Để có được chiến thắng vang dội trước cuộc tập kích bằng B-52 cuối tháng 12/1972, không thể không kể đến sự đóng góp “thầm lặng” của đơn vị trinh sát nhiễu.
Sự ra đời của "Đội nhiễu"
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, công nghệ radar được ứng dụng rộng răi trong quân sự, nhằm giúp lực lượng pḥng không các nước phát hiện, cảnh báo và đánh trả các cuộc tập kích đường không một cách hiệu quả. Nh́n xa hàng chục, hàng trăm kilomet, báo sớm các cuộc tấn công và chỉ rơ mục tiêu để hỏa lực pḥng không tiêu diệt. Do đó, radar được ví với "mắt thần" của phe pḥng phủ. Không chịu thua kém, phe tấn công t́m mọi biện pháp để bịt mắt, chọc mù những "đôi mắt" thần này. Một trong những biện pháp đó là hoạt động gây nhiễu.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Đế Quốc Mỹ rất coi trọng thủ đoạn gây nhiễu radar của ta. Đặc biệt, từ năm 1965, khi bộ đội pḥng không Việt Nam được trang bị tên lửa SAM-2, địch thực hiện các thủ đoạn gây nhiễu một cách quyết liệt hơn.
Tất cả các loại radar của ta đều bị gây nhiễu bằng máy gây nhiễu tích cực và máy gây nhiễu tiêu cực lắp trên các chiến đấu cơ chiến thuật, máy bay ném bom của Không quân Mỹ. Phía ta ghi nhận, nhiều trường hợp thủ đoạn gây nhiễu của địch làm trắng màn hiện sóng radar, không thể xác định được mục tiêu để chỉ điểm cho pḥng không đánh trả.
Những thủ đoạn của địch đă làm giảm đi hiệu suất chiến đấu của bộ đội tên lửa, trước t́nh h́nh đó đ̣i hỏi Quân chủng Pḥng không – Không quân cần thiết thành lập Đội trinh sát nhiễu làm nhiệm vụ t́m hiểu tính năng kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật gây nhiễu của địch.
Trước t́nh h́nh mới, từ năm 1967, Liên Xô có đề nghị đưa sang Việt Nam một số thiết bị trinh sát điện tử và một đoàn cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến tranh điện tử làm nhiệm vụ nghiên cứu t́m hiểu phương tiện của Mỹ. Bộ tư lệnh Quân chủng thành lập Đội nhiễu để phối hợp với bạn.
Ngày 10/1/1967, Bộ Tư lệnh Quân chủng Pḥng không – Không quân kư quyết định thành lập Đội nhiễu (thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng) do đồng chí Phan Thu làm đội trưởng. Đội nhiễu ban đầu chỉ có 34 đồng chí là các cán bộ, trắc thủ, thợ sửa chữa radar từ các đơn vị quân chủng điều về.
Trang bị của Đội trinh sát nhiễu gồm có: máy thu sóng m P-313, P-314, P-325; máy thu sóng dm và cm D1K; máy thu tín hiệu radar PC-1, PC-2, PC-3; các máy phân tích phổ của tín hiệu; máy ghi âm để ghi lại tín hiệu thu được và máy quay phim, chụp ảnh.
“Vạch mặt kẻ phá đám” SAM-2
Giai đoạn 1967-1968, để đối phó với đạn tên lửa của ta, máy bay Mỹ sử dụng máy gây nhiễu ALQ-71 mở rộng tần số gây nhiễu sóng 10cm trùm qua rănh đạn tên lửa, làm cho đạn tên lửa của ta mất điều khiển.
Thủ đoạn này của đối phương làm bộ đội tên lửa giảm đáng kể khả năng chiến đấu, đạn bắn lên rơi xuống đất rơ ràng không thể đối phó máy bay địch. Trước t́nh h́nh đó, Đội nhiễu khẩn trương vào cuộc nghiên cứu phân tích để t́m ra và khắc phục.
“Thật may, tháng 5/1967 bộ đội tên lửa pḥng không đă bắn rơi một chiếc F-4C của Không quân Mỹ và chúng tôi thu được một máy gây nhiễu ALQ-71 khá nguyên vẹn. Đây là một chiến lợi phẩm rất quư, có nó chúng ta có thể giải đáp được nhiều vấn đề về chống nhiễu trong đội h́nh đối với các loại máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ”, Trung tướng Phan Thu kể lại.
