Cựu binh Mỹ trả lại xương tay cho người lính Việt - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 11-17-2012   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default Cựu binh Mỹ trả lại xương tay cho người lính Việt

Thông tin về bác sĩ, cựu binh Mỹ Sam Axelrad sau 46 năm lưu giữ phần xương cánh tay đă phẫu thuật của người lính Việt, nay muốn trả lại làm rung động trái tim của những người yêu chuộng hoà b́nh.

T́m người trong ảnh cho cựu binh Mỹ


Bác sĩ Sam Axelrad, cựu binh Mỹ từng phục vụ ở chiến trường Trung Trung bộ những năm 1966-1967 kể rằng vào ngày 27/10/1966 tại một quân y viện ở An Túc - B́nh Định (nay là An Khê, Gia Lai) ông đă phẫu thuật, cắt cánh tay cho một người lính bên kia chuyến tuyến.

Năm 1967 ông giải ngũ, về Mỹ, mang theo hàng trăm kỷ vật chiến tranh, trong đó có xương cánh tay, cùng h́nh ảnh cuộc phẫu thuật cho người lính Bắc Việt ngày nào.

Nay bác sĩ Sam Axelrad đă 74 tuổi, muốn t́m và trả lại một phần thân thể cho người lính bên kia chiến tuyến năm xưa.

Bác sĩ Sam Axelrad đau đáu những ngày cuối đời ở Houston, Texas, Mỹ: “Tôi cũng không c̣n sống được bao lâu nữa. Tôi không muốn giao kỷ vật này cho các con cháu. Nó cần được trả lại cho chủ của nó hoặc gia đ́nh anh ấy”.



Bác sĩ Sam Axelrad và ông Nguyễn Quang Hùng lúc ở bệnh xá An Túc năm 1966 (ảnh tư liệu).

Những giấy tờ mà ông c̣n giữ lại cho thấy tên của người lính ấy là Nguyễn Quang Hùng, quê ở Hà Nội. Ông nói với người thân rằng muốn biết Nguyễn Quang Hùng đă được an toàn và việc t́m lại người lính ấy sẽ giúp ông sống thanh thản trong những năm tháng cuối đời.

Sau khi thông tin này được chuyển tải trên các phương tiện truyền thông, chị Đông, ở An Khê, Gia Lai gần bệnh viện An Túc nói, có biết ông Nguyễn Quang Hùng, người lính Việt Cộng được Mỹ phẫu thuật cắt cánh tay 46 năm trước.

Ngày đó chị là cô bé 8 tuổi, gia đ́nh ở gần bệnh xá An Túc. Năm 1966 khi lính Mỹ đưa một người lính miền Bắc về đây điều trị vết thương, đám trẻ con như chị rủ nhau đi xem nên chị nhớ rơ. Sau ngày giải phóng, ông Hùng đă lập gia đ́nh ở Song An, An Khê. Chị biết nhà ông nhưng chưa lần nào đến.

Trưa 14/11, chị Đông tại căn nhà nhỏ ở tổ 4 phường Ngô Mây, An Khê, nằm bên Quốc lộ 19 đoạn từ thị xă An Khê về B́nh Định, khi chủ nhà bước ra th́ mọi người nhận ra đúng nhân vật chính. Người đàn ông gầy c̣m kia sau ngót nghét nửa thế kỷ vẫn c̣n những nét rất giống với tấm ảnh ông chụp khi xưa cùng vị bác sĩ người Mỹ.

T́nh người trong cuộc chiến

Ông Hùng nhớ lại buổi tối hôm đó, khi Tiểu đội Trinh sát của ông rơi vào ổ phục kích của quân Mỹ: Hôm ấy ông được lệnh lợi dụng thời tiết mưa gió, đột nhập ḍ xét tin tức quân Mỹ đóng ở Cát Sơn, Phù Cát.

Đơn vị ông định vượt qua một con suối, th́ bất ngờ rơi vào ổ phục kích. Ngay loạt đạn đầu, ông bị thương cánh tay phải. Đồng đội liền đánh lạc hướng địch để ông và một chiến sĩ khác lần theo ḍng nước trốn thoát.

