Làm việc nhà – đó không phải là “thiên chức” của phụ nữ như mọi người vẫn quan niệm. Mỗi ngày dành ra 5-6 tiếng đồng hồ ngoài giờ làm để dành cho công việc nhà, thế nhưng nhiều người phụ nữ vẫn mang tiếng ăn bám, sống gửi. Đó là “nỗi oan” cần được quan điểm b́nh đẳng giới hóa giải.
|
Phụ nữ rất cần nhận được sự chia sẻ, cảm thông của người thân trong gia đ́nh nhất là người chồng |
Phụ nữ làm hơn 5-6 giờ mỗi ngày so với nam giới
Hiện nay, mặc dù, vị thế của phụ nữ thay đổi một cách tích cực nhưng trách nhiệm trong gia đ́nh của họ không hề được giảm nhẹ. Đa phần phụ nữ phải đảm trách các công việc nhà: nấu nướng, giặt giũ, lau dọn nhà cửa và chăm sóc các thành viên trong gia đ́nh… Không ai có thể phủ nhận được tính đa dạng và phức tạp cũng như nặng nhọc của công việc nội trợ.
Tuy nhiên, cho đến nay công việc này vẫn bị đánh giá thấp và không được coi là một nghề nghiệp thực sự. Do vậy mà những người đảm nhiệm công việc này vẫn bị coi là “ăn bám” trong gia đ́nh và thậm chí thường phải chịu những h́nh thức phân biệt đối xử và lạm dụng bởi v́ họ bị coi là đang làm những công việc… không ra tiền.
Họ ít có tiếng nói trong các công việc lớn của gia đ́nh như mua sắm xe cộ, nhà cửa, con cái học hành… Tất cả đều do chồng quyết định. Trực tiếp làm ra tiền, người chồng mặc nhiên tự cho ḿnh cái quyền được quyết định, được phục vụ, quyền được quát mắng thậm chí được đánh đập vợ con.
Cuộc sống hiện đại với những sức ép từ công việc, mối quan hệ trong gia đ́nh, xă hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người làm người phụ nữ nhiều khi kiệt sức. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lư không thuận lợi khiến họ chịu tác động của những sang chấn tâm lư gây stress - trầm cảm.
Song trong ṿng quay của cuộc sống, người ta cũng dễ bỏ qua những dấu hiệu của trầm cảm. Các bác sĩ tâm thần học cảnh báo, nếu không t́m cách thoát khỏi hoặc điều trị đến nơi đến chốn, bản thân người mang trầm cảm sẽ bị nhấn ch́m trong vực xoáy của nó...
Làm việc nhà cũng là đóng góp kinh tế
Nhằm khẳng định những đóng góp của phụ nữ thông qua việc nhà, lượng hóa giá trị các công việc đó và đóng góp của nó vào kinh tế quốc gia, một cuộc nghiên cứu mang tên “Đóng góp kinh tế của phụ nữ thông qua công việc nhà” do Quỹ HeathBridge Canada tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển xă hội đă cho thấy, ở thành thị lẫn nông thôn, người phụ nữ vẫn là người dành nhiều thời gian làm các công việc nhà hơn nam giới.
Trung b́nh một ngày, người vợ làm việc nhà 5-6 tiếng đồng hồ. Người chồng có tham gia chia sẻ công việc nhà với vợ nhưng không đáng kể: chỉ bằng 1/4 phụ nữ.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu gánh nặng việc nhà đối với nữ giới? Vụ B́nh đẳng giới- Bộ Lao động Thương binh xă hội, Oxfam, Csaga… đă khởi động “Chiến dịch quốc gia 2012 về b́nh đẳng giới- Phụ nữ và các công việc không được trả công”.
Trong chiến dịch có cuộc thi phim ngắn về “Sự chia sẻ việc nhà của phụ nữ và nam giới”, các phim “Chiếc tạp dề”, “Những điều b́nh dị”, “B́nh đẳng từ việc nhà” được giải cao… Hầu hết đều là thước phim nói về cuộc sống thường nhật của một gia đ́nh Việt Nam với vợ luôn tay luôn chân với công việc cơ quan và công việc nội trợ gia đ́nh trong khi người chồng hết giờ làm cơ quan là đi nhậu nhẹt hoặc về nhà ngồi xem ti vi, không có sự chia sẻ việc nhà với vợ.
Sau khi nghe tâm sự của con ḿnh chứng kiến sự vất vả của chính người mẹ ḿnh – cũng là một phụ nữ luôn tất bật với việc nhà, người chồng ấy mới chợt nhận ra và thay đổi suy nghĩ và hành động, quan tâm hơn đến các công việc gia đ́nh, cùng vợ chăm sóc con cái.
Tất cả thước phim toát lên thông điệp, phụ nữ rất cần nhận được sự chia sẻ, cảm thông của người thân trong gia đ́nh nhất là người chồng. Đó là những lời thăm hỏi, động viên, những việc làm cụ thể như giúp vợ chăm con, nấu cơm, sắp đặt thời gian biểu cho con cái để giảm bớt gánh nặng cho vợ. Và quan trọng hơn cả, phụ nữ rất cần được thương yêu, thấu hiểu cho những khó khăn của ḿnh, bởi chung quy họ cũng v́ một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của gia đ́nh và xă hội.
Bảo Châu