Rất nhiều nhà kính được xây dựng ở Đà Lạt có thể là nguyên nhân chính gây ra ngập lụt. Thành phố sương mù Đà Lạt vừa trải qua cơn lụt lịch sử sau trận mưa kéo dài từ tối 7 Tháng Tám đến sáng 8 Tháng Tám, 2019.
Truyền thông tại Việt Nam tường thuật, “Nước từ suối Cam Ly, dâng cao, tràn vào các khu dân cư, đường sá, gây ngập nhiều ôtô của người dân dựng hai bên đường. Nhiều nhà dân, khách sạn trong khu vực bị ngập sâu trong nước. Lực lượng chức năng đă phải tổ chức sơ tán, di dời nhiều gia đ́nh ra khỏi khu vực nguy hiểm ở huyện Lạc Dương.”
Nguyên nhân dẫn đến trận lụt lịch sử này là nhà kính, nhà lưới trồng rau, hoa bao vây Đà Lạt tứ phía. Hàng ngàn nhà kính này phủ kín những đồi thông được cho là nguyên nhân chính.
Khoảng 10 năm trở lại đây, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) không chỉ bê tông hóa một cách chóng mặt mà c̣n bị bao vây tứ phía bởi nhà kính, nhà lưới dựng lên để trồng rau và hoa.
Trồng rau, hoa trong nhà kính (dùng nylon bao bọc tứ bề diện tích nhà lồng) là phương pháp có rất nhiều ưu điểm để hạn chế những yếu tố bất lợi về thời tiết như mưa, xói ṃn, sương muối… tác động đến cây trồng.
Nhà kính và nhà lưới bao vây các con đường của thành phố Đà Lạt. (H́nh: ****)
Tuy nhiên, phương thức nông nghiệp này đang phát triển tự do, ào ạt, làm phá vỡ quy hoạch, cảnh quan và môi trường sinh thái của Đà Lạt. Diện tích nhà kính ngày càng lớn đă tạo nên những mảng màu trắng ngà lấn át màu xanh tự nhiên của rừng thông, cây xanh vốn có của thành phố này.
Ông Huỳnh Xưng (nông dân trồng rau ở phường 9, Đà Lạt) cho rằng, ngày xưa Đà Lạt có nhiều hồ thuỷ lợi, nếu mưa nhiều nước cũng sẽ chảy bớt vào các hồ chứ không đổ dồn ra suối như hiện nay.
“Riêng đoạn dọc suối Cam Ly từ đường Lư Thường Kiệt xuống tới hồ lắng của hồ Xuân Hương kéo dài gần 2 km hiện giờ bị các nhà kính, nhà dân xây dựng ra sát bờ suối, thu hẹp ḍng chảy. Nước đổ về nhiều kéo theo rác thải nông nghiệp khiến ḍng suối đă nhỏ lại càng khó thoát nên mỗi lần mưa lớn nước suối lại tràn vào những vườn xung quanh.”
H́nh ảnh chụp trên cao cho thấy đồi thông hai mộ trở thành đồi nhà kính. Hồ Than Thở, một danh thắng của Đà Lạt, đang bị nhà kính áp sát, làm biến dạng hồ.
Theo thống kê, toàn tỉnh Lâm Đồng có 5,500 ha nhà kính, nhà lưới. Riêng Đà Lạt chiếm gần 2,800 ha diện tích nhà kính trồng rau và hoa, trong khi tổng diện tích sản xuất nông nghiệp chỉ 10,000 ha.