Đêm đó các ông t́m đến nhà dân vốn là cơ sở cách mạng ở Cát Sơn, song nhà cửa đă bị đốt sạch, dân đă rút hết lên rừng bởi khu vực này đang bị Mỹ càn quét. Vài cơ sở của ta giúp ông một ít lương thực, một túi thuốc men, chứ không thể chở che ông trước sự bao vây, bố ráp của kẻ thù.

Các ông t́m đến một kho lúa bỏ hoang ven suối ẩn náu. Vết thương trên tay ông bị vỡ xương, nhiễm trùng, dần dần từng mảng thịt bong ra hôi thối. Ông bắt đầu mệt lả và sốt cao, cháo không ăn được.



Ông Nguyễn Quang Hùng (phải) hiện nay.

Trưa 26/10/1966 ông nghe có tiếng súng nổ lớn dần, ông nói với người đồng đội: “Mỹ lại càn rồi”. Sức khỏe không cho phép ông lê đi nửa bước. Người đồng đội để lại túi thuốc cho ông rồi nhanh chóng ẩn náu, tránh cuộc truy càn.

Lính Mỹ phát hiện ra ông, ngay lập tức cho trực thăng hạ xuống bốc lên đưa ra một cánh đồng trống rồi đưa về Ḥn Một, Phù Cát, B́nh Định. Sáng hôm sau, chúng đưa ông về Ḥn Cong (nay là An Khê, Gia Lai) phẫu thuật cắt bỏ cánh tay đă bị thối rữa.

Do chỗ thịt thối bị nhiễm trùng sâu không lên da non, một tháng sau ông lại được đưa lên phẫu thuật, cắt sâu thêm 10 cm nữa. Lúc này vết thương mới chịu lành.

Rơi vào tay địch, ông nghĩ, họ muốn giết th́ giết, muốn bắn th́ bắn không c̣n cách nào khác. Ông không biết tiếng Mỹ, c̣n người Mỹ cũng chẳng biết tiếng Việt. Một người Việt phiên dịch đă giúp ông khai rằng ḿnh là y tá đi phục vụ cho Trung đoàn 18 và bị thương. Họ tên phải khai thật, cứ nói đại là ở Hà Nội, bởi giọng Bắc không lẫn với người Nam được.

Ông Hùng cho biết: Do bên cạnh ông có túi thuốc, không có súng đạn ǵ, lại nằm điều trị vết thương quá lâu, dần dần họ cũng “lơ” không để tâm đến tù binh tàn phế này nữa.

Những lúc ông nằm điều trị bị c̣ng một chân vào giường, nhiều lính Mỹ c̣n mang bánh ḿ đến cho ông ăn. Lành vết thương, không biết đi đâu về đâu, ông quanh quẩn trong bệnh xá An Túc.

Một số y tá, y sĩ người Việt ở đây có cảm t́nh với ông. Thấy ông nhanh nhẹn, họ nhờ ông phụ việc phát thuốc, tiêm thuốc cho người dân. Ở đây chừng được 3 tháng bỗng một ngày trực thăng đưa ông xuống B́nh Định, gửi ông đến nhà bác sĩ Minh phụ việc.

Ông làm việc chỉ được nuôi cơm, một thời gian thấy chán nản nên đón xe đ̣ quay lại An Khê, xin phụ việc tư cho ông Hồ Xuân Quán, là y tá của bệnh viện An Túc.

Trong những ngày thoát chết ở An Túc, ông Nguyễn Quang Hùng cho rằng ḿnh đă t́m cách liên lạc với tổ chức nhưng không được, ông Hùng kể rằng, ông đă nhờ ông Ba Khải - một cơ sở cách mạng - móc nối với Trung đội ông Châu, đơn vị Việt Cộng nổi tiếng ở khu vực An Khê lúc đó.

Ông Ba Khải cho biết tổ chức đă đồng ư đón ông lên, đến hẹn ông Khải và ông Hùng vào rừng chờ măi nhưng chắc do trục trặc ǵ không thấy người trên núi đến đón. Sau lần đó, ông đă ở hẳn An Khê, lấy cô con gái của ông Hồ Xuân Quán, lập nghiệp trên vùng đất mới này.

