Theo ông Michael Palmer, chuyên gia chống chuyển giá của Australia – người đă có 20 năm kinh nghiệm trong việc chống chuyển giá chia sẻ: Chuyển giá để trốn tránh nghĩa vụ của các công ty đa quốc gia không chỉ là vấn đề nan giải tại các nước đang phát triển như Việt Nam mà cũng là vấn đề đau đầu của cơ quan thuế tại các nước phát triển.
Có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng đă dính líu đến các vụ kiện chống chuyển giá như Apple, Google và gần đây nhất là Starbucks, Adidas, Coca Cola, PepsiCo...
Điều tra hành vi chuyển giá: Nhiều trường hợp đă thất bại
Tại hội thảo về quản lư hoạt động chuyển giá ở Hà Nội diễn ra mới đây, ông Nguyễn Quang Tiến - Vụ trưởng, Phó trưởng ban cải cách Tổng cục thuế - thừa nhận phạm vi và mức độ chuyển giá ở Việt Nam hiện nay rất phổ biến.
Đặc biệt, dư luận đang đặt nhiều dấu chấm hỏi xung quanh việc Coca Cola - một đơn vị thống lĩnh thị phần đồ uống tại Việt Nam, doanh số tăng thẳng đứng, nhưng suốt một thời gian dài đầu tư vào nước ta, chưa từng đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Quang Tiến cho biết: Liên quan tới trường hợp Coca Cola, báo chí đă phản ánh như vậy nhưng cơ quan thuế tại TP.HCM chưa tiến hành thanh tra, do đó, chưa xác định được vụ việc, kể cả thông tin về giá thành nguyên liệu.
|
Từ vụ việc của Coca Cola, trong thời gian tới, ngành thuế sẽ tập trung thanh tra tất cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đồ uống, nước giải khát khác, không riêng ǵ Coca Cola, bởi lẽ, hầu hết các doanh nghiệp này từ khi hoạt động tới nay đều khai báo lỗ. |
Tuy nhiên, từ vụ việc của Coca Cola, trong thời gian tới, ngành thuế sẽ tập trung thanh tra tất cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đồ uống, nước giải khát khác, không riêng ǵ Coca Cola, bởi lẽ, hầu hết các doanh nghiệp này từ khi hoạt động tới nay đều khai báo lỗ.
Ông Michael Palmer, chuyên gia chống chuyển giá của Australia – người đă có 20 năm kinh nghiệm trong việc chống chuyển giá - chia sẻ với Bản tin kinh doanh – tài chính của VTV: “Các hành vi liên quan tới chuyển giá nhằm né thuế rất phức tạp và liên quan tới nhiều bên. Chúng tôi đă mất rất nhiều năm để theo đuổi vụ việc, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp lại thất bại”.
Ông Michael Palmer đă lấy một dẫn chứng về vụ việc mới được đưa ra ṭa năm ngoái liên quan tới một công ty sản xuất hóa chất lăi ở nhiều nước nhưng lại lỗ tại Australia.
“Chúng tôi cho rằng: điều này vô lư do sự chuyển giá không công bằng. Thật không may cơ quan thuế của chúng tôi đă không thành công, ṭa án đă phán quyết rằng phương thức đóng thuế của doanh nghiệp trên vẫn hợp lư” – ông Michael Palmer nói.
Từ kinh nghiệm thực tế trên, các cơ quan thuế của Australia đă phải thay đổi một số quy định trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp để tăng cường khả năng giám sát chuyển giá của các công ty đa quốc gia.
Tại sao một DN thành đạt lại không chịu đóng thuế?
Bàn luận về việc nghi vấn chuyển giá của chuỗi cà phê Starbucks đang xôn xao tại Anh, ông Michael Palmer cho biết: Nếu bạn đến Anh, chắc chắn sẽ cảm thấy Starbucks là một công ty kinh doanh cực kỳ thành công v́ Starbucks có mặt khắp nơi.
Thế nhưng, họ nói với cơ quan thuế rằng họ không có lăi. Hiện nay, một bộ phận công chúng Anh đang có xu hướng tẩy chay Starbucks, họ không đến Starbucks, họ dựng lên hàng rào khi đến cửa hàng Starbucks, c̣n quốc hội Anh đang tổ chức một số phiên điều trần khi chính trị gia phẫn nộ: Tại sao một doanh nghiệp thành đạt như Starbucks lại không chịu đóng thuế.
“Tôi nghĩ Starbucks hiểu công chúng phẫn nộ như thế nào khi cảm thấy xấu hổ với những ǵ đang xảy ra nên cuối cùng Starbucks cũng đề nghị nộp một khoản thuế - Điều này khá thú vị v́ họ vẫn khăng khăng rằng: họ không có trách nhiệm pháp lư trong việc đóng thuế” - ông Michael Palmer chia sẻ.
Có thể nói, chuyển giá để trốn thuế của các công ty đa quốc gia không chỉ là vấn đề nan giải tại các nước đang phát triển như Việt Nam mà cũng là vấn đề đau đầu của cơ quan thuế tại các nước phát triển.
Ông Michael Palmer c̣n chỉ ra một số tên tuổi khác như Apple, Google cũng khá tai tiếng khi họ là những công ty rất thành công nhưng lại t́m cách chuyển lợi nhuận sang những nơi khác. “Điều này không công bằng một chút nào!” – ông Michael Palmer bức xúc.
Để chống chuyển giá, chuyên gia này đề nghị: Các nước nên ngồi lại với nhau để đưa ra được các quy định chung, công bằng và dễ quản lư hơn khi mà hiện nay, các quy định đang rất khó quản lư các công ty. Việc chia sẻ thông tin giữa các nước rất quan trọng nhưng hiện tại, việc này quá khó v́ tốn nhiều thời gian và công sức.
Ông cũng cho rằng: Mức thu thuế thu nhập doanh nghiệp cao không phải là nguyên nhân các công ty đa quốc gia t́m cách chuyển giá để trốn thuế.
“Việc của doanh nghiệp là phải đóng thuế. Ở Australia, thuế thu nhập DN là 30%. Tôi nghĩ kể cả khi xuống thấp c̣n 25% th́ vẫn có chừng ấy đơn vị chuyển giá thôi, trừ khi c̣n 0% th́ mới hết được vấn nạn này!” – ông Michael Palmer kết luận.
Có thể thấy, kết luận của chuyên gia Australia là điều "bất khả thi" đối với nghĩa vụ của một doanh nghiệp v́ thế câu chuyện về "chuyển giá" vẫn sẽ là bài toán nan giải đối với cơ quan quản lư trong bối cảnh kinh tế hiện nay.