R2 Kiếm Khách
Join Date: Nov 2014
Posts: 197
Thanks: 9
Thanked 58 Times in 24 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 11
|
Các nô lệ t́nh dục bị lăng quên của Nhật Bản
(by Phương Tôn 08.2014)
Nhắc đến người Nhật người Việt chúng ta thường không có những từ ngữ nào khác hơn là giàu có, quyết tâm, kỷ luật, tự giác, lịch sự và nhất biết tôn trọng thiên nhiên và con người. Cái cuối cùng chính là điều mỉa mai nhất khi người ta biết rằng có đến trên 200.000 phụ nữ bị bắt cóc trong đệ nhị thế chiến tại châu Á-Thái B́nh Dương (1937-1945) từ các khu vực bị Nhật Bản chiếm đóng như Hàn Quốc, Mă lai, Nam Dương và Đông Timor, để đưa vào các nhà thổ quân sự. Họ bị hăm hiếp, bị bắt buộc làm nô lệ t́nh dục cho quân Nhật. Những phụ nữ này hiện đang bị cố t́nh bỏ quên. Đây là một tội ác lịch sử của nước Nhật mà người dân Nhật cùng các chính phủ của họ cho đến nay vẫn cố t́nh không nhắc đến.
Tội ác của quân Phát xít Nhật dường như bị bỏ quên không ai nhắc đến một phần do người dân Nhật và chính phủ của họ cố t́nh lờ đi và một phần cũng do cái „sĩ“ của người châu Á, đặc biệt là phụ nữ thuộc thế hệ ngày trước. Là nạn nhân nhưng họ lại sợ bị làng xóm chê cười nếu bị phát giác họ đă từng bị quân Nhật hăm hiếp và ngay cả đă từng là nô lệ t́nh dục của đám quân hung bạo tàn ác. Măi đến năm 1991, lần đầu tiên một trong những người phụ nữ bị mệnh danh là „phụ nữ thoải mái“ (Comfort Women), bà Kim Haak-Soon người Nam Hàn đưa vụ việc ra ánh sáng. Trước các ống kính của nhà báo thế giới bà đă can đảm thố lộ những hành vi tồi bại đối với các Comfort Women của quân Nhật. Cách đây mười hai năm “Hội nghị Đoàn Kết Châu Á về vấn đề Nô lệ t́nh dục của quân Nhật” (“Asian Solidarity Conference for the Issue of Military Sexual Slavery by Japan”) được thành lập, tổ chức hàng năm tại các nước châu Á và ngay tại Nhật để lên tiếng đ̣i hỏi chính phủ Nhật phải xin lỗi và bồi thường cho gia đ́nh và các nạn nhân Comfort Women vẫn c̣n sống.
Để gây tiếng vang mạnh hơn trên toàn thế giới, “Asian Solidarity Conference for the Issue of Military Sexual Slavery by Japan” đă cùng tổ chức “Phụ nữ Berlin” (Berlin-Women) thành lập “Ngày quốc tế Phụ nữ thoải mái” (International Comfort Women-Day) vào ngày 14.08.2013.
Năm nay, cũng vào ngày 14.08 International Comfort Women-Day được tổ chức ngay tại cổng Brandenburg-Berlin với sự hiện diện của bà Lee Ok-seon, 87 tuổi, một cựu Comfort Women người Hàn quốc và một số nhân chứng khác kể về sự đau khổ của ḿnh.
Vào năm 1942, tại Hàn quốc khi 14 tuổi, Lee Ok-seon bị quân Nhật bắt đưa sang Trung quốc để làm nô lệ t́nh dục trong nhà thổ dành cho sĩ quan Nhật. Bà cho biết „Nơi đấy giống như là một ḷ mổ!“. Ngồi trên xe lăn, bà đi khắp thế giới để nói lên tội ác của quân Nhật „Chúng tôi những người phụ nữ mệnh danh là Comfort Women bị đối xử như thú vật“.
Để các Comfort Women không bị mang thai hầu có thể liên tục phục vụ t́nh dục, các Bác Sĩ quân y của Nhật cho họ ngửi hơi thủy ngân hoặc tiêm loại thuốc độc hại Arsphenamine-606 để trị bệnh Giang mai một khi họ bị lây nhiễm. Hậu quả, Lee Ok-seon trở nên gầy c̣m và không bao giờ mang thai được. Bà đă từng chạy trốn nhưng xứ lạ quê người, bà bị bắt lại, bị trừng phạt bằng cách bị đánh mất hai hàm răng, bị đánh găy hai chân, bị cắt mất một ngón chân, bị lính Nhật dùng lưỡi lê đâm trọng thương.
