Triều Tiên lên kế hoạch phóng tên lửa vào khoảng ngày 10-22/12 để đưa vệ tinh quan trắc trái đất lên quỹ đạo.
Theo các nhà phân tích chính trị, hành động này chủ yếu xuất phát từ các nhân tố trong nước như thúc đẩy niềm kiêu hănh dân tộc và thể hiện tiến bộ trong khoa học và công nghệ khi đất nước kỷ niệm một năm ngày mất của cố Chủ tịch Kim Jong Il vào ngày 17/12 tới.
Tên lửa Triều Tiên mang vệ tinh Unha-3 (Ngân Hà - 3) vào không gian nhưng không thành công.
Các nhà phân tích nói rằng Triều Tiên có thể đang chịu sức ép từ vụ phóng tên lửa thất bại hồi tháng Tư vừa qua. B́nh Nhưỡng đă đặt mục tiêu 'mở cánh cửa tới một đất nước phồn vinh và mạnh mẽ' trong năm nay theo lời chỉ dẫn của cố chủ tịch Kim Jong Il.
Một người phát ngôn của Ủy ban Công nghệ Không gian Triều Tiên nói rằng kế hoạch phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo trái đất 'sẽ khích lệ rất lớn cho người dân Triều Tiên tiến tới xây dựng một quốc gia thịnh vượng và tạo ra một dịp quan trọng để đưa công nghệ không gian của đất nước v́ mục đích ḥa b́nh lên một tầm cao mới".
Người phát ngôn c̣n nói thêm rằng B́nh Nhưỡng sẽ phóng vệ tinh 'đúng theo chỉ thị của lănh đạo Kim Jong Il".
"Với tuyên bố này, Triều Tiên có thể t́m cách thúc đẩy quyền lực của lănh đạo Kim Jong Un bằng cách thực thi thông qua lời chỉ thị của cố lănh đạo Kim Jong Il" - nhận định của Atsuhito Isozaki, phó giáo sư về ngành chính trị Triều Tiên tại Đại học Keio ở Tokyo. "Nếu Triều Tiên phóng vệ tinh thành công, đó sẽ là một bước tiến mang tính biểu tượng cho đất nước này trở thành một quốc gia phồn vinh và mạnh mẽ".
Nhưng hiện vẫn chưa rơ liệu Triều Tiên có thành công trong lần phóng tên lửa này không. "Chuẩn bị cho một vụ phóng trong ṿng chưa đầy một năm sau thất bại dấy lên câu hỏi liệu Triều Tiên có kịp phân tích và sửa chữa các sai sót hay không" - David Wright, một chuyên gia về vũ khí vũ trụ tại Liên minh Các nhà khoa học có liên quan tại Mỹ nói.
Triều Tiên tuyên bố rằng việc phóng vệ tinh của họ là v́ mục đích phát triển ḥa b́nh và phục vụ khoa học vũ trụ, và nói rằng đây là một quyền chính đáng của một quốc gia có chủ quyền đă được công nhận trên toàn cầu.
Tuy nhiên, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản lại nghi ngờ động cơ phóng vệ tinh, và cho rằng đây có thể là nhằm thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa, và nếu đúng là như vậy th́ việc này vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bao gồm nghị quyết 1874 cấm Triều Tiên tiến hành 'bất kỳ' việc phóng nào có sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.
Các chuyên gia quân sự nói rằng công nghệ tương tự có thể áp dụng với các tên lửa đạn đạo và có thể dùng để chuyên chở vũ khí hạt nhận nếu như Triều Tiên có thể thu nhỏ thành một đầu đạn gắn vào tên lửa.
Nếu phóng tên lửa thành công, Triều Tiên có thêm cơ hội để thương lượng với Mỹ v́ điều này cũng đồng nghĩa với việc B́nh Nhưỡng tiến gần thêm một bước tới tiềm lực phát triển tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Các học giả Trung Quốc nói rằng chính quyền Bắc Kinh hiểu rằng việc Triều Tiên phóng tên lửa rất có thể vi phạm Nghị quyết 1874, nhưng họ sẽ không nói như vậy công khai v́ điều đó có thể 'động chạm' tới B́nh Nhưỡng.
Triều Tiên tuyên bố kế hoạch phóng tên lửa chỉ một ngày sau khi ông Lư Kiến Quốc - ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc gặp lănh đạo Kim Jong Un tại B́nh Nhưỡng, và nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường hợp tác với B́nh Nhưỡng để 'cùng thúc đẩy ḥa b́nh và ổn định tại Đông Bắc Á'.
Hăng tin Tân Hoa Xă đăng tải các phát ngôn này của ông Lư. Hăng tin Kyodo của Nhật cho rằng điều này cho thấy ông Lư có thể đă thúc giục lănh đạo trẻ của Triều Tiên tránh làm những hành động có thể bị các quốc gia khác coi là gây hấn vào thời điểm mà Triều Tiên đang có dấu hiệu chuẩn bị một vụ phóng tên lửa lần thứ hai.
"Một phần trong nhiệm vụ của ông Lư là khuyên can Triều Tiên không phóng tên lửa như tin đồn" - Kyodo trích lời một nguồn tin ngoại giao từ Bắc Kinh. "Nhưng họ [Triều Tiên] có vẻ như đă không làm theo".
Các nhà phân tích tin rằng Triều Tiên sẽ không dừng kế hoạch phóng tên lửa, và họ bày tỏ lo ngại rằng bất kỳ một lệnh trừng phạt thắt chặt hơn nữa của Liên Hợp Quốc sau vụ phóng tên lửa lần này có thể đẩy Triều Tiên tới một vụ thử nghiệm hạt nhân lần nữa.
Phó Hiệu trưởng của Viện Quan hệ Quốc tế hiện đại tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh là Liu Jiangyong nói rằng các cường quốc trong khu vực không nên phản ứng thái quá với kế hoạch phóng tên lửa của B́nh Nhưỡng. Ông Liu nói rằng các quốc gia nên xử lư t́nh h́nh một cách êm thấm thông qua đối thoại và đàm phán để bảo toàn ḥa b́nh và ổn định trong khu vực.
Với việc công bố kế hoạch phóng tên lửa, Triều Tiên sẽ là đề tài nóng hổi trong các chiến dịch tổng tuyển cử ngày 16/12 tại Nhật và bầu cử Tổng thống ngày 19/12 tại Hàn Quốc. Tương tự, tên lửa và hạt nhân tại Triều Tiên cũng sẽ là một thử thách cho Tổng thống vừa tái đắc cử Barack Obama của Mỹ.
Lê Thu (theo Kyodo)