Những món ăn đặc trưng và những phong cảnh làm nên một địa điểm du lịch nhiều người yêu thích. Thậm chí khách c̣n bị mê hoặc và thích đi lại nhiều lần. Nếu chỉ có 1 ngày mà chưa biết đi chơi ở đâu th́ bạn trẻ có thể lên kế hoạch cho một ngày về Cần Thơ 'check-in' nhà cổ B́nh Thủy, ăn bánh xèo củ hủ dừa thịt vịt trứ danh.
Xuất phát từ TP.HCM vào lúc 5 giờ sáng bằng xe máy, chúng tôi có mặt tại TP.Cần Thơ sau 4 giờ lái xe. Chúng tôi theo chân nhóm bạn trẻ di chuyển đến một quán bánh xèo nổi tiếng tại đường Hoàng Quốc Việt, P.An B́nh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Quán này thu hút chúng tôi bởi không gian bếp được bày biện ngay trước cửa tiệm. Khách vào quán có thể vừa thưởng thức đồ ăn vừa nh́n các thợ làm bánh thuần thục đổ gần chục chiếc chảo bánh nghe “xèo xèo”.
Thưởng thức bánh xèo thịt vịt, củ hủ dừa
Nguyễn Thị Kim Ngân (23 tuổi, quê Phú Yên) cho biết: "Đây là lần đầu tiên tôi được ăn chiếc bánh xèo Nam bộ. Chiếc bánh xèo nơi đây to gấp 3 - 4 lần ở quê ḿnh. Bánh gịn ở ngoài nhưng bên trong lại mềm thơm mùi nước cốt dừa. Đặc sắc nhất của món này có lẽ là phần nhân củ hủ dừa gịn ngọt, thịt vịt băm được xào chín kết hợp với nhau thật sự độc đáo”.
1
Bánh xèo Nam bộ với nhân củ hủ dừa, thịt vịt đầy hấp dẫn khi ăn kèm với rau vườn
NGUYỄN ĐIỀN
Hương vị bánh xèo củ hủ dừa thịt vịt đă khiến cô gái miền Trung “phải ḷng” và tỏ ra nuối tiếc v́ ở TP.HCM, nơi cô đang làm việc, không có món bánh xèo giống như vậy.
Trần Thanh B́nh (26 tuổi, nhân viên văn pḥng tại Q.5, TP.HCM) lại ấn tượng với phần rau ăn kèm với bánh xèo. Anh chia sẻ: “Nó thật sự rất đa dạng, có những loại rau mà tôi chưa từng nghe tới bao giờ như lá cát lồi, lá xoài non. Các loại rau vườn có vị chua, đắng ăn kèm với bánh xèo tạo ra sự hài ḥa, giúp món ăn thơm ngon hơn”.
C̣n phần nước chấm đậm vị có thêm củ sắn cắt nhuyễn cũng là yếu tố giúp món bánh xèo củ hủ dừa, thịt vịt thêm phần hấp dẫn, theo B́nh.
Thực khách có thể vừa thưởng thức đồ ăn ngon, vừa ngắm đầu bếp đổ bánh xèo ngay trước không gian quán
NGUYỄN ĐIỀN
“Check-in” nhà cổ B́nh Thủy
Thưởng thức xong món bánh xèo trứ danh, chúng tôi nghỉ chân tại một quán nước ven đường để bắt đầu “check-in” nhà cổ B́nh Thủy vào buổi chiều. Cách trung tâm TP.Cần Thơ khoảng 10 km, chúng tôi chỉ mất khoảng 30 phút để t́m đến nơi đây vào lúc 15 giờ.
Ngoài bánh xèo, bánh khọt cũng là một đặc sản khiến các bạn trẻ mê mẩn
NGUYỄN ĐIỀN
Nhà cổ B́nh Thủy hay c̣n gọi là Nhà thờ họ Dương tọa lạc trên đường Bùi Hữu Nghĩa, P.B́nh Thủy, Q.B́nh Thủy, TP.Cần Thơ, là một kiến trúc độc đáo có trên trăm năm tuổi. Bước qua lớp cổng rào phía ngoài đường, bên trong có một cổng phụ với lối kiến trúc cổ Á Đông, khung gỗ mái ngói, dưới mái có tấm biển kẻ chữ.
Chúng tôi chỉ được tham quan, chụp h́nh ở bên ngoài khuôn viên nhà cổ, nhưng vẫn cảm nhận được đây là một ngôi nhà có bố cục rất cân đối và đầy đủ tiện nghi. Tường bao bên ngoài được xây bằng gạch với kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói. Ngôi nhà nằm giữa vườn mở cửa ra 4 hướng, xung quanh là vườn hoa. Hậu duệ đời thứ 5 của ngôi nhà là ông Dương Văn Ngôn có thú chơi hoa cảnh, nhất là hoa lan nên ngôi nhà c̣n có tên gọi là “Vườn lan B́nh Thủy”.
Không gian và lối kiến trúc độc đáo của nhà cổ B́nh Thủy thu hút giới trẻ đến “check-in”
NGUYỄN ĐIỀN
Là một người yêu kiến trúc, anh Hoàng Nhật Nam (sinh viên Trường ĐH Văn Lang) cho biết anh cảm thấy choáng ngợp trước nét kiến trúc độc đáo, tinh xảo của nhà cổ.
“Hơn một thế kỷ tồn tại, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc và chiến tranh, nhà cổ B́nh Thủy vẫn may mắn tồn tại, được các thế hệ chăm sóc, ǵn giữ và tỏa sáng, trở thành một di sản quư báu. Đó là một kiến trúc đặc sắc của tầng lớp giàu có ở Cần Thơ nói riêng và Nam bộ nói chung, thể hiện sự giao thoa văn hóa trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động”, Nam chia sẻ.
16 giờ, khi cái nắng đă bớt gay gắt, đây cũng là lúc ánh sáng đẹp để chúng tôi có những tấm ảnh “check-in” lưu lại làm kỷ niệm về một chuyến đi ngắn nhưng đầy những trải nghiệm thú vị.