Ẩn sâu bên dưới những ṭa nhà chọc trời của thủ đô Paris hoa lệ là những đường hầm bí mật, nơi chứa đựng trên 6 triệu bộ hài cốt nằm lẩn khuất trong những đường hầm chật hẹp, không chút ánh sáng.
Mồ chôn 6 triệu người
Mới đây, đài truyền h́nh CNN (Mỹ) đă công chiếu một bộ phim tài liệu khám phá gây chấn động dư luận. Ngay sau khi bộ phim lên sóng đă nảy ra cuộc tranh luận gay gắt giữa người dân và chính quyền thành phố. Chẳng ai ngờ rằng, dưới thủ đô ánh sáng với 12 triệu dân, tồn tại một "nghĩa địa tập thể" lớn nhất trên thế giới.
Hơn 6 triệu người chết đă được chôn tại đây bên trong những đường hầm đầy mê hoặc và bí ẩn. Người dân nơi đây cũng cho biết, đường hầm trên đă có lịch sử hàng ngh́n năm, chứng kiến biết bao thăng trầm của thủ đô Paris hoa lệ.
“Vương quốc người chết” với những “núi xương” người khổng lồ dưới ḷng thủ đô Paris.
Giới chức địa phương tiết lộ, hầm mộ được xây dựng trong những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XVIII. Hệ thống đường hầm được tạo thành từ các hoạt động khai thác đá vôi nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng của thủ đô Paris từ hàng trăm năm trước. Tuy nhiên, nhiều tuyến phố đă bị sụt do các mỏ đá làm yếu nhiều phần nền móng của thành phố. Công việc sửa chữa và tu bổ đă được thực hiện khắp mạng lưới hầm trong suốt chiều dài biến đổi của lịch sử.
Thời điểm đó, những nghĩa địa trên khắp thủ đô đă chật cứng. Số người chết được chôn trong các nghĩa địa ở Paris và bên dưới các nhà thờ rất lớn. Nó bắt đầu làm vỡ tường tầng hầm nhà dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số người đề nghị đưa thi thể người chết tới các mỏ đá ngầm. Ư tưởng lập tức được cụ thể hóa. Vào đầu những năm 1780, những toa xe chất đầy hài cốt, lầm lũi đi trong đêm tối, đưa hàng triệu hài cốt vào hệ thống đường ngầm dưới ḷng đất. Ước tính, cho đến nay, khoảng 6 triệu người đang yên nghỉ dưới "đế chế của thần chết".
Theo mô tả, "đế chế người chết" như một con rắn khổng lồ, gồm mạng lưới dài 320km với những hang, đường hầm, mỏ đá chứa đầy hộp sọ và xương người chết. Những bộ xương người được gắn thành những khối, h́nh thù khác nhau trên sàn nhà, đầu lâu th́ được sắp thẳng hàng trên những bức tường, nh́n chằm chằm vào những du khách. Với quy mô cực lớn, đường hầm là giải pháp lư tưởng để giảm tải cho các nghĩa địa đang ngày một chật cứng của thủ đô Paris.
Tuy nhiên, cấu trúc kém bền vững của hệ thống đường ngầm khiến các nhà chức trách Pháp phải bỏ ra hàng triệu USD để ngăn chặn hiện tượng sụt lún. Hiện hệ thống hầm mộ chịu sự giám sát của các nhà chức trách Paris và sẵn sàng được sửa chữa nếu xuất hiện dấu hiệu xuống cấp.
Chính quyền Paris cho biết, "đế chế người chết" cũng được sử dụng trong Thế chiến II. Lực lượng quân đội ở Paris đă sử dụng những đường hầm quanh co này để náu ḿnh trước những cuộc chiến dài đằng đẵng trong thành phố. Khi phát xít Đức chiếm đóng thủ đô Paris, lính Đức cũng thiết lập hầm tránh bom ngầm bên trong "đế chế của người chết".
Thế giới dưới ḷng đất tại Paris đă tồn tại nhiều năm qua và những câu chuyện kỳ bí, quái dị về nó vẫn không ngừng được giới truyền thông đăng tải, khiến địa danh này càng thêm sức hút. Nhiều ư kiến cho rằng, phần lớn trong số này là nạn nhân của dịch hạch khủng khiếp từ thế kỷ XVIII. Con số người bệnh quá lớn, đường hầm chính là "mồ chôn" hiệu quả làm nơi an nghỉ cho họ. Hầm mộ ngầm dưới mặt đất cũng từng là nơi trú ẩn của bọn đạo tặc, buôn lậu và của cả các vị thánh, đó c̣n là nơi chứa hài cốt của khoảng 6 triệu người dân Paris.
