Theo báo cáo từ hãng tin , mạng xã hội lớn nhất hành tinh - Facebook lại tiếp tục vướng vào "vòng lao lí" khi mới đây đã bị Kickflip - một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền ảo, công ty đứng đằng sau công cụ thanh toán có tên Gambit - khởi kiện, cáo buộc rằng hãng đã vi phạm nghiêm trọng luật chống độc quyền trong thị trường tiền tệ game mạng xã hội. Công ty này tuyên bố rằng quyết định của Facebook trong năm 2009, cung cấp dịch vụ tương tự họ tới các nhà phát triển đã giết chết một "thị trường đầy tính cạnh tranh và sôi động"."
Facebook tận dụng sức mạnh của mình trên thị trường game mạng xã hội để kiểm soát và thống trị luôn thị trường dịch vụ tiền ảo. Động thái này của Facebook đã khiến công việc kinh doanh của Gambit bị phá hoại".
Theo đó, dịch vụ của công ty cho phép các nhà cung cấp trò chơi trên mạng xã hội phát hành tiền cho người chơi, để đổi lấy tiền thật hay các quảng cáo được cung cấp.
Khiếu nại của Kickflip nói rằng Facebook đã đẩy các đối thủ cạnh tranh của mình ra khỏi cuộc chơi bằng việc đưa sản phẩm của Kickflip vào "danh sách đen" và buộc các nhà phát triển phải sử dụng dịch vụ của Facebook trong hai năm 2009 - 2010 một cách độc quyền, Bloomberg cho hay.
Hãng yêu cầu Facebook phải bồi thường cho những thiệt hại của mình, tuy nhiên hiện giờ, con số này chưa được xác định.
Ý tưởng về hình thức thanh toán mới ra mắt lần đầu trên Facebook vào năm 2008, khi mạng xã hội lớn nhất hành tinh quyết định thay đổi đơn vị tiền tệ sang "Credits", thay vì đô-la Mỹ. Dịch vụ tiền ảo "
Facebook Credits" ban đầu chỉ được mở ra để giúp người dùng thuận lợi hơn khi mua quà ảo, về sau đã cho phép người dùng mua thiết bị trong game hoặc trong các ứng dụng tặng quà khác của bên thứ ba với tỉ lệ quy đổi 1 USD tương đương 10 Credit. Tỉ lệ phân chia lợi nhuận giữa nhà phát triển và Facebook là 70 -30.
Những "Credits" này có thể được sử dụng trong hàng trăm trò chơi và apps góp mặt trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh, như Farmville và được nhiều nhà bán lẻ (như Target) lựa chọn để thanh toán cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
CNET