Vietbf.com - Cái chết Hoàng đế Đại Thanh trong đó có Khang Hy, Càn Long đều chết vì ô nhiễm khói bụi ở thành Bắc Kinh đã làm gia tăng thêm nỗi sợ hãi hoang mang tột độ của người Trung Quốc. Vì lịch sử đã có ghi chép: “Sương mù, khói bụi bủa vây Đại Đô, nhiều ngày liên tiếp không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cổng thành bị giấu kín trong màn khói bụi”. Cho nên những năm gần đây, ô nhiễm không khí – khỏi bụi trở thành đề tài nóng gây hoang mang dư luận Bắc Kinh.
Truyền thông Trung Quốc ngày 8/1 công bố một thông tin làm gia tăng nỗi sợ hãi của người dân nước này: Khang Hy và Càn Long cùng nhiều vị vua khác dưới triều Thanh đều tử vong vì khói bụi.
Theo Sohu (Trung Quốc), bác sĩ chuyên khoa tim mạch và huyết quản bệnh viện Kính Hồ, Ma Cao Đàm Kiện Thiêu mới đây đã xuất bản cuốn “Thông tin lạ chưa một giờ học lịch sử nào từng nhắc đến: Những thông tin về y học nằm ngoài sử sách”.
Trong cuốn sách này, ông đã phân tích, mổ sẻ cách thức mà ô nhiễm không khí thời cổ đại trở thành sát thủ của các Hoàng đế Thanh triều.
Là một người thích tìm hiểu lịch sử nên Đàm Kiện Thiêu khá tâm huyết với việc dùng y học hiện đại để phá những nghi án còn tồn tại trong lịch sử. Những năm gần đây, ô nhiễm không khí – khỏi bụi trở thành đề tài nóng gây hoang mang dư luận Trung Quốc.
Kết hợp với việc tìm đọc lại các tài liệu lịch sử, bác sĩ Đàm phát hiện ra rằng, 10 Hoàng đế Đại Thanh trong đó có Khang Hy, Càn Long đều chết vào mùa đông lạnh giá ở Bắc Kinh.
Đây là thời điểm những người cao tuổi dễ phát bệnh về tim mạch, huyết quản, có thể dẫn đến tử vong.
Đối với người dân Bắc Kinh hiện nay, một bầu trời cao, trong xanh là niềm mơ ước xa xỉ.
Trong khi đó, từ thời nhà Nguyên cho đến nay, khói bụi đã trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ ở thành Bắc Kinh và cũng là một trong những sát thủ vô hình đối với người dân Trung Quốc trong quãng thời gian này.
Đàm Kiện Thiêu cho biết, ngay trong cuốn “Nguyên sử” (Lịch sử Nguyên triều), đã có ghi chép: “Sương mù, khói bụi bủa vây Đại Đô, nhiều ngày liên tiếp không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cổng thành bị giấu kín trong màn khói bụi”.
Dưới thời nhà Thanh, vấn đề này càng nghiêm trọng hơn. Vào năm Khang Hy thứ 60 (năm 1721), trong ngày công bố kết quả thi khoa cử “sương mù vàng bao phủ khắp nơi, cát và khói bụi dày đặc, gió lớn như vậy, bảng danh sách công bố ắt bị làm hỏng”.
Còn vào năm Hàm Phong thứ 6 (1856), sử sách ghi rằng: “Từ khi lập đông đến nay, tuyết thì ít mà sương mù thì nhiều, khi trời nổi gió mang theo khỏi bụi, những nơi như Bắc Kinh, Xương Bình, Uyển Bình chịu ảnh hưởng nhiều nhất”.
Cuốn sách của bác sĩ Đàm Kiện Thiêu cũng viết, hiện tượng sương mù và khói bụi trở nên nghiêm trọng hơn theo các triều đại và nguyên nhân có yếu tố con người.
Sương mù là hiện tượng tự nhiên nhưng khói bụi là do nhân họa. Thủ đô Bắc Kinh từ khi trở thành trung tâm văn hóa chính trị đã ngày càng phát triển qua các thời đại.
Vĩ lẽ đó, các công trình kiến trúc không ngừng mọc lên, mật độ dân số ngày càng cao, vào mùa đông nhà nhà lại đốt than sưởi ấm… các yếu tố trên khiến cho các hạt bụi nhỏ trong không khí (PM2.5) xuất hiện nhiều hơn theo thời gian.
Thêm vào đó, thủ đô Bắc Kinh 3 mặt giáp núi, sương mù và khói bụi dễ ngưng tụ nhưng không dễ phân tán, khiến cho bản thân các Hoàng đế dù được chăm sóc đặc biệt cũng không thoát khỏi sự bủa vây của sự ô nhiễm.
Đối với người dân Bắc Kinh hiện nay, một bầu trời cao, trong xanh là niềm mơ ước xa xỉ.
Theo thông tin được trang báo điện tử Chinanews đưa hôm 5/1, trong năm 2015, có đến một nửa thời gian trong năm người dân Bắc Kinh không được hít thở không khí đạt tiêu chuẩn.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu của bác sĩ Đàm càng làm gia tăng mối lo của người dân về sức khỏe của bản thân cũng như càng tạo áp lực cho nhà chức trách nước này – những người đang đau đầu tìm cách giải quyết vấn đề khiến đại bộ phận dân chúng hoang mang.
Thế giới trẻ