"Sân chơi mạo hiểm" của du khách
Chính quyền Paris cấm hoàn toàn người dân xâm phạm nơi yên nghỉ của hơn 6 triệu bộ hài cốt. Việc khám phá không được giám sát sẽ trở thành một hành động bất hợp pháp. Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm và khoản tiền phạt 73 USD, những người ưa mạo hiểm vẫn truyền tai nhau lối đi bí mật xuống hầm mộ và coi đây là "sân chơi mạo hiểm". Dù cảnh sát được cắt cử tuần tra hầm mộ nhưng bởi diện tích quá lớn, họ khó ḷng kiểm soát được những kẻ ưa phiêu lưu khám phá "đế chế của thần chết".
Những người mạo hiểm chỉ được trang bị đèn pin và bản đồ tự chế khi khám phá không gian bí hiểm và cảnh tượng ghê người ẩn sâu dưới ḷng đất. Thế nhưng, họ không hề tỏ ra sợ hăi. Thậm chí, họ c̣n tổ chức tiệc, uống rượu vang hay thư giăn ngay tại hầm mộ để tận hưởng không khí tĩnh lặng khó có thể t́m thấy trên mặt đất. "Tôi nghĩ mọi người sẽ thích thú khi nh́n ngắm cái chết. Họ không biết bí ẩn nào đang nằm dưới chân ḿnh và sẽ cảm thấy ra sao khi bắt gặp cảnh tượng những bộ hài cốt được xếp chồng lên nhau", một người ưa mạo hiểm nói với CNN.
Theo lời kể của một người trong đoàn, lối vào chính thức hầm mộ này có thể được t́m thấy ở lâu đài Denfert-Rochereau tại khu 14 của Paris, gần quận Montparnasse. Đó là cánh cửa hợp pháp duy nhất cho phép du khách vào tham quan một đoạn nhỏ của hầm mộ. Lối đi xuống "mồ chôn tập thể" là những con dốc tối om, xuyên qua cánh cửa chỉ một người chui lọt để bước xuống những bậc thang.
Bên trong, một mê cung màu cát gồm những pḥng trưng bày, những hốc tường và vô số ngóc ngách dần hiện ra. Du khách phải lội lơm bơm trong bùn hay trườn đi trong những đường hầm chật hẹp. Điều này càng khiến cho người đi có cảm giác họ đang tiến sâu vào ḷng đất, sắp chạm đến ranh giới của thế giới bên kia.
V́ hầm mộ c̣n khá nhiều điều bí hiểm nên nó cũng bị nhiều kẻ gian lợi dụng để phục vụ cho mục đích xấu. Người dân Paris lo sợ rằng, tù nhân nhà tù Sante có thể âm mưu vượt ngục hoặc tệ hơn, bọn khủng bố có thể lọt vào khu vực ngầm này để đặt bom khủng bố.
Nơi đây không chỉ hấp dẫn những ai yêu thích cảm giác mạnh, muốn khám phá những điều kư bí mà nó c̣n là đề tài hấp dẫn thu hút các đoàn làm phim. Tuy nhiên, v́ nằm sâu dưới ḷng đất nên hầm ngầm có thể bị thiếu khí ô xi, du khách có nguy cơ bị ngộp thở. Trên các bức tường đi vào hầm mộ ngầm được trát bằng xương người, có những khí độc lẫn trong không khí, không tốt cho những ai có bệnh tim và không đảm bảo sức khỏe.
Đáng buồn thay, một sự cố phá hoại các công tŕnh nghệ thuật vào tháng 9/2009 đă khiến các nhà chức trách đóng cửa các hầm mộ chưa biết đến khi nào sẽ hoạt động trở lại.
Nhà nguyện của những đầu lâu
Bên cạnh "đế chế của thần chết", tại Ba Lan cũng tồn tại một nhà nguyện của những đầu lâu. Giữa những năm 1776 và 1804, một mục sư người Séc và một người đào mộ địa phương đă mất hàng giờ liền để khai quật những thi thể từ vô số những ngôi mộ ở vùng Czermna. Dần dần, họ đào bới những vùng lân cận tổng cộng lên đến 24.000 bộ xương. Hầu hết trong số đó được nhét vào trong một hầm mộ sâu dưới mặt đất gần 5 mét, và chỉ có khoảng 3.000 bộ xương được dùng để trang trí nhà nguyện trong một cái mà tu sĩ người Séc này gọi là "Nơi tôn nghiêm của sự im lặng".
Anh Văn - nguoiduatin