Nhật Bản hiện đang hướng tới chiến lược rơ ràng hơn trong vấn đề Đài Loan, trường hợp Bắc Kinh tấn công ḥn đảo, Tokyo nhiều khả năng sẽ tham chiến, theo bài b́nh luận của tác giả Ji Yong được đăng trên tờ Vision Times .
Trước khi các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Trung Quốc hội đàm ở Alaska, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken và Bộ trưởng Quốc pḥng Austin đă bay đến Tokyo để gặp các quan chức đồng cấp bên phía Nhật Bản – ngoại trưởng Motegi và Bộ trưởng Quốc pḥng Nobuo Kishi. Sau khi đàm phán 2 + 2 kết thúc, truyền thông Nhật Bản đưa tin Bộ trưởng Quốc pḥng Nobuo Kishi tuyên bố rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản đă xác nhận trong cuộc họp này rằng nếu một cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan nổ ra, và lực lượng Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau trong Khuôn khổ của Hiệp ước An ninh Mỹ – Nhật.
Tiếp theo, Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản có thể cung cấp sự trợ giúp cần thiết cho quân đội Mỹ, điều này chắc chắn đă thay đổi thái độ mơ hồ của chính phủ Nhật Bản về vấn đề eo biển Đài Loan trong quá khứ.
Căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa có thể nhanh chóng can thiệp vào cuộc chiến ở Đài Loan
Theo hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, Tokyo có thể cung cấp các căn cứ, cơ sở quân sự, hỗ trợ về hậu cần cho quân đội Mỹ. Đây là một điều khoản quan trọng trong hiệp ước an ninh Washington và Tokyo, được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến t́nh h́nh ở eo biển Đài Loan.
Hiện Mỹ có nhiều căn cứ quân sự ở Nhật Bản, và Okinawa là một trong những căn cứ quan trọng. Nằm ở quần đảo Okinawa, phía Tây Nam của Nhật Bản. Bao gồm Căn cứ Kadena của Không quân Hoa Kỳ, nhiều trạm của Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến thứ ba và Sân bay Futenma, căn cứ này chỉ cách Đài Loan vài bước chân, thậm chí c̣n gần hơn Guam.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đă tích cực phát triển khả năng “chống tiếp cận”, với hy vọng ngăn chặn quân đội Mỹ khỏi eo biển Đài Loan. Trường hợp Quân Giải phóng PLA không tấn công căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa, th́ Hoa Kỳ có khả năng sử dụng căn cứ này làm bàn đạp để nhanh chóng can thiệp vào cuộc chiến ở Đài Loan.
Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh tấn công căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa, điều đó tương đương với việc Nhật Bản bị tấn công, điều đó sẽ khiến Tokyo tham chiến. Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản chắc chắn sẽ tấn công các máy bay chiến đấu hoặc tàu của Trung Quốc, đột nhập hoặc tiếp cận lănh hải và các khu vực lân cận của Nhật Bản. Điều này có nghĩa là Nhật Bản sẽ phong tỏa quần đảo Okinawa và eo biển Miyako, ngăn không cho máy bay chiến đấu hoặc tàu chiến của Trung Quốc đi qua eo biển Miyako vào vùng biển phía đông của Đài Loan.
Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc không tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, để ngăn Tokyo can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, th́ vẫn khó tránh khỏi xung đột với Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản. Điều này là do các dự luật liên quan đến an ninh của Nhật Bản được sửa đổi gần đây, các hạn chế đối với nhiệm vụ của Lực lượng Pḥng vệ đă được nới lỏng rất nhiều, trong đó quan trọng nhất là tăng cường sự bảo vệ và hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ.
