Tiêm kích J-15 của Trung Quốc được trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của nước này. Lănh đạo Trung Quốc so sánh máy bay này gần giống với máy bay chiến đấu F-18 Hornet của Mỹ về khả năng chứa bom, phạm vi chiến đấu và sự cơ động.
Máy bay F-18 Hornet của Mỹ là máy bay phản lực chiến đấu đa nhiệm siêu thanh hai động cơ có khả năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết, có khả năng chiến đấu và tấn công các mục tiêu mặt đất. Nó có thể mang nhiều loại bom và tên lửa, gồm cả tên lửa không đối không và không đối đất cùng một pháo M61 Vulcan 20 mm. Sản xuất từ những năm 70 của thế kỷ trước.
J-15 có khả năng hoạt động trong khu vực có phạm vi hơn 1.000 km trong các nhiệm vụ tấn công, chiến đấu đầy đủ ở cả trên biển và trên không.
F-18 với vai tṛ chủ yếu là hộ tống, bảo vệ hạm đội, chế áp lực lượng pḥng không đối phương, ngăn chặn tiếp tế trên không, hỗ trợ gần trên không và trinh sát.
Nhà quân sự Trung Quốc cho rằng, chiến đấu cơ J-15 đă đạt được tiến bộ rất lớn về hệ thống radar điều khiển hỏa lực cũng như các tên lửa dẫn đường.
F-18 Hornet nằm trong số những chiếc máy bay đầu tiên sử dụng nhiều màn h́nh hiển thị đa chức năng, với chỉ một nút bấm cho phép phi công thực hiện chức năng chiến đấu hay tấn công hay cả hai. Nó là chiếc máy bay đầu tiên của Hải quân Mỹ được tích hợp các kênh điện tử số đa kênh, cho phép được dễ dàng nâng cấp.
Ngày 2/3, ông Tôn Thông, thiết kế trưởng chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc nói rằng, với biệt danh "Cá mập bay" (Flying Shark), máy bay chiến đấu này đă đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba được trang bị cho các tàu sân bay hiện nay.
F-18 được thiết kế nhằm giảm thiểu nhu cầu bảo dưỡng, nhờ đó có thời gian nghỉ ngắn hơn các máy bay cùng loại, số thời gian bảo dưỡng bằng một nửa.
J-15 của Trung Quốc bị nghi ngờ là sao chép lại chiếc Su-33 của Nga.
F-18 được trang bị động cơ F404, ưu tiên hàng đầu cho khả năng hoạt động, độ tin cậy và khả năng duy tŕ, nó hoạt động tốt ở nhiều điều kiện khác nhau và có thể chống lại t́nh trạng tṛng trành cũng như tắt động cơ.
J-15 được trang bị 2 động cơ hiệu suất cao và một hệ thống thiết bị cất hạ cánh và cáp hăm đà mới. Cánh của J-15 có thể gấp lại ở 2 bên, thuận lợi cho chiến đấu và hạ cánh xuống tàu sân bay.
F-18 lần đầu tham chiến vào năm 1986, tại chiến trường Libya. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Hải quân Ḥa Kỳ tiếp tục triển khai F-18 tham chiến từ các tàu sân bay.
Ngày 25/11/2012, hăng thông tấn Tân Hoa Xă của Trung Quốc đưa tin, không quân và hải quân Trung Quốc đă lần đầu tiên thành công trong việc cho máy bay chiến đấu hạ cánh xuống tàu sân bay Liêu Ninh.
Hiện F-18 có mặt ở rất nhiều nước, như Australia, Canada, Phần Lan, Malaysia… với nhiều biến thể khác nhau.
Thời gian gần đây giới chức Trung Quốc liên tục lên tiếng khen ngợi sản phẩm máy bay J-15 của ḿnh, và không thua kém ǵ chiến đâu cơ F-18 Hornet của Mỹ, dù các chuyên gia quân sự nói rằng J-15 là bản sao Su-33 của Nga.