Bà Lee Ok-seon không phải là người duy nhất lên tiếng. Một „Comfort Women“ khác, bà Pak Yong-sim người Bắc Hàn đă từng kể cùng báo chí „Mỗi ngày tôi phải phục vụ 30 tên lính Nhật“. Không chịu nỗi đau đớn bà đă có lần từ chối không phục vụ. Kết quả, một tên sĩ quan Nhật đánh bà gục xuống, lấy giày trận đè lên người rồi rút lưỡi lê cứa cổ bà. Bà bị làm nô lệ t́nh dục trong hai nhà thổ dành cho lính Nhật „Sau 50 năm tôi vẫn c̣n nằm mơ thấy những tên lính Nhật với bộ quân phục màu vàng, chúng rượt đuổi rồi bóp cổ tôi.“
Theo thống kê có đến chừng 200.000 phụ nữ Á châu bị quân Nhật bắt cóc để làm nô lệ t́nh dục. Sau khi thua trận, quân Nhật bỏ họ lại Trung Hoa. Kể từ đó không ai đoái hoài đến những người này. Một số lớn không bao giờ trở lại quê hương của họ v́ sợ mang tai tiếng cho gia đ́nh. Ngay chính bà Lee Ok-seon chỉ trở lại Nam Hàn vào năm 2000.
Mặc dù đa số Comfort Women đă qua đời nhưng những người như bà Lee Ok-seon (chính thức ghi nhận hiện có 55 người c̣n sống) dù đă lớn tuổi vẫn tiếp tục tranh đấu nhằm lấy lại danh dự, đ̣i hỏi một lời xin lỗi và bồi thường cho các nạn nhân từ chính phủ Nhật. Để trả lời, thay v́ một lời xin lỗi, thủ tướng Nhật cho rằng các người phụ nữ này không hề bị ép buộc mà tự nguyện làm điếm cho lính Nhật. Một thị trưởng của Nhật khác c̣n luận biện cho rằng, việc ép buộc hàng trăm ngàn phụ nữ làm điếm để phục vụ lính Nhật trong thời gian chiến tranh là điều cần thiết.
Trong khi cùng một thời gian Phát xít Đức giết hàng triệu người Do Thái và nay con cháu của họ đồng ḷng gánh chịu trách nhiệm. Xin lỗi, đền bù bằng vật chất và ngay cả một thủ tướng Đức gục đầu quỳ gối xin thứ lỗi trước bia tưởng niệm người bị giết, nhân dân Đức và chính phủ của họ đă và đang c̣n thực hiện đối với các gia đ́nh nạn nhân bị giết và ngay cả cho đất nước Do Thái hiện nay nhưng đối với những hành động tàn ác của Phát xít Nhật tại Á châu lại được cố t́nh quên lăng. Nhân dân và chính phủ Nhật cố t́nh quên lăng về 200.000 nô lệ t́nh dục, về thảm sát hàng trăm ngàn người tại Nam Kinh và làm như không có việc hàng triệu người Việt bị chết đói trong năm 1945 đă đành mà ngay cả chính người dân và một nhà nước Việt Nam khiếp nhược tha hóa cũng v́ lợi ích phe nhóm, chỉ v́ những đồng tiện lại quả từ ODA mà không mở miệng lên tiếng đ̣i hỏi dù chỉ một lời xin lỗi từ nhân dân và chính phủ Nhật mà lại c̣n ca tụng đạo đức của người Nhật không tiếc lời.
Một khi nước Nhật chưa chính thức xin lỗi nhân dân Việt Nam v́ những tội ác do cha ông họ gây ra th́ không việc ǵ người Việt phải tha thứ, phải quên và nhất là phải tâng bốc cái "Nhân văn“ của người Nhật. Nhân văn đầu tiên của nhân dân Nhật và chính phủ của họ phải thực hiện là một lời xin lỗi chính thức, xin tha thứ chứ không hẵn chỉ là những hành động lượm rác, không chen lấn, không khạc nhổ, không lớn tiếng nơi cộng cộng…
|