Chính phủ Nhật Bản vừa thông báo Lực lượng Pḥng vệ của họ đă hộ tống quân đội Mỹ 25 lần trong năm 2020, một năm trước đó con số này chỉ là 14. Trong số 25 nhiệm vụ này, 4 nhiệm vụ do Lực lượng Pḥng vệ hộ tống khi tàu chiến Mỹ thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin t́nh báo và giám sát, và 21 nhiệm vụ c̣n lại là bảo vệ sự an toàn của các máy bay quân sự Mỹ trong các cuộc tập trận chung.
Nhiều khả năng các nhiệm vụ hỗ trợ như vậy sẽ thường xuyên hơn trong tương lai. Chưa kể theo những sửa đổi của dự luật an ninh, Lực lượng Pḥng vệ có thể hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ, bao gồm vận chuyển vũ khí, nhân viên, vật tư và dịch vụ y tế. Nếu quân đội Mỹ đưa ra yêu cầu, liệu Lực lượng Pḥng vệ có từ chối và phá hủy liên minh giữa hai nước? Nếu đồng ư, Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản tương đương với việc tham chiến.
Mặt khác, phạm vi của các loại vũ khí đang tăng dần theo từng ngày, và đây không phải là cuộc chiến ở Trung Đông hay châu Phi. Cuộc chiến có khả năng kéo dài từ Eo biển Đài Loan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến phía Tây Nam Nhật Bản, Nhật Bản gần như không c̣n chỗ để né tránh.
Ngoài ra, Mỹ và Nhật Bản đă chia sẻ thông tin t́nh báo từ lâu. Thông tin t́nh báo thu được từ máy bay trinh sát, tàu chiến, trạm radar và vệ tinh do thám của Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản sẽ được cung cấp cho quân đội Mỹ trong thời gian sớm nhất.
Trong quá khứ, Nhật Bản dựa vào việc duy tŕ thái độ mơ hồ đối với các vấn đề nhạy cảm để có được không gian lớn nhất. Điều đó xảy ra một phần do Hoa Kỳ cũng duy tŕ một chính sách mơ hồ chiến lược về vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên sự xấu đi của quan hệ Mỹ-Trung, Hoa Kỳ đă dần thay đổi sự mơ hồ chiến lược trong vấn đề Đài Loan và dần hướng tới một chiến lược rơ ràng hơn, điều này chắc chắn tác động đến Nhật Bản.
Lực lượng Pḥng vệ ở Miyakojima tăng gấp đôi
Trên thực tế, chính phủ Nhật Bản không phải là không biết về t́nh h́nh này, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền hiện nay vừa thành lập một “Lực lượng đặc nhiệm nghiên cứu chính sách Đài Loan”, bên cạnh việc nghiên cứu việc tăng cường quan hệ ngoại giao với Đài Loan, họ cũng t́m hiểu sâu hơn các vấn đề liên quan đến Đài Loan.
Đồng thời, Bộ Quốc pḥng Nhật Bản cũng đang tăng cường khai triển quân sự tới quần đảo Tây Nam, trong đó có việc thành lập một trung đoàn cơ động đổ bộ tương đương với Thủy quân lục chiến. Họ cũng tiến hành các cuộc tập trận chung để tăng cường khả năng tái chiếm các đảo ở xa.
Một khẩu đội tên lửa chống hạm mới được thành lập trên đảo Miyakojima, được trang bị tên lửa chống hạm Kiểu 12, và một khẩu đội tên lửa pḥng không cũng đóng quân cùng lúc, được trang bị tên lửa đất đối không Kiểu 03, đă tăng số lượng Lực lượng Pḥng vệ đóng trên Miyakojima lên gấp đôi.
Một phi đội tên lửa chống hạm khác mới được thành lập sẽ được điều tới đảo Ishigaki gần Đài Loan hơn, nỗ lực phong tỏa eo biển Miyako trường hợp xảy ra chiến tranh là rất rơ ràng. Thậm chí, Bộ Quốc pḥng Nhật Bản c̣n có kế hoạch mở rộng lực lượng đồn trú trên đảo Yonaguni để ngăn chiến tranh ở eo biển Đài Loan lan sang Nhật Bản.
