Tại sao không nên nhường ghế trên tàu điện ngầm cho người già ở Nhật? Nhật là một trong những nước châu Á, luôn kính người già mà sao lại có chuyện đó nhỉ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này.
Ngay cả khi muốn nhường ghế cho người lớn tuổi, bạn cũng cần một số lưu ư nhất định, tránh gây tổn thương cho họ.
Nhường chỗ cho người già là quy tắc lịch sự phổ biến ở nhiều quốc gia. Đặc biệt ở các quốc gia châu Á, hành động này thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi. Những người trẻ tuổi phớt lờ, "chiếm chỗ" của người già thậm chí c̣n bị lên án, được coi là một hành xử tồi tệ. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng xảy ra.
Khi đi du lịch Nhật Bản, nhiều người từng bắt gặp cảnh những hành khách lớn tuổi phải đứng, trong khi những người trẻ tuổi hơn họ lại ngồi. H́nh ảnh này dường như rất khó chấp nhận ở một quốc gia văn minh, nổi tiếng bởi lối hành xử đẹp trong cộng đồng. Trên thực tế, mỗi đất nước lại có một quan niệm riêng mà trước khi đặt chân tới, bạn đều cần phải t́m hiểu.
Khi đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản, bạn cũng cần phải quan sát và t́m hiểu văn hóa nước bạn. Ảnh: Japan Times
Người Nhật nổi tiếng với sự tự trọng rất cao. Người ta cho rằng hành động người khác nhường ghế giống như một một sự thiếu tôn trọng, cho rằng họ đă già và không thể tự lo cho ḿnh hoặc cũng có thể khiến họ cảm thấy tổn thương khi nghĩ về tuổi tác. Ngoài ra, người Nhật đặc biệt ngại cảm giác gây bất tiện cho cộng đồng xung quanh nên sẽ cảm thấy không thoải mái nếu người khác v́ ḿnh mà phải nhường chỗ. Trên thực tế, Nhật Bản có tỷ lệ dân số già chiếm đa số. Rất nhiều người trên 60 tuổi vẫn tiếp tục lao động và sinh hoạt như người trẻ tuổi.
Thông thường, nếu người lớn tuổi cảm thấy không khỏe trong người, họ sẽ chủ động t́m ghế ngồi nếu c̣n chỗ, thay v́ để người khác đứng lên, ra hiệu nhường chỗ cho ḿnh. Có quan điểm của người Nhật cho rằng, ngay cả khi bạn có ḷng tốt muốn nhường ghế th́ cũng không đồng nghĩa với việc người khác phải chấp nhận điều đó.
Không nhiều người trẻ Nhật Bản có hành động chủ động nhường ghế. Phần lớn số họ sẽ đứng trên tàu và để số ghế trống nhiều hơn, dành cho người già, phụ nữ có thai, người ốm hoặc trẻ em có thể thoải mái ngồi. Đây được xem là một sự tôn trọng "vô h́nh", sẽ không ảnh hưởng đến cảm xúc của người lớn tuổi. C̣n nếu đang ngồi mà thấy có hành khách cao tuổi, bạn có thể lẳng lặng đứng dậy ra đi về phía cửa ra vào, giống như chuẩn bị xuống ga. Nếu vị khách đó cảm thấy muốn ngồi sẽ chủ động t́m tới.
VietBF@ sưu tầm.