R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Sau niềm vui thắng cử, Obama đối mặt với những thử thách về kinh tế
Cali Today News – Ngay sau khi đắc cử vào nhiệm kỳ 2, tổng thống Obama đứng trước một thử thách rất lớn đối với những người ủng hộ của ông là cải thiện nền kinh tế quốc gia mà cử tri tín nhiệm nơi ông để ông có thêm 4 năm nữa để thực hiện được viễn ảnh kinh tế mà ông đă vẽ ra, nhưng chưa hoàn tất. Bên cạnh đó, ông cũng đối diện với một quốc gia mà sự phân hóa đến kinh hoàng, khi gần như một nữa muốn người khác, ông Mitt Romney, thay thế ông Obama để vực dậy một nền kinh tế tŕ trệ hiện nay với nợ nần ngập đầu. Đó là những thách thức quan trọng mà ông sẽ phải đối đầu lâu dài, chưa kể những thử thách ngay trước mắt là: Gia hạn hay chấm dứt luật thuế của cựu TT Bush sẽ đáo hạn vào tháng tới, kế hoạch cùng quốc hội giảm chi tiêu trên 1 ngàn tỷ và nhiều chuyện đau đầu khác.
[TT Obama cùng gia đ́nh trong niềm vui chiến thắng. Photo courtesy: Reuters]
TT Obama cùng gia đ́nh trong niềm vui chiến thắng. Photo courtesy: Reuters
Trước mắt của ông Obama là gian nan, v́ không dễ để thương thảo và t́m được sự đồng thuận của lưỡng viện quốc hội, khi Dân Chủ tuy c̣n giữ đa số tại Thượng Viện nhưng khoảng cách mong manh và tại Hạ Viện th́ Cộng Ḥa kiểm soát. Với một quốc hội lưỡng viện như thế th́ chuyện t́m sự đồng thuận cho một giải pháp tương lai của quốc gia không phải là chuyện dễ dàng.
Trong bài diễn văn mừng chiến thắng, TT Obama nói: “…The best is yet to come” (điều tốt đẹp nhất chưa đến). Nhưng liệu ông có đủ khả năng để mang lại điều tốt đẹp nhất cho nước Mỹ trong 4 năm tới? Đó là một thử thách lớn.
Trong bài diễn văn ngắn chấp nhận thất bại, ông Romney cũng kêu gọi hai bên đảng hợp tác nhau v́ người dân Hoa Kỳ. Ông Obama trong bài diễn văn mừng chiến thắng cũng hứa sẽ hợp tác với Cộng Ḥa và ông Romney để t́m ra giải pháp chung giải quyết vấn nạn kinh tế quốc gia. Thế nhưng, đó là lời nói ngoại giao ngoài miệng hay là sự hợp tác thật ḷng giữa hai bên để t́m ra một công thức giải bài toán khó cho nền kinh tế quốc gia?
Ông chủ tịch Hạ Viện là John Boehner nói về một mệnh lệnh bắt buộc cho cả hai bên đảng Cộng Hoà và Dân Chủ là “Nếu có một mệnh lệnh, th́ đó là một mệnh lệnh cho cả hai đảng đi t́m một cơ sở chung và cùng thực hiện những giải pháp chung để giúp cho nền kinh tế phát triển và tạo ra công ăn việc làm.”
Trưởng khối thiểu số tại Thượng Viện là nghị sĩ Mitch McConnel th́ khắc khe hơn trong nhận xét. Ông nói: “Cử tri không bầu cho những thất bại và những thái quá của Tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tiên. Đơn giản là cử tri cho ông ta (Obama) có thêm thời gian để hoà tất công việc mà cử tri đ̣i hỏi ông Obama phải làm” với một quốc hội cân bằng đang ở trong tay hai đảng.
Kết quả bầu cử hôm qua cho thấy rằng ông Obama chiến thắng gần như tất cả các tiểu bang tranh chấp, với 303 cử tri đoàn, so với 206 của ông Romney.
Tuy nhiên khi đi vào chiều sâu của phân tích cử tri, th́ có nhiều điều cần nói đến.
Trên 90% các thùng phiếu đă được kiểm, ông Obama được 50% so với 48.4% của Romney. Những người ủng hộ ông Romney cho rằng ông Obama đă thất bại trong nỗ lực xoay chuyển nền kinh tế và cần một phương hướng khác để giảm thuế và giảm bộ máy công quyền vốn cồng kềnh của chính phủ.
Ông Obama chắc chắn sẽ có cơ hội thực hiện những điều mà ông ta đang làm: Tiếp tục thực hiện cải tổ y tế, cải tổ Wall Street, rút quân ra khỏi Afghanistan, và có thể bổ sung ít nhất một người trong tối cao Pháp viện.
Bên cạnh những điều đó, th́ ông Obama cũng cần phải t́m giải pháp chiến thắng trong hành tŕnh phục hồi kinh tế, việc làm cho 23 triệu người Mỹ thất nghiệp, nội chiến ở Syria, t́nh h́nh bế tắt về chương tŕnh nguyên tử hóa tại Iran.
Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa hai đảng về thuế má, chi tiêi, giảm nợ, cải tổ di trú,… vẫn c̣n nằm sờ sờ ra đó.
Chưa hết, nước Mỹ hiện đag đương đầu điều mà người ta gọi là “fiscal cliff”, đó là tăng thuế tự động nếu luật thuế của TT Bush không được gia hạn, cắt giảm rộng các chi tiêu quốc gia mà sẽ bắt đầu vào tháng giêng, mà điều này rất quan trọng v́ theo phân tích của các kinh tế gia là nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái tiếp, nếu giữa hành pháp và lập pháp không thỏa thuận được sự đồng thuận về vấn đề này.
TT Obama trong bài diễn văn mừng chiến thắng cũng nhấn mạnh rằng cần có những “thỏa hiệp khó khăn để đưa đất nước tiến lên” (making the difficult compromises needed to move this country forward).
Phân tích lá phiếu của cử tri cho thấy rằng chỉ có 4/10 cử tri nghĩ rằng nền kinh tế đang trở nên tốt hơn, ¼ nghĩ rằng nền kinh tế bây giờ tốt hơn 4 năm trước, và hơn ½ nghĩ rằng đất nước đang đi sai đường lạc lối. Đây chính là điều mà TT Obama phải suy nghĩ bởi đa số công chúng tuy bầu cho ông nhưng không hẵn hoàn toàn đồng ư với viễn kiến của ông trong vấn đề giải quyết kinh tế quốc gia. Có điều cũng cần lưu tâm là nhiều cử tri vẫn c̣n đổ lỗi cho cựu TT Bush trong vấn đề khó khăn của kinh tế quốc gia hiện nay.
Dù đổ lỗi cho ai đi nữa, th́ trách nhiệm chính hiện nay vẫn là của TT Obama.
Thế mới thấy rằng khởi đầu nhiệm kỳ 2 và 4 năm tới của TT Obama không phải là chuyện dễ dàng ǵ. Nếu trong 4 năm tới mà Obama không đáp ứng được sự mong đợi của người dân, th́ sẽ là một đại họa cho các ứng cử viên của đảng Dân Chủ.
Gánh nặng đó đă bắt đầu qua cuộc bầu cử lần này…
Trần Thị Sông Dinh
|