Công nghệ ngày càng phát triển và mục tiêu đều hướng tới đó là sự tiện dụng dành cho người sử dụng. Vấn đề quan trọng nhất mà ai cũng muốn đó là đi đến đâu cũng có thể kết nối mạng mà không cần tới những dây cáp chằng chịt, và nghiên cứu khả quan nhất th́ mạng không giây Lifi sử dụng truyền thông tin qua ánh sáng sẽ có tốc độc gấp 100 lần so với Wifi.
Trong bối cảnh người dùng công nghệ trên thế giới trông chờ vào mạng di động 4G, hay thậm chí là 5G LTE có thể xóa bỏ được sự lệ thuộc vào Wi-Fi trong tương lai, th́ rất có khả năng một loại mạng không dây khác sẽ làm điều đó trước. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về giao thức mạng không dây này.
Khác với giao thức dạng sóng radio trên Wi-Fi , th́ Li-Fi sử dụng công nghệ truyền dẫn bằng ánh sáng với tên khoa học đầy đủ là Visible Light Communication (VLC). Về cơ chế hoạt động, Li-Fi sẽ truyền đi những tín hiệu ánh sáng thuộc dải tần số từ 400 tới 800 Terahertz - khá tương đồng với kiểu mă Morse truyền thống, nhưng mang đến nhiều cải tiến hơn, chính xác hơn, và tốc độ nhanh hơn. Cụ thể, các mă nhị phân được truyền đi bằng cách gửi 2 trạng thái bật đèn và tắt đèn tới điểm đích, 2 trạng thái bật tắt này sẽ tương đương với 2 số 0 và 1 của hệ nhị phân.
Các thử nghiệm cho thấy Li-Fi đem lại hiệu quả rất cao, với băng thông được mở rộng hơn gấp 100 lần so với mạng Wi-Fi thông thường. Điều này tương đương với việc download tổng cộng 18 bộ phim, với dung lượng mỗi phim 1,5GB chỉ trong vỏn vẹn 1 giây đồng hồ.
Tại điều kiện thực tế, tuy rằng kết quả lại không được như dự tính, nhưng cũng khiến bất cứ ai chứng kiến phải ngă mũ thán phục. Cụ thể, trong lần thử nghiệm đầu tiên tại một văn pḥng ở Tallinn, Estonia, các nhà khoa học đă ghi nhận được tốc độ truyền tải dữ liệu thông qua Li-Fi đạt xấp xỉ 1GB mỗi giây. Khi so với tốc độ Wi-Fi trung b́nh tại Việt Nam ở mức 10MB/giây, th́ phương pháp sử dụng Li-Fi đạt hiệu quả hơn đúng 100 lần.
Được biết, công nghệ Li-Fi đă từng được nghiên cứu từ năm 2011, là công tŕnh của Harald Haas tới từ đại học Edinburgh, Scotland. Ư tưởng đến khi anh này đang tŕnh diễn khả năng tắt bật liên tục của một đèn LED đơn và Harald Haas chợt nhận thấy, cách truyền thông tin này có thể truyền đi xa hơn nhiều lần so với các trạm phát sóng thông thường.
Khi lần đầu tiên chứng kiến tốc độ nhanh tới bất ngờ của Li-Fi, nhiều người có thể sẽ tin vào một tương lai mà mạng Wi-Fi sẽ bị thay thế hoàn toàn bởi công nghệ mới này. Tuy nhiên có vẻ như Wi-Fi vẫn sẽ "an toàn" trong một thời gian dài, bởi người sáng lập Li-Fi nhận định rằng hệ thống mạng không dây này đă xâm nhập quá sâu vào xă hội. Tới mức mà việc t́m ra giải pháp để thay thế cho Wi-Fi gần như là điều không thể. Thay vào đó, chúng ta nên t́m cách để tối ưu hóa cho hệ thống cũ.
Về phần Li-Fi, mặc dù đạt tốc độ truyển tải ấn tượng, nhưng giới chuyên gia cho biết công nghệ này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm. Trong đó nổi bật nhất đó là Li-Fi không thể đi xuyên tường - trong khi Wi-Fi hoàn toàn có thể. Do đó, Li-Fi có thể trở thành giải pháp tiềm năng tại các trụ sở, bệnh viện, ṭa nhà hay hội trường lớn, chứ khó ḷng áp dụng được tại các hộ dân.
Tuy nhiên, đây vẫn là một công nghệ rất hứa hẹn trong tương lai, với mục đích tạo ra 1 chuẩn kết nối không dây với tốc độ truyền dẫn nhanh hơn, hoàn thiện hơn.
vbf @ sưu tầm