Cuộc sống trên vùng đất mới

Ông Nguyễn Quang Hùng kể rằng, ông sinh năm 1939, song giấy tờ cha mẹ khai ông sinh năm 1940, quê ở Giao Thạnh, Giao Thuỷ, Nam Định. Năm 1964 ông nhập ngũ, sau đó được biên chế về Trung đoàn 18, Sư 325. Năm 1965, hành quân đúng 3 tháng 10 ngày đi bộ từ làng Ho, Thanh Hoá, đơn vị ông vào chiến trường Tây Nguyên đóng ở Ka Nak (Kbang, Gia Lai).

Lúc đầu ông thuộc đại đội vận tải, chuyên tải thương của Trung đoàn 18, rồi được đi học lớp hạ sĩ quan, chuyển qua làm Tiểu đội trưởng Tiểu đội trinh sát.

Sau khi bị thương, không trở về lại đơn vị cũ được, ông sinh sống và lập gia đ́nh với con gái của người y tá mà ông phụ việc ở An Khê, từ năm 1975.

Đất nước thống nhất, ông làm chủ nhiệm hợp tác xă nông nghiệp xă Song An, An Khê rồi làm thư kư Hội đồng nhân dân xă.

Bắc - Nam cách trở tàu xe, con cái lại khá đông, việc mưu sinh vô cùng vất vả, thủ tục làm chính sách thương binh lại hết sức nhiêu khê nên đến nay, dù mất một cánh tay lúc làm nhiệm vụ, ông vẫn chưa được hưởng chế độ thương binh.

Ông Hùng cho hay, đă nhiều lần đi t́m đồng đội cũ, t́m đơn vị xưa để xác nhận thủ tục nhưng giấy tờ dích dắc chưa được.

Theo quy định, thủ tục xác nhận là thương binh phải có một trong các loại giấy tờ như: Phải có người xác nhận giao nhiệm vụ khi đi chiến đấu, có người chứng kiến lúc bị thương; có lư lịch quân nhân; khi bị thương nhập viện phải có giấy nhập viện, hoặc giấy chứng thương.

Với ông tất cả giấy tờ này đều không có. Mỗi lần từ Gia Lai về Nam Định làm các thủ tục giấy tờ là một lần tốn kém tiền tàu xe đi lại trong khi ông có đến 7 người con, lại phải chăm lo 4 đứa học đại học.

Vừa qua ông được xác nhận có tham gia quân đội, hưởng trợ cấp hơn 5 triệu đồng theo chế độ 290. Sự đăi ngộ với ông, mới chỉ có thế.

Hỏi ông nếu gặp lại bác sĩ Sam Axelrad, được nhận lại phần xương cánh tay tâm trạng ông thế nào, người cựu binh tươi cười: "Tôi giờ đă gần đất xa trời, có xương cánh tay ấy mai này chết, con cái chôn theo thành người đầy đủ chân tay. Dù sao tôi cũng cảm ơn ông ấy, nếu không được phẫu thuật kịp thời có lẽ tôi đă bị nhiễm trùng mà chết. Chiến tranh thật kỳ lạ, đôi khi kẻ bên kia chiến tuyến lại trở thành ân nhân!".

Theo Tiền Phong
dh2003_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nguoiduatin.jpg
Views:	6
Size:	4.7 KB
ID:	424627
Old 11-17-2012   #2
huonggiang4
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Jul 2010
Posts: 1,909
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 16
huonggiang4 Reputation Uy Tín Level 1
Default

Cưa xong, lóc hết thịt, giữ xương người làm kỷ vật mang về Mỹ ??? Luật pháp nào cho phép ? Đáng tin không ?
Toàn chuyện tào lao.
huonggiang4_is_offline  
Old 11-17-2012   #3
dalat47
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
dalat47's Avatar
 
Join Date: Nov 2010
Posts: 4,980
Thanks: 1,117
Thanked 678 Times in 309 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 71 Post(s)
Rep Power: 19
dalat47 Reputation Uy Tín Level 6
dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6dalat47 Reputation Uy Tín Level 6
Default

Chiến tranh thật kỳ lạ, đôi khi kẻ bên kia chiến tuyến lại trở thành ân nhân!"
Khi bị bỏ rơi v́ bị thương, vết thương thối rửa lúc ấy mới thấy người bác sĩ luông tâm như thế nào! C̣n bây giờ bác sĩ VC chỉ có tiền mới mong sống sót!!! Khốn nạn thay!
dalat47_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:56.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08155 seconds with 14 queries