H́nh ảnh dưới đây càng chứng tỏ người Việt rất xấu xí. “Em có nh́n thấy quá trời rác ở dưới sàn không? Ngon mấy mà bẩn th́ anh cũng không thể ăn được”, James Harrison quả quyết.
Sống ở TP.HCM 4 năm, người đàn ông quốc tịch Úc vẫn chưa thể làm quen với việc đi đâu cũng gặp rác, nhất là nhiều nhà hàng sang trọng, đẹp đẽ, thùng rác để ngay dưới chân của khách hàng để họ có thể bỏ giấy ăn, vỏ chanh, ớt… vào nhưng một số thực khách vẫn nhắm mắt làm ngơ.
“Một số khách hàng trẻ trung, mặc veston, đi giày đen bóng loáng hoặc mặc đầm thời trang ngồi ăn tiệm. Nhưng họ không thích cho rác vào thùng, chân họ ngổn ngang xương, giấy, cả tăm xỉa răng. Tôi cho là ư thức của họ bị ngủ quên ở nhà”, James Harrison bức xúc.
Benjamin James Park, 36 tuổi, cũng đến từ nước Úc một hôm quyết định cùng trẻ em một trường mầm non đi dọn rác bừa băi trong những hàng ăn ngay khu bán đảo Linh Đàm, Hà Nội. Mang găng tay, không ngần ngại cúi rạp người xuống sàn để gom giấy ăn, xương, rau thừa… bỏ vào bịch ni lông, “ông Tây thích nhặt rác” bảo, việc ông làm sẽ có thể chỉ sạch một quán ăn, trong một vài tiếng, nhưng sâu xa hơn, ông muốn những người ngồi ăn trong đó thấy ngượng với chính ḿnh. Từ đó, họ sẽ thay đổi được ư thức, không c̣n xả rác nơi công cộng một cách tùy tiện.
Nguyễn Quỳnh Phương Chi, 25 tuổi, cựu sinh viên Trường đại học Khoa học xă hội và nhân văn TP.HCM, tham gia nhiều hoạt động của Liên Hiệp Quốc tại nhiều quốc gia châu Á cho biết, chế tài xử phạt người Việt xả rác ra môi trường c̣n quá lỏng lẻo, đồng thời giấy ăn, khăn ướt được mua quá rẻ, giấy th́ dùng miễn phí tại các quán ăn, nhà hàng, đó có thể là những lư do người ta sẵn sàng ăn – xả rác ngay dưới chân.
“Tại Singapore, bạn sẽ phải mất kha khá tiền nếu muốn mua khăn giấy hay túi ni lông. Bạn chỉ cần xả một mẩu rác xuống chân thôi, cảnh sát lập tức chạy lại hỏi thăm ngay”, Phương Chi nói.
Peter Cornish, 39 tuổi, quốc tịch Anh, làm việc tại một doanh nghiệp xă hội liên quan lĩnh vực môi trường tại TP.HCM, t́nh nguyện viên tham gia nhiều chiến dịch làm sạch rác tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành lân cận cho biết cần nâng cao nhận thức của nhiều người về tác hại của rác, cách tái chế, sử dụng rác như một tài nguyên.
“Các chương tŕnh nhặt rác hoặc nói chuyện với người trẻ về cách làm sạch môi trường đều không cho tôi thù lao. Song, động lực khiến tôi làm tất cả các công việc này là v́ muốn thay đổi từ ư thức đến hành động cho các bạn trẻ”, Peter Cornish nói.