Khi chồng đánh vợ, sau mỗi trận đ̣n, t́nh yêu thương, cảm quan tốt đẹp của người vợ về chồng sẽ sứt mẻ dần và theo tháng ngày sẽ biến mất với tần suất "leo thang" của bạo lực. Nhưng cũng cần nh́n nhận, không phải tất cả những người đàn ông đánh vợ đều là người xấu...
|
Một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ pḥng chống bạo lực gia đ́nh |
Bất lực mới sử dụng bạo lực với vợ
Anh Bùi Văn H, 30 tuổi, dân tộc Mường (Ḥa B́nh) thường xuyên đánh vợ chỉ v́ lư do “làm ngứa mắt th́ tao đánh”. Sau này khi đă được tiếp cận với tuyên truyền, tập huấn, anh tâm sự, anh đă hiểu rơ nỗi đau ḿnh gây ra khi đánh vợ để suy nghĩ trước khi vung tay.
Tương tự, anh Bùi Đức Lâm (thị trấn Mường Khến, Tân Lạc, Ḥa B́nh, thổ lộ: “Trước đây tôi cũng có những trận đ̣n, những lời nhiếc mắng, những hành động cưỡng ép, cấm đoán đối với vợ. Chính những hành động đó của tôi khiến cho mối quan hệ vợ chồng bị rạn nứt, mất niềm tin vào nhau và sứt mẻ t́nh cảm. Giờ được học tập, tôi nhận thấy rằng chỉ những người bất lực mới sử dụng bạo lực với vợ của ḿnh”.
Những lời tâm sự này cho thấy, sức mạnh của đàn ông phải được thể hiện qua trách nhiệm với gia đ́nh, chứ không phải gây ra bạo lực gia đ́nh. Người gây ra bạo lực bên cạnh việc tự hủy hoại cái uy, làm hỏng h́nh ảnh của ḿnh, th́ tất yếu sẽ phải đối mặt với mất mát và đổ vỡ, gia đ́nh phải gánh chịu những tổn thất lâu dài.
Thay đổi nhận thức về nam tính
“Thay đổi quan niệm về nam tính, giúp thay đổi hành vi bạo lực của nam giới” là một quan điểm được đánh giá cao của chuyên gia Trần Thanh Tâm – Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP). Theo đó, từ trước đến nay, có lối suy nghĩ “lệ làng” rằng phụ nữ là nguyên nhân gây ra bạo lực theo kiểu “chắc chị thế nào th́ chồng mới đánh”.
Trong khi đó, chính nam giới – các ông chồng - mới là người trong cuộc để giải quyết vấn đề của ḿnh. Bởi, rất nhiều nam giới khi đánh vợ không cho rằng (hay hiểu rằng) hành vi của ḿnh là bạo lực, mà đơn giản chỉ v́ “ḿnh là đàn ông, ḿnh đánh vợ”. Việc thay đổi nhận thức về nam tính, về vai tṛ đàn ông sẽ khiến họ cân nhắc hành vi, để từ đó hạn chế bạo lực.
Trong nghiên cứu của ḿnh, chuyên gia Trần Thanh Tâm cho rằng, thay đổi nhận thức về nam tính chính là khơi dậy tính trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương của nam giới và qua đó rèn luyện kĩ năng xử trí mâu thuẫn mà không dùng bạo lực. Hỗ trợ cho việc này là mô h́nh nhóm sinh hoạt “Nhóm nam giới trách nhiệm”. Ở đó, các ông chồng tham gia nhóm không phải để chịu trừng phạt mà để khám phá những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và học hỏi các kỹ năng để có mối quan hệ tốt đẹp.
Theo chuyên gia Trần Thanh Tâm cần nh́n nhận nam giới từ góc độ tích cực rằng họ cũng có những khó khăn riêng và họ cần được hỗ trợ để vượt qua các khó khăn này mà không phải dùng đến bạo lực.
“Tham gia sinh hoạt nhóm đă giúp tôi nhận diện được những hành vi bạo hành cần phải tránh và tôi cũng nói với những nam giới ở xung quanh để tránh giống như tôi” là phát biểu của một ông chồng đă và đang là thành viên của “Nhóm nam giới trách nhiệm” tại một địa phương. Gần 70% các ông chồng hạn chế hành vi bạo lực của ḿnh xuống c̣n dưới 1-3 lần trong 6 tháng thay v́ chỉ 30% như trước sinh hoạt nhóm - đó là kết quả của việc thay đổi nhận thức về nam tính rằng “ḿnh là đàn ông, ḿnh không đánh vợ”.
Xuân Hoa