Ẩm thực là một trong những nét văn hóa rất độc đáo của người Thái Lan. Trong quan niệm của ḿnh, người dân xứ sở chùa Vàng xem bữa ăn là sự giao tiếp thân mật với mọi người trong cộng đồng.
Ẩm thực Thái nổi tiếng thế giới với những món ăn độc đáo kết hợp giữa vị chua, ngọt, đặc biệt là cay. Nét nổi bật của các món ăn Thái so với các quốc gia lân cận là tẩm ướp khá nhiều gia vị như tỏi, ớt, nước chanh, sả, nước mắm và bột tôm để tạo mùi vị thơm ngon. Không chỉ vậy, món ăn Thái c̣n bao gồm nhiều loại gia vị quen thuộc với người nội trợ Việt Nam như gừng núi, hạt tiêu, lạc xay, nước me, và nước cốt dừa.
Gạo là nguyên liệu chính trong ẩm thực Thái Lan. Gạo có mặt trong tất cả các món ăn cùng với súp, cà ri, rau xào và nam phrik. Nam phrik là một loại sốt cay, được làm theo những cách khác nhau tùy theo vùng như Nam phrik pla pon là cá khô xay nhuyễn trộn nước ớt. Nam phrik pla raa là nước mắm ớt. Nam phrik kapi là bột tôm và nước ớt. Nam phrik oong là thịt heo xay, cà chua và nước ớt. Nhiều vùng nông thôn c̣n dùng các loại côn trùng như dế, nhộng, ấu trùng kiến đỏ chế biến thành thức ăn.
Cơm rang tôm đặc trưng của ẩm thực Thái.
Hương vị cơ bản của thức ăn Thái được chế biến theo khẩu vị riêng của từng vùng miền. Ở miền Trung thức ăn được nấu mềm và nhừ hơn với đầy đủ hương vị cay, mặn, chua và ngọt. Cơm được ăn cùng với các loại nam phrik khác nhau và súp như tom yam (súp tôm cùng sả).
Trong khi đó, các món ăn Thái ở phía Bắc được nấu vừa chín tới, cay, mặn và chua nhưng không bao giờ có vị ngọt. Cơm dẻo hay cơm nếp được dùng phổ biến kết hợp với rau luộc, nam phrik oong, súp và cà ri. Phía Bắc c̣n nổi tiếng với món xúc xích gọi là naem là thịt heo giă đă lên men. Nó có vị chua và được gói trong lá chuối giống món nem chua ở Việt Nam.
Miền Đông Bắc với những món ăn được yêu thích như salad đu đủ, salad thịt chua. Hương vị đặc trưng của món ăn cũng có vị cay, mặn, và chua. Các bữa ăn thường có gạo nếp, nam phrik pla raa với nhiều loại rau.
Som Tam - gỏi đu đủ xà lách
So với các vùng khác, thức ăn ở miền Nam nổi tiếng là cay và nóng hơn, đồng thời thêm vị mặn và chua. Cà ri được dùng phổ biến với nhiều loại gia vị thơm ngon khác. Khao yam (một loại gạo trộn), rau sống và nước mắm, nước sốt nam phrik kapi cũng là những món ăn thường thấy. Riêng các món tráng miệng Thái Lan được làm từ gạo nếp hoặc cốt dừa, bột, trứng và đường dừa cộng với những loại hoa quả có sẵn quanh năm.
Hiện nay, món ăn Thái được yêu thích nhất là món súp Tom Yam. Nó đặc biệt ở sự đơn giản nhưng sáng tạo và hương vị thơm ngon. Mặc dù món ăn Thái nổi tiếng chua cay nhưng đối với khẩu vị của từng thực khách sẽ có sự thay đổi phù hợp bằng cách giảm hay tăng vị cay, vị chua. Các món cà ri xanh, cà ri đỏ cũng sẽ là lựa chọn ưu việt cho những thực khách không ăn cay. Thưởng thức các món ăn Thái Lan, các bạn sẽ dễ dàng cảm nhận vị ngon của từng món ăn ngay trên đầu lưỡi.
Dưới đây là ba món ăn được người dùng đánh giá cao nhất của ẩm thực Thái Lan:
1. Tom Yam Kung (súp tôm cay)
Nguyên liệu: bột tôm, 400g tôm, 1 củ hành, 3 quả cà chua, 200g nấm, mắm, muối, đường, nước chanh, hành lá, rau mùi, cây mùi tây, sả, lá chanh, bột cà ri.
Chế biến: Đun sôi nước, cho thêm sả, bột tôm, tôm và hành củ. Nấu cho tới khi có mùi thơm. Cho thêm cà chua, tôm và nấm cho tới khi chín. Nêm nước mắm, muối và đường, khuấy đều. Cho thêm nước chanh hoặc me, hành lá, nghệ, rau mùi và lá chanh và ớt/bột cà ri nếu muốn cay.
Tom Yam Kung - súp tôm cay
2. Kaeng Khiao Wan Kai (cà ri gà xanh)
Nguyên liệu: 1 th́a dầu, 1 củ hành, 2 th́a bột cà ri xanh của Thái, 1 cốc cốt dừa, 1/2 cốc nước, 500g thịt gà, 100g đỗ xanh, 2 cái lá chanh, 1 th́a mắm , 1 th́a nước chanh, 2 th́a đường nâu, 1/2 cốc lá rau mùi.
Chế biến: Đun nóng dầu, bỏ thêm hành và bột cà ri và nếu 1 phút, bỏ thêm cốt dừa và nước, đun sôi. Cho thêm thịt gà, đỗ xanh và lá chanh. Đun nhỏ lửa khoảng 15-20 phút, rồi cho thêm nước mắm, nước chanh và đường nâu và khuấy đều.
Kaeng Khiao Wan Kai - cà ri gà xanh
3. Phat Thai (ḿ xào kiểu Thái)
Nguyên liệu: 1 gói bánh phở, nước mắm, nước me, 2 th́a đường, 4 nhành tỏi bằm nhỏ, tôm, 3 quả trưng, 3 cốc giá đỗ, 3/4 cốc đầu phụ cắt nhỏ, hành lá, lạc giă nhỏ, một vài lát chanh.
Chế biến: Đun bánh phở tới khi mềm, nhưng không nhũn. Trộn nước mắm với nước me và đường. Đun nóng dầu và xào tôm cho thêm một chút mắm rồi bỏ ra ngoài chảo. Xào đậu phủ, cho thêm tỏi, cho thêm giá đỗ. Sau khi đă chín sơ, bỏ thêm bánh phở, đánh trứng vào một góc chảo rồi trộn đều. Cho thêm các gia vị theo sở thích. Rắc lạc giă nhỏ và hành lá cắt thành khúc khoảng 4 cm lên trên, cùng một miếng chanh.
Phat Thai - ḿ xào kiểu Thái
Tiêu Phong
theo ngoisao