Trái thơm (Dứa) chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Loại quả này không chỉ thơm ngon, ngọt mà có nhiều công dụng. Nhưng không phải ai ăn dứa cũng tốt. Có những người tuyệt đối không nên ăn dứa.
Không phải ai ăn dứa cũng tốt cho sức khỏe
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa c̣n chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dứa giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu.
Tuy vậy, trao đổi với phóng viên, PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, không phải ai ăn dứa cũng tốt.
Người bị bệnh dạ dày
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người thừa cân béo ph́
Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo ph́ ó điều đối với những người thừa cân béo ph́.
Người đái tháo đường
người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa v́ hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ư kiến bác sĩ điều trị.
Người huyết áp cao
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Người mắc bệnh viêm mũi họng
Những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...Bởi ăn dứa dễ bị rát miệng lưỡi, cổ họng ngứa ngáy…
Phụ nữ mang thai
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Chuyên gia cũng lưu ư mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ư định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.