- Cụm tàu sân bay TQ dựa vào khả năng pḥng không của tàu khu trục Type 051C, 052C và 052D, nhưng đối mặt với mối đe dọa chí tử - tàu ngầm.
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh đă đem lại rất nhiều tự hào cho người dân Trung Quốc, nhưng đối với các nhà nghiên cứu phương Tây, th́ họ lại có phản ứng ngược lại. Ở phương Tây, một số người cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh và kế hoạch tàu sân bay của Trung Quốc chỉ là “tiếng vang”, nó hoàn toàn không có bất cứ ư nghĩa quân sự thực tế nào.
Trung Quốc tập trung chế tạo, sử dụng tàu sân bay cho tranh chấp lănh thổ trên biển?!
Đây là bài viết về tàu sân bay Liêu Ninh trên tạp chí của Học viện Hải quân Mỹ của Thượng tá Hải quân Mỹ, Robert Rubel.
Vasilli Cashin, chuyên gia Trung tâm công nghệ và phân tích chiến lược Nga đă tiến hành phân tích đối với kết luận của nhà nghiên cứu Mỹ.
Ở Trung Quốc, tàu sân bay Liêu Ninh, thực ra là tàu huấn luyện, đă trở thành biểu tượng quan trọng cho sự kiêu ngạo dân tộc. Bộ Quốc pḥng Trung Quốc chính thức cho hay, tàu sân bay Liêu Ninh chủ yếu dùng để huấn luyện và thử nghiệm. Điều này hầu như đă bị quên lăng.
Điều khác với những bản tin của truyền thông Trung Quốc là, những đánh giá của phương Tây bảo thủ hơn. Nhà phân tích Mỹ Robert Rubel đă so sánh tàu sân bay Liêu Ninh với tàu sân bay hiện đại của Mỹ, từ đó chỉ ra những hạn chế của nó.
Máy bay chiến đấu hải quân J-15 đậu trên boong tàu sân bay Liêu Ninh
Chẳng hạn, kích thước sải cánh của máy bay trên boong tàu không lớn (có thể mang theo gần 30 máy bay), mô h́nh cất cánh không có máy phóng, tạm thời không có máy bay cảnh báo sớm và trang bị săn ngầm hiệu quả. Đồng thời, c̣n chưa có máy bay tiếp dầu hải quân.
Một khi xảy ra chiến tranh với Mỹ, số phận của tàu sân bay Trung Quốc đă được định trước – Robert Rubel nhấn mạnh.
Nhưng, trên thực tế, tất cả những điểm yếu có liên quan đến chương tŕnh tàu sân bay của Trung Quốc hoàn toàn không xét tới mục đích chính trong xây dựng tàu sân bay của Trung Quốc. Vasilli Cashin, chuyên gia vấn đề quốc pḥng Nga cho là như vậy.
Ông cho rằng, trước hết, cha đẻ tàu sân bay Trung Quốc, Thượng tướng Lưu Hoa Thanh, ngay từ thập niên 1980 đă xác định phương hướng phát triển chủ yếu. Đó chính là việc xây dựng tàu sân bay Trung Quốc không phải là để tiến hành đối đầu với tàu cùng loại của Mỹ.
Nhưng chúng lại có thể “đóng vai tṛ quan trọng trong các cuộc xung đột cục bộ ở biển Đông và Đài Loan”. Nếu chiến tranh xảy ra ở khu vực cách bờ biển tương đối xa, th́ cho dù là tàu sân bay yếu ớt, nó cũng có thể giành ưu thế nổi bật trước hạm đội của đối phương khi họ không có sự hỗ trợ của tàu sân bay.
Tàu khu trục Type 052C, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Các tàu khu trục như 051C, 052C và đang chế tạo như 052D được TQ khoa trương là đă có thể bảo đảm pḥng thủ trên không hiệu quả cho cụm tàu sân bay Trung Quốc. Nhưng, điểm yếu của hạm đội Trung Quốc vẫn là khó chống lại sự tấn công của tàu ngầm.
Từ những lời kêu gọi, đánh giá của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, trong đó có tướng “học giả” Doăn Trác, tầng lớp lănh đạo quân sự Trung Quốc đă ít có nhận thức về vấn đề này, đồng thời sẽ bỏ ra nguồn lực tương đối cho việc giải quyết vấn đề.
Trong khuôn khổ chương tŕnh tàu sân bay của ḿnh, Liên Xô từng có ư tưởng chế tạo máy bay do thám và chỉ thị mục tiêu hai chỗ ngồi Su-27КРЦ. Loại máy bay này có thể dẫn đường cho tên lửa chống hạm hạng nặng. Người Trung Quốc đă xây dựng kế hoạch chế tạo máy bay tương tự trên nền tảng máy bay J-15. Nếu như vậy, tàu sân bay Trung Quốc có khả năng trở thành thủ đoạn có hiệu quả và quan trọng nhất của lực lượng vũ trang Trung Quốc hỗ trợ cho khu vực phong tỏa.
Hơn nữa, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường tham vọng “ngàn dặm”. Theo bài báo, trong 10 năm tới, Trung Quốc có khả năng sở hữu hạm đội tàu sân bay trang bị động cơ hạt nhân và máy phóng điện từ. Những tàu sân bay này có thể trang bị các loại máy bay chiến đấu và máy bay hỗ trợ.
Máy bay trực thăng săn ngầm Z-9EC, Hải quân Trung Quốc
theo gd