"Kẻ phá đám" SAM-2 - máy gây nhiễu rănh đạn AN/ALQ-71.
Sau đó, cán bộ kỹ thuật quân sự Việt Nam nhanh chóng triển khai công tác nghiên cứu, phân tích kỹ càng máy ALQ-71.
“Chúng tôi đă “mổ xẻ” ALQ-71 để nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ. Đèn phát máy ALQ-71 được nối điện theo đúng thông số kỹ thuật của nó để khảo sát tính năng điện của máy gây nhiễu. Sau khi nối điện để đèn phát nhiễu của máy ALQ-71 làm việc, chúng tôi đă đo được dải tần số phát ổn định của nó rất rộng, có thể trùm hết cả rănh mục tiêu và rănh đạn của đài điều khiển tên lửa”, Trung tướng Phan Thu nói.
Những thông tin quư giá do Đội nhiễu t́m ra được chuyển lên cấp Bộ Tư lệnh Quân chủng và chuyên gia Liên Xô. Ngay sau đó, thông tin này tiếp tục chuyển sang Moscow để các nhà khoa học Liên Xô cải tiến.
“Các nhà khoa học Liên Xô đă có bước cải tiến cơ bản, vừa điều chỉnh lệch tần số, vừa nâng cao công suất đèn phát tín hiệu trả lời của đạn về đài điều khiển. Nhờ vậy, tín hiệu trả lời của đạn vượt lớn hơn tín hiệu nhiễu, khiến máy gây nhiễu của Mỹ không thể rượt đuổi theo được do bị hạn chế về công suất phát. Từ đó, tất cả đạn tên lửa của ta đều được thay máy phát tín hiệu trả lời có công suất lớn hơn nhiều và nhiễu rănh đạn bị chấm dứt từ đây”, Trung tướng Phan Thu cho biết.
Có thể nói, việc cải tiến chống nhiễu rănh đạn cho đạn SAM-2 là một trong những bước cải tiến quan trọng. Việc khắc chế hoàn toàn nhiễu rănh đạn giúp “rồng lửa Thăng Long” SAM-2 tiếp tục phát huy hiệu quả bắn rơi nhiều máy bay địch, trong đó có “pháo đài bay” B-52.
Tiểu sử Trung tướng Phan Thu
Trung tướng Phan Thu - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trinh sát nhiễu.
Trung tướng Phan Thu sinh ngày 16/6/1931 tại tỉnh Thà Khẹt (Lào). Sau Cách mạng tháng 8/1945, ông cùng gia đ́nh trở về Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến 1946, ông tản cư về làng và làm nhiệm vụ giúp đỡ bà con, dạy b́nh dân học vụ, đi tuyên truyền kháng chiến. Ngày 6/1/1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 5/1950, ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông được cử đi học Lục quân Khóa VI tại trường của ta đặt ở Vân Nam, Trung Quốc. Học xong, ông được giữa lại làm trợ giáo hai khóa 7-8.
Sau 1950, ông cùng đơn vị pháo binh 105mm về tham gia nhiều chiến dịch lớn của quân đội, như chiến dịch Ḥa B́nh. Năm 1954, ông được chuyển về pḥng không, học pháo cao xạ trung cao 88mm của Liên Xô viện trợ tại Thẩm Dương (Trung Quốc).
Từ 1956-1967, ông làm trợ lư radar pḥng huấn luyện Sư đoàn pḥng không 367. Trong giai đoạn này, ngoài công tác huấn luyện cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu, ông cũng có những đề tài nghiên cứu cải tiến radar SON-9A bắt mục tiêu bay thấp, nâng công suất phát radar SON-9A…
Năm 1967, ông được bổ nhiệm làm Phó pḥng Khoa học Quân sự rồi làm Đội trưởng Đội trinh sát nhiễu kiêm Phó pḥng Quân báo.
Ngày 28/5/1970, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Khi đó, ông đang là Phó pḥng Quân báo kiêm Đội trưởng Đội nhiễu và là Trưởng pḥng Nghiên cứu Kỹ thuật Quân chủng Pḥng không – Không quân.
Theo Đất Việt