Thảo luận tại hội trường sáng qua về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, các ĐB đề nghị chỉ nên tập trung vào các chức danh chủ chốt, đặc biệt là cần có cơ chế thăm ḍ ư dân trước khi tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm.
Đa số trong 27 ư kiến, đề nghị “khoanh” lại đối tượng lấy phiếu, bỏ phiếu là 49 chức danh chủ chốt do QH bầu hoặc phê chuẩn. Bên cạnh đó, một số ư kiến đề nghị mở rộng thêm lấy phiếu, bỏ phiếu với chức danh giám đốc sở, cấp phó các cơ quan hành pháp, lănh đạo cơ quan tư pháp. “Nên mở rộng đối tượng lấy phiếu, bỏ phiếu là các giám đốc sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng Viện KSND cấp tỉnh v́ đây là những người trực tiếp tham mưu và thực hiện chức năng quản lư nhà nước tại địa phương”, ĐB Chu Lê Chinh (Lai Châu) đề nghị.
Đại biểu Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) phát biểu tại phiên thảo luận - Ảnh: Ngọc Thắng
|
ĐB Nguyễn Doăn Khánh (Phú Thọ) nh́n nhận: “Các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn đều do nhân dân gián tiếp bầu ra, cho nên cần phải có tín nhiệm của cử tri đối với những chức danh đưa ra lấy phiếu, thông qua tập hợp của Ủy ban MTTQ”. Tương tự, ĐB Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) cho rằng điều 6 của dự thảo Nghị quyết cần bổ sung quy định QH giao cho một cơ quan điều tra dư luận xă hội phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Viện Khoa học xă hội để điều tra dư luận xă hội về các đối tượng lấy phiếu. “Kết quả này cùng với lấy phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ để bỏ phiếu tín nhiệm”, ông Việt gợi ư.
Mở đường cho văn hóa từ chức
Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xă hội Nguyễn Thị Khá cho rằng, việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm thường xuyên, đúng đối tượng, đúng quy tŕnh và đúng chất lượng. “Nếu qua lấy phiếu tín nhiệm đạt mức độ thấp, chậm khắc phục, không sửa chữa cũng đồng nghĩa với việc không c̣n đủ sức khỏe, mặc nhầm áo, hăy khuyên họ tự xem lại sức khỏe, trả lại áo, đó là văn hóa từ chức. Nếu họ không dám từ chức, có nghĩa là sức khỏe đă trầm trọng hơn, áo mặc càng lệch xệch hơn th́ người có trách nhiệm là đại biểu dân cử phải giúp họ lột trả chiếc áo vay mượn ấy, lệch xệch ấy, giúp họ trị bệnh kịp thời”, bà Khá ví von.
|
| Nếu qua lấy phiếu tín nhiệm đạt mức độ thấp, chậm khắc phục, không sửa chữa cũng đồng nghĩa với việc không c̣n đủ sức khỏe, mặc nhầm áo, hăy khuyên họ tự xem lại sức khỏe, trả lại áo, đó là văn hóa từ chức. Nếu họ không dám từ chức, có nghĩa là sức khỏe đă trầm trọng hơn, áo mặc càng lệch xệch hơn th́ người có trách nhiệm là đại biểu dân cử phải giúp họ lột trả chiếc áo vay mượn ấy, lệch xệch ấy, giúp họ trị bệnh kịp thời
ĐB Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xă hội
|
| |
ĐB Phạm Văn Tam (Hà Nam) nh́n nhận “việc từ chức là biểu hiện nhận thức đúng đắn, tiến bộ của cán bộ, v́ vậy trong quy tŕnh xử lư, khi cán bộ xin từ chức cần được quy định chặt chẽ để đảm bảo cho người xin từ chức thuận lợi về thủ tục và được tôn trọng. Nhưng sự từ chức v́ lư do để trốn tránh trách nhiệm trước các sai phạm do ḿnh gây ra có lẽ cũng cần được xem xét dưới góc độ là hành vi chạy tội hợp pháp để cân nhắc xử lư”.
Góp ư thêm về vấn đề này, ĐB Triệu Là Pham (Hà Giang) đề xuất cần quy định thêm trong dự thảo nghị quyết việc khuyến khích ĐB tự nguyện xin từ chức, coi đây là nét văn hóa đặc thù văn minh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và trước nhân dân, “tránh t́nh trạng như hiện nay có nhiều cán bộ lănh đạo sai phạm không c̣n tín nhiệm nhưng vẫn cố t́nh bám giữ chiếc ghế của ḿnh đến cùng, đến khi kỷ luật buộc thôi việc hoặc băi nhiệm th́ mới chịu thôi”.
Mở rộng “khe cửa hẹp” để thực thi bỏ phiếu tín nhiệm
Cho rằng khoảng cách từ lấy phiếu tín nhiệm đến bỏ phiếu tín nhiệm quy định như dự thảo nghị quyết là quá dài, trong khi bầu hoặc phê chuẩn lại khá đơn giản, ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên) nêu bất cập: nhiều cử tri cho rằng dự thảo đặt ra thủ tục để bỏ phiếu tín nhiệm ḷng ṿng, không hiệu quả. Cán bộ có vào, có ra, có lên, có xuống nhưng lâu nay ra và xuống là rất khó. Nghị quyết lại đưa thêm quy tŕnh vô h́nh trung làm tăng thêm những khó khăn ấy. Theo ông Tường, trong 5 trường hợp dự thảo nêu để đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm th́ đă có 3 trường hợp: Ủy ban TVQH đề nghị; khi có kiến nghị ít nhất 20% tổng số ĐBQH; khi có kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của QH. Trong khi đó, thực tế quy định bỏ phiếu tín nhiệm dù có đă hơn 10 năm qua nhưng không thể thực hiện cũng do vướng các điều kiện vừa nêu.
Cùng quan điểm, ĐB Phạm Minh Tấn (Đắk Lắk) đề nghị bỏ 3 quy định nói trên ở điều kiện đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, thay vào đó, sửa lại thành Ủy ban TVQH tŕnh ra QH bỏ phiếu tín nhiệm ngay trong kỳ họp đối với những người có 2/3 phiếu tín nhiệm thấp và đối với người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp trên 50% để kỳ họp sau bỏ phiếu thống nhất. Đồng thời, dự thảo nghị quyết cần bổ sung thêm chế định: Ủy ban TVQH có thể bỏ phiếu tín nhiệm hoặc đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm trong trường hợp đột xuất.
Liên quan đến việc bỏ phiếu tín nhiệm, ĐB Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) đề nghị QH nghiên cứu xem xét một số trường hợp có thể xảy ra, ví dụ nếu đa số thành viên Chính phủ, thành viên UBND bị tín nhiệm thấp th́ tập thể Chính phủ và UBND dân sẽ xử lư như thế nào, v́ theo bà Sen, tập thể các thành viên Chính phủ được QH phê chuẩn theo danh sách do Thủ tướng tŕnh, các thành viên UBND được HĐND bầu theo đề nghị của Chủ tịch HĐND. “Có nên đặt vấn đề QH hoặc HĐND bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với toàn bộ Chính phủ, toàn bộ UBND hay không? Ở nhiều nước đă từng xảy ra trường hợp toàn bộ nội các từ chức v́ không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại QH”, ĐB này dẫn chứng.
Bảo Cầm - ThanhNien