An ninh trên eo biển Đài Loan là vấn đề lợi ích quốc gia của Nhật Bản
Đối với Đài Loan, việc tăng cường hợp tác an ninh với Nhật Bản cũng gặp nhiều trở ngại. Đầu tiên là vấn đề lịch sử, đặc biệt, Đài Loan đă từng là thuộc địa của Nhật Bản, mặc dù sự ủng hộ của người dân đối với Nhật Bản không hề thấp nhưng khi liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Điếu Ngư Đài (Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo này gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Chính phủ Nhật Bản từng mạnh tay xua đuổi các tàu đánh cá Đài Loan đi qua biên giới, khiến dư luận Đài Loan phẫn nộ. Đảo Ishigaki, đảo Iriomote và đảo Yonaguni của Nhật Bản nằm gần vùng biển phía đông bắc của Đài Loan, nơi vùng nhận dạng pḥng không được kiểm soát chặt chẽ.
Trước đây, khi một máy bay chiến đấu của Không quân Đài Loan đang bay huấn luyện trên vùng trời phía đông bắc đă bị máy bay chiến đấu của Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản đánh chặn khiến hai bên căng thẳng. Thậm chí, đă có trường hợp hạm đội hải quân Đài Loan vượt qua biên giới khi tập trận, khiến người chỉ huy bị trừng phạt. Những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết thông qua liên lạc giữa Đài Loan và Nhật Bản.
Đài Loan đă bị Trung Quốc đàn áp và phong tỏa trong một thời gian dài, khó có được vũ khí tối tân từ thị trường quân sự quốc tế, gần như dựa vào việc mua bán vũ khí của Mỹ. Mặc dù Đài Loan tích cực phát huy tính độc lập bảo vệ Tổ quốc, nhưng năng lực kỹ thuật c̣n hạn chế, khó đạt được những đột phá then chốt.
Nhật Bản th́ vừa nới lỏng các hạn chế xuất khẩu vũ khí, và chính sách của họ đối với Đài Loan cũng được nới lỏng. Mặc dù khả năng mua vũ khí trực tiếp từ Nhật Bản vẫn chưa cao trong t́nh h́nh hiện nay, nhưng Đài Loan có thể cố gắng đạt được sự chuyển giao công nghệ tương đối thấp từ Nhật Bản. Theo quan điểm của Nhật Bản, an ninh và ổn định của eo biển Đài Loan có tầm quan trọng sống c̣n đối với lợi ích quốc gia của nước này.
Với sức ép ngày càng leo thang của Trung Quốc, cách tốt nhất để hỗ trợ Đài Loan tự vệ, là hỗ trợ Đài Loan thiết lập khả năng răn đe hiệu quả. Xuất khẩu công nghệ quân sự quan trọng có khả năng hỗ trợ Đài Loan trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc, hơn là thúc đẩy cấp độ ngoại giao hoặc hỗ trợ bằng lời nói chính trị. Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng đương nhiệm Nobuo Kishi luôn tỏ ra thân thiện với Đài Loan, đây là cơ hội có thể tích cực theo đuổi, nếu có thể thiết lập hợp tác kỹ thuật lâu dài sẽ giúp ích rất nhiều cho nền độc lập quốc pḥng.
Kết luận: Sự mơ hồ chiến lược của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với Đài Loan đă xác định mối quan hệ bốn bên giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan trong vài thập kỷ qua, nhưng t́nh h́nh này đă thay đổi trước sự bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc. Một khi Bắc Kinh động binh ở Đài Loan, Tokyo nhiều khả năng sẽ hỗ trợ cho Washington tham chiến, điều đó sẽ có lợi cho Đài Loan nhưng chắc chắn sẽ gây ra phản ứng dữ dội hơn nữa từ Trung Quốc.
Thanh Hải
|
|