Blogger có tiếng Trương Duy Nhất đă bị bắt hôm 26/5 tại thành phố Hồ Chí Minh. Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Công an bắt ông Nhất v́ có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."

Ảnh: truongduynhat.net
Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, nghỉ viết báo và chuyển sang viết blog Một góc nh́n khác từ đầu năm 2011 để có thể nói thẳng những suy nghĩ của ḿnh. Blog thẳng thắn chỉ trích đích danh các lănh đạo Việt Nam đă nhiều lần bị tin tặc tấn công và hiện cũng đang không thể truy cập được.
Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đă làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết. Ông Nhất đă nhiều lần bị Bộ Công an Việt Nam gây sức ép về những ǵ ông viết trên blog.
Blogger này từng chê Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "Bấm hèn hạ" khi không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 hồi cuối năm 2012. Ông Sang gọi người bị đề nghị kỷ luật là "đồng chí X".
Mới đây ông Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng ban nội chính trung ương sau khi Ban chấp hành Trung ương bác đề nghị đưa ông vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.

Ông Nhất bị bắt sáng 26/5. TNO.
'Khát khao thay đổi'
Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam.
Tại hai hội nghị trung ương gần đây nhất, Ban chấp hành Trung ương gồm 175 vị đă bác các đề nghị liên quan tới nhân sự của Bộ Chính trị, từ việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng cho tới việc đưa người được xem là đối thủ của ông, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, vào Bộ Chính trị.
Trước khi bày tỏ sự thất vọng về ông Nguyễn Bá Thanh sau thất bại của ông này tại Hội nghị trung ương 7, ông Nhất từng có nhiều kỳ vọng vào vị cựu Bí thư Đà Nẵng:
Ông Nhất nói trong một Bấm phỏng vấn với BBC hồi đầu năm nay:
"Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước 'hiện tượng Nguyễn Bá Thanh. Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có. Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giờ."

Ông Nhất từng kỳ vọng nhiều vào ông Nguyễn Bá Thanh
'Viết điều cần viết'
Blogger Trương Duy Nhất thu hút được nhiều sự chú ư khi bỏ viết báo để chuyên tâm viết blog. Giải thích về quyết định này, ông Nhất viết hồi năm 2011:
"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết. Ừ th́ cũng như muôn vàn nhà báo khác thế thôi. Đó là những bài báo viết không cần suy nghĩ, không động năo, không tư duy, viết khoán cho đủ chỉ tiêu bài vở nhận lương hàng tháng. Những bài báo vô thưởng vô phạt mà tự thân ḿnh phải xấu hổ khi núp dưới bút danh khác. Nhưng: làm báo chả lẽ măi như vậy? Trên trang blog của ḿnh, tôi đă nhiều lần treo câu này “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều ḿnh muốn, th́ ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói". Đó là câu của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa. Tôi đă chọn cách của cụ Huỳnh trong nhiều năm khi giữ cho ḿnh cái quyền “không nói (viết) những điều người ta ép buộc nói. Nhưng đă đến lúc tôi chọn phương cách khác, lắc đầu nói không với cụ Huỳnh: Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều ḿnh muốn, th́... nghỉ làm báo để viết được những điều ḿnh cần viết!”
Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất trong số hàng chục cây viết mà Việt Nam đă bắt giam trong vài năm qua. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam nằm trong số ít các nước bị coi là "Kẻ thù của Internet" do chính sách hà khắc của Hà Nội với các cây viết bày tỏ quan điểm ôn ḥa trên không gian ảo.
Trương Duy Nhất vốn là phóng viên nhưng đă trả lại thẻ nhà báo để viết blog với lư do: "Trong thời buổi bạn đọc tẩy chay báo, chính người làm báo cũng không thèm đọc báo, mọi giới mọi ngành mọi người mọi nhà, từ gă thường dân đến quan chức hàng nguyên thủ, trung ương ủy viên... ai nấy đều quay sang đọc blog đến nghẽn mạng- Thế th́ tại sao lại không nói không với báo, nghỉ làm báo để viết blog?". Blog của ông,
Một Góc Nh́n Khác, đă thu hút được rất nhiều độc giả.
Tom Cat đă cảnh báo blogger Trương Duy Nhất bị bắt
(Dân luận 30/12/2011)
V́ nhiều lư do nên tôi không trực tiếp gửi bài này cho ban biên tập Dân Luận và X-café đăng dùm tôi như mọi lần. Xin nhờ web site TIN TỨC HÀNG NGÀY đăng tải giúp. Xin cảm ơn – TC.
* * *
Đă trở thành thông lệ, mỗi khi Tom Cat tôi buộc phải lên tiếng th́ một nhân vật có ư tưởng chống đối chính quyền sẽ phải vào tù. Lần đầu là trường hợp của ông Cù Huy Hà Vũ, gần đây tôi đă cảnh báo Blogger Người Buôn Gió – anh Bùi Thanh Hiếu, cùng các ông Nguyễn Hữu Vinh và ông Nguyễn Xuân Diện. Tất cả những lời cảnh báo của tôi tới họ xuất phát từ việc tôi thật sự không muốn những người mà tôi tôn trọng và phải ngồi tù. Lần cảnh báo gần đây nhất đă được các anh có tên trên tiếp thu và biết điều hơn, ngoại trừ trường hợp Blogger Người Buôn Gió – anh Bùi Thanh Hiếu vẫn tỏ ra chưa biết sợ.
Anh Trương Duy Nhất thân mến, mặc dù anh cố t́nh tỏ ra không phải là thành phần chống đối chế độ, nhưng các hoạt động và các bài viết của anh đă khiến cho một số lănh đạo và những người làm công tác an ninh và bảo vệ tư tưởng văn hóa đặc biệt khó chịu. Khi anh núp bóng viết blog phản biện nhưng thực chất việc làm của anh là dựa vào một thế lực chính trị khác trong đảng để chống đối, bôi nhọ và nói xấu các đồng chí lănh đạo Đảng và nhà nước nhằm mục đích chia rẽ gây hoang mang trong dư luận quần chúng. Điều này hết sức nguy hiểm, là một kiểu tự diễn biến đánh từ trong đánh ra. Điều này rất bất lợi cho sự lănh đạo của đảng và chính quyền.
Tôi xin mạn phép cảnh báo anh Nhất biết là đă có quyết định chính thức của cơ quan chức năng sẽ buộc phải vô hiệu hóa anh nếu anh c̣n tiếp diễn. Tôi rất lấy làm tiếc về điều này, và thật sự tôi hy vọng với những ḍng cảnh báo này anh sẽ chấm dứt hoàn toàn những hoạt động chống đối trên, xin anh nên nhớ không có bất kỳ thế lực nào có thể đảm bảo sự an toàn cho anh ngoài cá nhân anh. Như vậy th́ cơ quan Công An có thể sẽ tha thứ cho anh, tôi thật sự không muốn anh vào tù trước Tết Nguyên đán và rất mong anh suy nghĩ.
Trân trọng
Tom Cat
P/s: Anh nên chuẩn bị các tài liệu và câu trả lời về chuyến đi du lịch Bắc Mỹ trong thời gian vừa qua của anh.
Trích Bộ luật H́nh sự:
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, th́ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng th́ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.