Theo CSS, Sát thủ tàu sân bay DF-21D thực chất chỉ là sự thổi pḥng quá mức năng lực của loại tên lửa này mà phía Trung Quốc đưa ra để cảnh báo Mỹ.
(ĐVO) Trung tâm nghiên cứu an ninh và xung đột CSS có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ vừa phát hành bản báo cáo đánh giá cuối năm về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc.
Theo bản báo cáo, Hải quân Trung Quốc có đủ khả năng để đương đầu với Hải quân Mỹ trong cuộc xung đột ngắn nhưng không thể giành chiến thắng trong một cuộc xung đột kéo dài.
Khả năng đáp ứng về chiều sâu của Hải quân Trung Quốc c̣n kém xa so với Hải quân Mỹ.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều cùng thổi pḥng năng lực của DF-21D nhưng có vẻ điều này có lợi cho Mỹ hơn.
Đặc biệt, báo cáo tập trung vào việc phân tích và đánh giá năng lực của tên lửa đạn đạo DF-21D “sát thủ tàu sân bay”.
Sự xuất hiện của DF-21D trong năm 2011 được xem là “hiện tượng” của quốc pḥng thế giới. Chưa một quốc gia nào trên thế giới phát triển khái niệm về một loại tên lửa đạn đạo cho nhiệm vụ chống hạm. Ngay như Nga là quốc gia có kho tên lửa chống hạm phong phú nhất cũng không phát triển khái niệm này.
Theo các nguồn tin từ phía Trung Quốc, DF-21D sẽ có chuyến thử nghiệm lần đầu tiên trong năm 2012. Tuy nhiên, đến này chương tŕnh này vẫn “bặt vô âm tính”.
Sát thủ tàu sân bay chỉ là ảo tưởng
Báo cáo kết luận, khả năng của DF-21D chỉ là sự phóng đại từ một số quan điểm cá nhân từ phía Trung Quốc, là một sự "ảo tưởng" mà một số nhà quân sự và các nhà phân tích đă vẽ nên để "ví von" cho sức mạnh quân sự của họ.
Thế nhưng, Lầu Năm Góc tham gia thổi pḥng khả năng của loại tên lửa đạn đạo này làm cớ cho sự chuyển dịch trọng tâm lực lượng sang châu Á - Thái B́nh Dương.
Thực tế, DF-21D rất dễ tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử trong khi đây lại chính là thế mạnh của Mỹ.
Mặc khác, việc nhắm một mục tiêu đang di chuyển ở cách xạ bệ phóng trên 2.000km là điều không hề dễ dàng. Nó đ̣i hỏi những công nghệ cực kỳ phức tạp mà ngay cả Mỹ xác suất thành công là không cao.
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/12/20/C149223_baodatviet.vn_df-21D-1.jpg)
Sát thủ tàu sân bay DF-21D chỉ là ảo tưởng, bởi nó đă là "con mồi" ngay khi vừa được phóng lên.
Dù DF-21D có thể hoạt động được như một tên lửa đạn đạo chống hạm th́ khả năng nhắm trúng mục tiêu là tàu sâu bay Mỹ cũng không cao. Với hệ thống đánh chặn tối tân Aegis, DF-21D không phải "kẻ đi săn" mà chính là "con mồi" nếu phóng về phía tàu sân bay Mỹ.
CSS cho rằng, sự đề cao vai tṛ “sát thủ”của DF-21D từ phía Trung Quốc có thể coi là một sai lầm, điều đó chỉ càng tạo thêm cho Washington cái cớ để chuyển sự chú ư vào Trung Quốc. Khi mà DF-21D c̣n chưa rơ có thể trở thành tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới hay chưa th́ Mỹ đă bắt đầu chuẩn bị để đối phó với nó.
Hiện Mỹ triển khai 2 trạm radar pḥng thủ tên lửa tại Nhật Bản, hoàn toàn không ngoài mục đích “kiểm soát” nhất cử nhất động từ Bắc Kinh.
Báo cáo c̣n chỉ ra rằng, dù Hải quân Trung Quốc đă được đầu tư mạnh trong thời gian qua, nhưng sự tăng cường lực lượng lại đặt họ vào rất nhiều vấn đề khác nhau. Nói khác đi là sự đầu tư của Trung Quốc bị phân tán.
Trung Quốc đang nỗ lực để trở thành một “cường quốc hàng hải”, họ đă đầu tư phát triển hạm đội có tới 60-75 tàu ngầm cùng với tốc độ hiện đại hóa đội tàu chiến mặt nước đến “chóng mặt”
Chiến lược của Trung Quốc là xây dựng lực lượng hải quân có khả năng tiếp cận trên phạm vi toàn cầu. Nhưng điều đó c̣n quá xa để so sánh với Hải quân Mỹ ngay cả khi Trung Quốc có 2 tàu sân bay vào năm 2020.
Trong khi đó, những đ̣i hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại các vùng biển Hoa Đông, biển Đông (Trung Quốc gọi là Hoa Nam) khiến họ đặt ḿnh vào thế phải chống chọi với nhiều đối thủ hơn.
Báo cáo kết luận, mục tiêu trở thành cường quốc hải quân có khả năng thách thức Mỹ là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với Bắc Kinh. Nếu không thể giải quyết được các vấn đề nội bộ cũng như các vấn đề với các quốc gia láng giềng Bắc Kinh sẽ không thể trở thành cường quốc hải quân như mong muốn.
Quốc Việt (theo CSS)