Anh Vũ sơn hay núi Ông Két là một trong bảy ngọn núi làm nên biểu tượng Thất Sơn.
Có tên gọi này là v́ lưng chừng núi nhô ra một mỏm đá lớn, từ xa trông hệt như đầu con chim két. Điều đặc biệt là núi chỉ cao 225m, dài 1.100m, nhưng từ chân núi lên tới đỉnh có tới hơn 23 điểm thờ cúng liên quan tới các truyền thuyết, điển tích dân gian.
Ngày nay nói tới Thất Sơn người ta thường liên tưởng tới vùng đất rộng lớn chạy dài từ núi Sam vào tới huyện Tịnh Biên rồi ṿng sang Tri Tôn. Vùng này thật ra có tới gần 40 ngọn núi, nhưng hiếm có nơi nào lại lưu dấu nhiều bậc cao nhân như núi Két. Ngọn núi này có rất nhiều hang động, là nơi có nhiều cao nhân về đây tu hành.
Một trong những người được nhắc tới nhiều nhất là danh tăng Đoàn Minh Huyên (tức phật thầy Tây An), người sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, đồng thời cũng là nhà yêu nước, nhà dinh điền có công khai hoang nhiều vùng đất ở miền Tây Nam bộ.
Ông có nhiều đệ tử giỏi, là danh tăng, lănh tụ nghĩa quân kháng Pháp như đức cố quản Trần Văn Thành, Đạo Thắng, Tăng Chủ, Đạo Xuyến, Đạo Lập... Đức Huỳnh Phú Sổ - người lập nên hệ phái Phật giáo Ḥa Hảo, cũng từng lưu lại ngọn núi này và hiện tại đây vẫn c̣n điện thờ ông.
Ngoài ra, một nhân vật khá nổi tiếng từng đến núi Két tu tập là cụ Cử Đa (Nguyễn Văn Đa), quê ở Phù Cát, B́nh Định (cũng có tài liệu nói quê cụ ở Mỹ Tho, Tiền Giang), thi đỗ cử nhân vơ, tham gia chống Pháp.
Việc lớn không thành, Cử Đa bị Pháp truy gắt quá đă vào miệt Thất Sơn ẩn tu, lấy đạo hiệu là Ngọc Thanh. Người ta đúc kết trước sau đă có hơn mười vị cao nhân đến núi Két tu hành đắc đạo. Chính điều đó đă làm nên sức hút cho ngọn núi thiêng này, với những ngày cao điểm có tới vài ngàn lượt khách hành hương chiêm bái.
Tạo hóa ban tặng cho núi Két nhiều cảnh đẹp hoang sơ, có phần huyền bí.
Điện Huỳnh Long được lập trên một tảng đá khổng lồ, bên cạnh khoảng sân rộng. Nơi đây, phật thầy Tây An cùng các môn đệ đă có thời gian tham thiền tĩnh tọa.
Điện U Minh án ngữ nơi cửa hang sâu, có tượng Thanh xà, Bạch xà trấn yểm, lại thêm Ngưu đầu, Mă diện mặt mày dữ tợn, cầm đao thương răn đe người đời không được làm điều trái đạo.
Ngay dưới nền điện có một miệng hang vừa một người chui lọt, được đậy tôn cẩn thận. Đường xuống hang ngoằn ngoèo, chỉ vừa một người chui, nhưng qua một đoạn chừng mươi thước hang đột nhiên trở nên rộng răi rồi ăn thông ra vách đá cheo leo.
Trong hang có mấy phiến đá rộng khá phẳng, tương truyền là nơi cụ Cử Đa từng ngồi tu luyện trong những ngày buồn nản v́ chí lớn không thành.
Trong hang này c̣n một ngách dẫn tới hang khác sâu và rộng hơn. Người ta kể trước năm 1975 có một số ẩn sĩ t́m đến đây để ẩn tu, nhưng sau khi họ đi xuống không thấy ai trở lên.
Cách đây hơn 10 năm, khi đưa vào khai thác du lịch, ngách rẽ này được xây bít lại bằng bêtông để đảm bảo an toàn cho khách hành hương có ư khám phá tận cùng hang động.
Từ chân núi đi lần tới đỉnh, khách hành hương xem chừng đă thấm mệt. Ngước nh́n lên ḥn đá to, chiều cao dễ tới trên 20m, lại thấy hiện ra giếng tiên.
Kỳ lạ thay, giữa non cao lộng gió lại sinh ra cái giếng tṛn, ăn sâu vào phiến đá như nắm tay của người khổng lồ tạo ra. Nước lấy lên từ ḷng giếng ngọt lịm, mát và trong như nước cất, quanh năm không cạn. Cho đến giờ chưa ai lư giải được duyên cớ nào đă sinh ra giếng.
Có điều chắc chắn giếng đă tồn tại từ rất lâu, bởi miệng giếng ṃn nhẵn có chỗ hằn sâu dấu chân người cúi xuống lấy nước.
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.