- Việt Nam và Belarus đă nhất trí tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự giữa đôi bên lên một tầm cao mới, hăng tin VBK của Berlarus cho hay.
Infonet dẫn tin từ hăng VBK cho biết, nhân chuyến thăm Belarus của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự chung Việt Nam - Belarus đă có phiên họp thứ 13 về việc tăng cường các hoạt động hợp tác kỹ thuật quân sự giữa đôi bên.
Đoàn đại biểu Belarus do quyền Phó chủ tịch Ủy ban công nghiệp quốc pḥng Belarus Igor Bykov dẫn đầu. Phía Việt Nam do Thứ trưởng Quốc pḥng, Thượng tướng Trương Quang Khánh dẫn đầu.
Belarus sẽ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam và hợp tác cùng sản xuất vũ khí chung giữa 2 nước.
Hai bên đă thảo luận về kết quả hợp tác kỹ thuật quân sự giữa đôi bên sau phiên họp lần thứ 12 trong khuôn khổ chương tŕnh hợp tác giữa 2 nước. Đánh giá kết quả hợp tác kỹ thuật quân sự trong giai đoạn 2011-2012, lên kế hoạch cho giai đoạn 2011-2015.
Trong những năm gần đây, hợp tác giữa 2 bên đang có những bước phát triển tốt đẹp đặc biệt, lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự đang có những chuyển biến tích cực. Hai nước cùng có lợi ích chung trong việc sửa chữa, hiện đại hóa trang thiết bị vũ khí cũng như việc sản xuất chung các trang bị vũ khí cho lực lượng vũ trang đôi bên.
Đặc biệt, trong phiên họp lần thứ 13 này hai bên đă thảo luận về vấn đề đào tạo chuyên gia Việt Nam, có thể Việt Nam sẽ gửi học viên sang đào tạo tại Học viên Quân sự Belarus. Hai bên ghi nhận tiềm năng lớn trong hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước, khẳng định lợi ích chung trong việc tăng cường hợp tác lên một tầm cao mới.
Để thực hiện vấn đề này, phía Belarus sẽ cung cấp cho Việt Nam các h́nh thức hợp tác mới cho phép khai thác triệt để các cơ hội của các doanh nghiệp và tổ chức quốc pḥng Belarus. Đặc biệt là nhu cầu cấp thiết trong việc xuất khẩu và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm quốc pḥng cho Việt Nam.
Thu hút sự đầu tư vào phát triển các công nghệ mới, hợp tác sản xuất vũ khí giữa 2 nước bao gồm cả lợi ích của một nước thứ 3. Sau cuộc họp nhiều dự án hợp tác đầy hứa hẹn đă được kư kết cũng như chuẩn bị các thủ tục pháp lư cho các hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai.
Trước đó, ngày 16/5, Thủ tướng Belarus Mikhail Myasnikovich đă công bố thông tin sẽ bán cho Việt Nam các thiết bị bay không người lái trong buổi hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Minsk.
"Tôi rất phấn khởi trước việc thực hiện đăng kư dự án hợp tác vi tính thiết kế, các hệ thống điện tử nano và vi sinh," - Thủ tướng Chính phủ Belarus cho biết.
"Chúng tôi sẵn sàng tiến triển theo hướng chuyển giao sáng chế và đào tạo, có nghĩa làm việc v́ mục tiêu tương lai," – ông Myasnikovich cho biết.
Một loại máy bay không người lái của Belarus. Ảnh minh họa: beforeitsnews
Hiện Belarus có một số sản phẩm UAV được nhiều nước quan tâm như (UAV) hạng trung Grif-1 có bán kính hoạt động đến 100 km; Grif-1 có khả năng mang tải trọng hữu ích đến 30 kg (cao hơn tính toán 30%) và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở chiều sâu chiến thuật và chiến dịch gần.
Sau khi được lắp đặt các thiết bị phù hợp, Grif-1 có thể dùng để chụp ảnh, quay video, cũng như trinh sát định vị quang học, hồng ngoại, vô tuyến điện tử và radar, hoặc đo các thông số khí quyển.
Ngoài ra, UAV trinh thám thế hệ mới Sterkh-BM, UAV mới nhận nhiều sự quan tâm từ các nước Mỹ Latinh.
Sterkh-BM được giới thiệu có khả năng cất và hạ cánh hoàn toàn tự động trên đường băng. Sterkh-BM có hệ thống điều khiển từ xa tiên tiến dựa trên dữ liệu định vị vệ tinh và dẫn hướng quán tính.
UAV Sterkh-BM nặng 65 kg, sải cánh dài 3,8m, được trang bị động cơ piston chạy xăng, tốc độ tối đa 200 km/h, trần bay tối đa 3km, phạm vi hoạt động lên đến 240 km.
Ban đầu, Sterkh-BM được phát triển để dùng trong quân đội với nhiệm vụ t́nh báo và giám sát trên chiến trường, tác chiến điện tử, thông tin liên lạc và trạm trung chuyển. Tương lai, nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu từ trên không, phá hủy hệ thống radar tầm xa và tên lửa pḥng không của đối phương.
PV (Tổng hợp)