học môi trường lập bản đồ sông Nile cổ đại, hiện bị bao phủ bởi cát sa mạc và các cánh đồng nông nghiệp.


Nhánh Ahramat của sông Nile chảy quanh các kim tự tháp Ai Cập. Ảnh: Eman Ghoneim.

Trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia đă luôn nghi ngờ rằng thuyền giúp vận chuyển công nhân và vật liệu để xây dựng kim tự tháp. Một số nghiên cứu trước đây đă đưa ra các giả thuyết tương tự với nghiên cứu mới. Phát hiện mới củng cố lư thuyết và lập bản đồ một khu vực rộng lớn hơn nhiều.

Tác giả của nghiên cứu mới, Eman Ghoneim, giáo sư khoa học Trái Đất và đại dương tại Đại học North Carolina Wilmington, viết trong email: "Bản đồ hệ thống kênh cổ của sông Nile đă bị phân mảnh và cô lập. Người Ai Cập cổ đại sử dụng đường thủy để vận chuyển thường xuyên hơn chúng ta nghĩ".

Nghiên cứu xem xét 31 kim tự tháp giữa Lisht, ngôi làng phía nam Cairo và Giza. Chúng được xây dựng trong khoảng 1.000 năm, bắt đầu từ khoảng 4.700 năm trước. Khu kim tự tháp chứa các ngôi mộ của hoàng gia Ai Cập cổ đại. Các quan chức cấp cao thường được chôn cất gần đó.

Một số khối đá granit được sử dụng có nguồn gốc từ các địa điểm cách nơi xây dựng hàng trăm dặm về phía nam. Peter Der Manuelian, giáo sư Ai Cập học tại Đại học Harvard và là giám đốc Bảo tàng Phương Đông Cổ đại của Bảo tàng Harvard, cho biết trong một số trường hợp, các khối đá có thể nặng vài tấn.

Mở ra cánh cửa mới

Manuelian, người không tham gia vào nghiên cứu mới, cho biết bánh xe không được sử dụng để di chuyển các khối lớn, đó là lư do khiến các nhà nghiên cứu từ lâu nghi ngờ rằng người Ai Cập đă di chuyển vật liệu bằng nước.

Trước đây, các nhà nghiên cứu đă thừa nhận rằng người Ai Cập cổ đại có thể đă đào kênh dẫn tới các khu vực kim tự tháp.

Manuelian cho biết: “Các kênh và hệ thống đường thủy đă được biết đến từ nhiều thập kỷ. Nhưng các nghiên cứu mới hơn cho thấy sông Nile gần các kim tự tháp hơn chúng ta từng nghĩ, và các công cụ mới có thể cung cấp một số bằng chứng. Khảo cổ học ngày càng khoa học hơn và bạn có h́nh ảnh vệ tinh, radar xuyên qua mặt đất".

Ông nói thêm rằng nghiên cứu mới giúp cải thiện bản đồ của Ai Cập cổ đại.

Các phát hiện cho thấy cách đây hàng thiên niên kỷ, khí hậu Ai Cập nh́n chung ẩm ướt hơn và sông Nile có lượng nước dồi dào hơn. Con sông tách thành nhiều nhánh, một trong số đó – các nhà nghiên cứu gọi nó là nhánh Ahramat – dài khoảng 65 km.


Các vật liệu xây dựng kim tự tháp có thể được vận chuyển bằng đường sông. Ảnh: Bloomberg.

Theo tác giả, các khu kim tự tháp được đưa vào nghiên cứu và các ước tính liên quan đến nhánh sông khi mực nước dâng lên, chảy qua nhiều thế kỷ khá tương đồng về mặt thời gian cũng như vị trí.

Ngoài ra, một số kim tự tháp và đường đắp cao dường như nằm thẳng hàng với ḷng sông cổ, điều này cho thấy rằng chúng được kết nối trực tiếp với sông và rất có thể được sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng.

Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên một nghiên cứu khác vào năm 2022, trong đó sử dụng bằng chứng cổ xưa về các hạt phấn hoa từ các loài cây sống ở đầm lầy để gợi ư rằng có một tuyến đường thủy từng cắt qua sa mạc ngày nay.

Hader Sheisha, tác giả của nghiên cứu đó, hiện là phó giáo sư khoa lịch sử tự nhiên tại Bảo tàng Đại học Bergen, cho biết những phát hiện mới bổ sung bằng chứng rất cần thiết để củng cố và mở rộng lư thuyết.

"Nghiên cứu mới phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Nó cho thấy rằng khi các kim tự tháp được xây dựng, cảnh quan lúc đó khác với những ǵ chúng ta thấy ngày nay và người Ai Cập cổ đại có thể tương tác với thế giới vật chất của họ, khai thác môi trường như thế nào để tạo ra các công tŕnh vĩ đại", Sheisha nói.

Ghoneim và nhóm của bà giải thích trong nghiên cứu rằng nhánh sông Ahramat đă dịch chuyển về phía đông theo thời gian, một quá tŕnh có thể được thúc đẩy bởi hạn hán khoảng 4.050 năm trước. Sau đó, nó dần dần cạn kiệt, chỉ để lại một lớp phù sa bao phủ.

Ghoneim cho biết nhóm của bà có kế hoạch mở rộng bản đồ và nỗ lực phát hiện thêm các nhánh bị chôn vùi của vùng đồng bằng sông Nile. Việc xác định đường đi và h́nh dạng của nhánh sông cổ có thể giúp nhà nghiên cứu xác định vị trí tàn tích các khu định cư hoặc địa điểm chưa được khám phá trước khi những khu vực này được xây dựng lại.

Manuelian nói rằng ngày nay, nhà ở gần như tiến thẳng đến ŕa cao nguyên Giza. "Ai Cập là một bảo tàng ngoài trời rộng lớn và c̣n nhiều điều cần được khám phá".
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

TinNhanh247
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 05-19-2024
Reputation: 13834


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 34,662
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	a2ddef13d75c3e02674d.jpg
Views:	0
Size:	54.4 KB
ID:	2376157
TinNhanh247_is_offline
Thanks: 16
Thanked 1,688 Times in 1,529 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10 Post(s)
Rep Power: 45 TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:19.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04401 seconds with 14 queries