Công ty TID Germany hiện đang bị buộc tội đưa người bất hợp pháp, buôn lậu, trốn thuế và nợ tiền xă hội. Theo taz.de, ông chủ người Việt đă đưa đồng hương sang Đức trái phép và bóc lột họ.
Giám đốc công ty TID Germany, ảnh: tid-germany.de.
Những người Việt Nam nhập cảnh trái phép vào Đức đă được đưa vào nhà máy sản xuất thịt làm việc theo hợp đồng ngắn hạn. Công việc của họ tại đó là giết mổ lợn, gà hoặc đóng gói các loại thịt để bán hạ giá. Cách đây không lâu đă có một cuộc kiểm tra nhằm vào những khu sản xuất chế biến thịt này đă diễn ra. Nhiều bằng chứng đă được tập hợp lại, song chưa có quyết định bắt giữ nào được đưa ra với ban lănh đạo công ty TID Germany.
Ban lănh đạo công ty TID Germany, ảnh: tid-germany.de.
Theo taz.de, giám đốc điều hành và một vài người lănh đạo trong công ty đă đưa người Việt Nam từ các nước láng giềng châu Âu sang Đức trái phép. Họ được cấp giấy tờ giả và sau đó qua môi giới họ được đưa vào làm việc. Nhà máy sản xuất thịt và xúc xích này đă nằm trong tầm ngắm của các nhà điều tra 3 năm nay. Thông tin từ hải quan Đức cho thấy công ty này đă điều chỉnh biên chế khá quy mô và bằng cách này họ đă trốn thuế và không trả tiền đóng góp xă hội.
Rút ngắn thời gian làm việc trong hợp đồng
Một người phụ nữ đă từng làm việc trong công ty này cách đây hai năm kể lại: “Nhiều người làm cùng tôi lúc đó chỉ nhận được hợp đồng làm việc bốn tiếng một ngày, v́ vậy trên giấy tờ họ kiếm được rất ít tiền.“ Trên thực tế, họ phải làm việc 12, 14 tiếng đồng hồ một ngày. Số tiền họ được chủ trả thêm không giấy tờ nào xác nhận cả và mức tiền cũng được thay đổi hàng tháng.
Nơi làm việc của công nhân, ảnh: tid-germany.de.
“Sau khi hết giờ làm việc như đă thỏa thuận trong hợp đồng (4 tiếng), chúng tôi phải rời khỏi nơi làm việc và sau đó chúng tôi lại được đưa vào một cách chui lủi,“ nữ công nhân từng làm việc ở nhà máy kể lại. Cô may mắn là một trong số ít công nhân có hợp đồng làm việc 8 tiếng một ngày. „Tiền lương th́ bị chia năm sẻ bảy, cuối cùng tôi cũng chỉ được mức lương cơ bản, thi thoảng được cho thêm một ít tiền ăn.“ Điều bất lợi ở đây là mỗi khi bị ốm đau, hay phải nghỉ làm v́ lư do khác, khoản tiền thêm thắt này sẽ bị cắt.
Ông chủ là người Việt có tiếng
Theo taz.de, giám đốc điều hành của công ty TID Germany Nguyen Van Tram, cảm thấy bất công khi ḿnh bị buộc tội. “Tôi chưa bao giờ, thật sự là chưa bao giờ đưa người sang Đức một cách bất hợp pháp. Cách đây 3 năm, công ty tôi cũng đă bị khám xét, nhưng đến nay không có một bản cáo trạng nào được đưa ra,“ ông nói.
Giám đốc TID Germany (trái) trao tặng từ thiện ở Việt Nam tháng 2/2011, ảnh: vienthongvcom.vn.
Giám đốc thừa nhận đă sử dụng hai công nhân với giấy tờ giả. “Bộ giấy tờ giả được làm quá hoàn hảo. Như vậy không ai có thể buộc tội tôi, chỉ v́ tôi không nhận ra điều đó,“ Tran cho biết. Theo ông, kế toán của công ty TID Germany luôn được quản lư và điều khiển bới một đội ngũ chuyên gia mà liên tục bồi dưỡng nâng cao tŕnh độ. “Có thể trong sổ sách của công ty có một vài lỗi nho nhỏ, nhưng không thể có chuyện chúng tôi gian lận,“ ông chủ người Việt nhận định.
Theo taz.de, trong cộng đồng người Việt tại Đức, Nguyen Van Tram là người có tiếng. Trước khi thành lập công ty, ông đă có 10 năm công tác trong bộ xă hội Brandenburg. Ông c̣n là phó chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam ở Đức và cũng là phó chủ tịch của Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức.
Ông Nguyễn Văn Trầm ngồi ghế giữa trong buổi họp ban chấp hành Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức lần hai diễn ra gần đây vào tháng 4/2012, ảnh: lienhiepnguoiviet.de .
Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Đức tên đầy đủ là ông Nguyễn Văn Trầm. Vào tháng 11/2011, ông được đề cử vào ban chấp hành Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức. Nguyễn Văn Trầm xuất thân từ Nghệ An, đă đoạt cúp vàng giải Doanh nhân xứ nghệ năm 2010 với cương vị chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư công nghệ Tekom tại Việt Nam.
Nguyễn Văn Trầm phát biểu tại lễ trao giải doanh nhân xứ Nghệ vào tháng 2/2011, ảnh: vienthongvcom.vn.
Nguy Nga – vietinfo.eu
taz.de