- Sun Cong, thiết kế trưởng của loại máy bay tiêm kích trên hạm J-15 và một thành viên của Ủy ban Quốc gia thuộc Hội nghị B́nh luận Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đă tham gia một cuộc phỏng vấn đặc biệt với hăng thông tấn Tân Hoa Xă vào hôm 2/3 vừa qua.
Trong cuộc phỏng vấn này, lần đầu tiên, nhà thiết kế máy bay của Trung Quốc tiết lộ, họ sẽ phát triển một biến thể mới của loại máy bay chiến đấu tàng h́nh thế hệ thứ năm J-31 Gryfalcon để trang bị trên tàu sân bay.
Hiện nay, J-15, hay c̣n được gọi với biệt danh “Cá mập bay” (Lying Shark) là loại máy bay chiến đấu thuộc thế hệ đầu tiên được trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Một số phi công lái J-15 cũng đă thực hiện thành công một số lần cất và hạ cánh máy trên boong tàu sân bay Liêu Ninh vào ban ngày – một sự kiện được Trung Quốc đánh giá là “bước ngoặt” lớn trong kế hoạch đưa tàu sân bay đầu tiên của họ vào phục vụ.
Hiện tại, J-15 là loại máy bay tiêm kích trên hạm thế hệ đầu tiên của Trung Quốc.
Trung Quốc nói rằng, máy bay tiêm kích trên hạm J-15 đă lấp đầy khoảng trống công nghệ trong các lĩnh vực liên quan. Nó được so sánh với các máy bay trên đất liền, và thậm chí đáp ứng được các yêu cầu tốt hơn về công nghệ đối với một loại máy bay có thể hoạt động trên tàu sân bay.
Yêu cầu của Trung Quốc là J-15 phải có khả năng chiến đấu tương tự như các loại chiến đấu cơ trên đất liền khác, ở cả khả năng mang bom, bán kính chiến đấu và khả năng cơ động. Máy bay phải đạt được hiệu suất hoạt động cao ở tốc độ thấp, đáp ứng được các yêu cầu cao hơn khi hạ cánh trên boong tàu và nhảy cầu để cất cánh.
“Động cơ của máy bay là một vấn đề then chốt. Nếu chúng tôi có thể giảm một nửa lượng nhiên liệu tiêu thụ, bán kính chiến đấu của máy bay sẽ tăng lên”, ông Sun nói.
Không lâu nữa, J-31 cũng sẽ được Trung Quốc trang bị trên tàu sân bay.
Ông này cũng tiết lộ rằng J-15 đă được trang bị động cơ nội địa, giúp đạt bán kính chiến đấu tới 1.000 km. Tiến bộ đáng kể cũng đă được thực hiện ở radar điều khiển hỏa lực và các tên lửa dẫn đường. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự tỏ ra hoài nghi với lời khẳng định J-15 trang bị động cơ nội địa do Trung Quốc tự sản xuất, bởi đây vẫn là điểm yếu chí tử của ngành công nghiệp hàng không nước này.
“Các thông số của J-15 có thể so sánh gần bằng F/A-18 Hornet của Mỹ, đạt đến tiêu chuẩn của thế giới”, ông Sun ca ngợi.
Ông Sun cũng đồng là nhà thiết kế chính của chương tŕnh phát triển máy bay chiến đấu tàng h́nh thế hệ thứ năm J-31. Ông hy vọng rằng J-31 có thể “bắt cặp” với J-20 trong tương lai để thực hiện được các nhiệm vụ ở độ cao lớn và độ cao thấp, duy tŕ ưu thế chiến đấu trên không.
Đặc biệt, vị thiết kế trưởng này cũng tiết lộ rằng, Trung Quốc có kế hoạch phát triển một biến thể của J-31 để trở thành loại máy bay chiến đấu trên hạm thế hệ tiếp theo của Trung Quốc. Điều này không phải quá bất ngờ, bởi theo phân tích dựa trên h́nh ảnh về máy bay J-31 trong các lần bay thử gần đây của nó, các chuyên gia quân sự đều đưa ra kết luận rằng, loại máy bay tàng h́nh này có thiết kế phù hợp để trang bị trên tàu sân bay.
Thái Vy
theo PNTD