Cho đến nay, đă gần 2 tuần, Nghị định 71/2012/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật. Cũng là từng đó thời gian, những thắc mắc của người dân cũng như nhiều ư kiến của các chuyên gia luật về quy định xử phạt không sang tên đổi chủ khi mua xe đă được đưa ra.
Bên cạnh những băn khoăn về việc xử phạt xe không chính chủ th́ nhiều người cho rằng quy định sang tên đổi chủ khi mua bán xe trong Luật Giao thông đường bộ cũng như Nghị định 71/2012/NĐ-CP đă “lấn sân” sang luật Dân sự.
|
Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp |
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết: “Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng việc sang tên đổi chủ là một quan hệ dân sự. C̣n việc đăng kư th́ theo luật, đương nhiên phải đăng kư, nếu không chấp hành th́ bị phạt”.
Theo ông Sơn, vấn đề ở đây là việc giao cho Cảnh sát giao thông xử phạt việc mua bán mà không sang tên đổi chủ. Điều này không đúng tính chất của vi phạm. Việc này không thể nhầm lẫn với những vi phạm như những luật lệ khi đi đường vi phạm trật tự an toàn giao thông.
"Theo tôi, không nên giao cho cảnh sát giao thông đứng ra đường mà phạt lỗi người dân không sang tên đổi chủ khi mua bán xe. Cảnh sát giao thông chỉ nên tập trung vào phạt những lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thông như vượt đèn đỏ, đi trái làn đường quy định…”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng cho rằng “không nên giao cho cảnh sát giao thông bắt người đi đường lái xe mô tô, ô tô mang đăng kư xe v́ tôi nghĩ điều đó không cần thiết. Cảnh sát giao thông không nên hỏi có mang đăng kư xe đi theo hay không v́ việc mang hay không không liên quan ǵ đến trật tự an toàn giao thông cả. Đăng kư xe là quan hệ sở hữu chiều sâu rồi, khi có tranh chấp về sở hữu th́ mới hỏi”.
“Theo tôi, khi đi xe mà mang giấy đăng kư xe đi là rất phiền hà nếu xảy ra mất mát. Và khi có quy định như vậy th́ cũng dẫn đến nhiều trường hợp mượn xe của người khác, nếu không đưa đăng kư th́ không được nhưng nếu đưa th́ sau đó xảy ra cả hiện tượng đem xe đến tiệm cầm đồ để đặt luôn…”, ông Sơn lấy ví dụ.
Nói về thủ tục sang tên đổi chủ khi mua bán xe, ông Sơn cho rằng: “Thủ tục sang tên đổi chủ sau mua bán xe c̣n rườm rà. Theo tôi, khi làm thủ tục sang tên đổi chủ, với hiện tượng nhiều xe đă qua nhiều lần mua bán, không t́m được về chủ cũ th́ chỉ cần yêu cầu người đăng kư sang tên đổi chủ mang theo đăng kư xe, giấy tờ tùy thân hoặc hộ khẩu làm cam đoan xe không có tranh chấp là đủ. Và các thủ tục, tŕnh tự, phí và lệ phí cũng phải bớt đi”.
“Tôi nghĩ, để giải quyết t́nh trạng rất nhiều xe chưa sang tên đổi chủ như hiện nay, cơ quan chức năng nên có một đợt tạo điều kiện cho người dân sang tên đổi chủ thuận lợi th́ sau đó mới siết chặt việc phạt và xử lư”, ông Sơn hiến kế.