Emden Deep - một phần của Rănh Philippine - là một trong những địa điểm sâu nhất Trái đất. Khu vực này là một phần chưa từng được khám phá và cũng là một trong những đáy biển cổ đại nhất thế giới. Mới chỉ vài tháng trước, khu vực này vẫn chưa từng có sự hiện diện của con người. Ở độ sâu 10.000 mét dưới mực nước biển, các nhà khoa học gặp một cảnh tượng bất ngờ.
Thám hiểm đáy đại dương
Tiến sĩ Deo Florence Onda t́m kiếm những điều bí ẩn trong bóng tối sâu thẳm của đại dương ở dưới bề mặt biển hơn 10.000m, tại rănh biển sâu thứ 3 Trái đất.
Emden Deep - một phần của Rănh Philippine - là một trong những địa điểm sâu nhất Trái đất. Khu vực này là một phần chưa từng được khám phá và cũng là một trong những đáy biển cổ đại nhất thế giới. Mới chỉ vài tháng trước, khu vực này vẫn chưa từng có sự hiện diện của con người.
Nhà hải dương Onda - cũng là nhà vi sinh vật học 33 tuổi từ Viện Khoa học Biển của Đại học Philippines - tự nhận ḿnh là người "rất thích phiêu lưu". Mặc dù đến từ vùng nhiệt đới nhưng anh đă hoàn thành nghiên cứu tiến sĩ về Bắc Cực. Dù vậy, hành tŕnh xuống đáy biển vẫn là một điều hoàn toàn khác biệt.
Những cuộc phiêu lưu dưới đáy biển sâu rất hiếm khi được tổ chức và rất phức tạp, khiến chúng giống như những cuộc phiêu lưu ra ngoài không gian.
"Cảm giác xuống đáy biển là điều không ai có thể chuẩn bị được. Bạn không biết ḿnh phải chờ đợi điều ǵ. Đó thực sự là sự chuẩn bị về mặt tinh thần, ở trong một chiếc tàu lặn nhỏ mà không sợ hăi khi bạn đang lặn và tạm biệt thế giới", anh kể lại.
Trong khoảng thời gian 12 giờ vào tháng 3, Onda và nhà thám hiểm người Mỹ Victor Vescovo từ Caladan Oceanic - một tổ chức tư nhân chuyên phát triển công nghệ dưới đáy biển - đă lặn xuống khám phá rănh biển với hy vọng có thể chiêm ngưỡng đáy đại dương.

Ảnh: Verola Media/Caladan Oceanic
"Nh́n lại các nghiên cứu về rănh biển Philippines, những ghi chép đầu tiên vào những năm 1950 và sau đó có một số nghiên cứu chi tiết hơn vào những năm 1970. Tuy nhiên, công nghệ lúc đó chưa tốt hoặc chưa chính xác. Đây là cơ hội để chúng tôi xem những ǵ đang xảy ra," Onda nói.
"Khi chúng tôi sắp chạm đến đáy biển, tôi đă mong đợi nh́n thấy những thứ đáng sợ, ḅ qua hoặc nh́n vào cửa sổ của tàu ngầm".
"Con sứa ḱa"
Thay vào đó, thứ chào đón họ trong bóng tối sâu thẳm là một thứ ǵ đó quen thuộc hơn nhiều - một thứ cũng đă trôi từ trên bề mặt biển xuống.
"Có một khoảnh khắc khá hài hước khi chúng tôi khám phá khu vực. Khi đó tôi thấy một vật màu trắng đang nổi quanh tàu. Tôi kêu lên: 'Victor, con sứa ḱa'. Chúng tôi tiến lại tiếp cận và hóa ra nó chỉ là nhựa".
"Điều bất thường duy nhất ở đây là rác thải của con người. Có rất nhiều rác dưới rănh biển. Có rất nhiều đồ nhựa, một chiếc quần, một chiếc áo sơ mi, một con gấu bông, bao b́ và rất nhiều túi nhựa. Thậm chí ngay cả tôi, tôi cũng không mong đợi nh́n thấy những thứ như vậy dù tôi làm nghiên cứu về nhựa," anh nói.

Ảnh: Verola Media/Caladan Oceanic
"Lần đầu tiên được nh́n thấy đáy biển là một đặc ân với tư cách là một con người, đại diện cho 106 triệu người Philippines và hàng tỷ người trên thế giới. Nhưng trở thành nhân chứng cho mức độ ô nhiễm và là nhân chứng cho mức độ nghiêm trọng của vấn đề nhựa từ bề mặt đến đáy đại dương, là một điều khác".
"Tôi có trách nhiệm phải nói với mọi người rằng rác của họ sẽ không ở lại nơi họ vứt chúng. Nó sẽ đi đến một nơi khác và nó sẽ ch́m xuống biển".
Kế hoạch ban đầu nhằm nghiên cứu khoa học đă phải thay đổi thành một chuyến đi hoàn toàn chỉ để ghi chép thông tin do đại dịch COVID và những khó khăn trong việc đảm bảo chính quyền cho phép nghiên cứu sâu hơn.
Tuy nhiên, Onda cho biết nỗ lực này đă mang lại cho anh những hiểu biết hấp dẫn và một nền tảng để tŕnh bày chi tiết các vấn đề đối mặt với môi trường biển sâu, một lĩnh vực rất khó nghiên cứu ở Philippines do thiếu hậu cần và chi phí.
Trọng tâm nghiên cứu chính của Onda là về ṿng đời và vai tṛ của vi sinh vật, chẳng hạn như thực vật phù du, giúp sản xuất oxy và là một trong những động lực chính tạo ra năng lượng và sinh khối trong hệ sinh thái biển.
Việc phát hiện ra nhựa trong rănh biển đă khiến Onda sốc. Nhà nghiên cứu lo ngại rằng bản chất "xuyên biên giới" của nhựa đă lan rộng trong các đại dương và đang gây ra những hậu quả sâu sắc nhưng chưa được biết đến đối với các hệ sinh thái biển, và thực tế là đối với chính nền tảng của sự sống trên hành tinh.

Ảnh: Verola Media/Caladan Oceanic
"Các vi sinh vật là nguồn lực chính trong lưu trữ carbon, sau đó dẫn đến biến đổi khí hậu. Khi thực vật phù du tiêu thụ carbon, lấy carbon dioxide từ khí quyển, chúng chuyển nó thành chất hữu cơ dạng hạt ch́m xuống đáy đại dương và được lưu trữ trong hàng triệu năm", anh nói.
"Chúng tôi thực sự không biết mức độ đa dạng sinh học trong các môi trường biển sâu này. Chúng tôi chưa biết toàn bộ vai tṛ của chúng đối với các quá tŕnh địa hóa sinh học, cách chúng điều ḥa thời tiết và khí hậu".
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các lớp sâu hơn của đại dương đang ấm lên với tốc độ chậm hơn so với bề mặt. Tuy nhiên, đối với động vật hoang dă và sinh vật trong những môi trường này, việc tiếp xúc với sự nóng lên của khí hậu có thể nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều rủi ro hơn.
Trong khi đó, cách thức rác sinh hoạt rơi xuống đáy biển sâu - thông qua các tầng nước biển khác nhau - vẫn là điều cần nghiên cứu thêm. Nhưng đó là bằng chứng cho thấy đại dương là một thể đồng nhất và mọi thứ đều liên kết với nhau.