Người Buôn Gío- Báo chí rộ lên chuyện người mẫu năm 1989 yêu một bà đại gia 60 tuổi. Bàn chán trên báo điện tử xong quay ra báo giấy, nhà báo mổ xẻ mọi khía cạnh nào là t́nh yêu đẹp, nào là lăng xê…bàn với vẻ hào hứng, quan tâm theo dơi chặt chẽ từng nụ hôn, cái mớm ăn, cái nét trang điểm. Chả ra phê phán, chả ra khen ngợi, kiểu như thấy chuyện lạ đáng bàn th́ bàn.Đời có ông 70 cưới em gái 20 th́ cũng có bà 60 yêu anh 20 tuổi. Lạ th́ hơi lạ so với truyền thống người Việt Nam. Bàn th́ cũng là chuyện đáng bàn. Nhưng bàn tán để làm ǵ.? Để trong sáng đạo đức hay để gợi trí ṭ ṃ tức là làm đạo đức thấp kém đi.?
Đảng, Chính Phủ, Nhà Nước tin tưởng ở t́nh hữu nghị thắm thiết anh em với người bạn lớn, người anh lớn Trung Quốc, gửi điện chúc mừng quốc khánh Trung Quốc. Th́ Trung Quốc tổ chức mừng quốc khánh rầm rộ ở vùng biển đảo chiếm được từ Việt Nam.
Chẳng tay viết, nhà báo, phóng viên nào mở mồm b́nh luận. Chả ai dám phản đối Trung Quốc có những hoạt động vi phạm trên quần đảo Việt Nam. Theo thông lệ th́ ngày quốc khánh của Trung Quốc dường như là ngày thiêng liêng, trọng đại. Cho nên không được phạm huư. Nhất là những nước có bang giao huynh đệ chi t́nh.
Thống kê của ḿnh th́ vài năm gần đây những người đấu tranh dân chủ bị bắt tù ( hay gọi là bọn phản động, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân ) th́ số người hoạt động đ̣i dân chủ kèm thêm yếu tố chống Trung Quốc bao giờ cũng ưu tiên bị bắt nhiều hơn cả.
Trong số chưa bị bắt, c̣n ở bên ngoài th́ những người đ̣i hỏi sự tự do , dân chủ thường ít bị sách nhiễu , o ép hơn những người đấu tranh đ̣i hỏi chủ quyền biển đảo, phản đối sự xâm lược của Trung Quốc. Vụ án Pháp Luân Công, Cù Huy Hà Vũ, nhóm Phạm Thanh Nghiêm, Phạm Xuân Nghĩa, nhóm CLB nhà báo tự do, Chị Bùi Hằng, Xuân Diện, Phương Bích….và nhiều người khác tham gia biểu t́nh chống Trung Quốc nữa cho thấy rằng trong các đấu tranh như dân chủ, tự do, đa nguyên, công bằng, công lư, tôn giáo..th́ đấu tranh chống hành vi xâm lược của Trung Quốc là nguy hiểm nhất.
Bởi thế không ngạc nhiên ǵ khi báo chí mổ xẻ tơi bời chuyện u 60 yêu u 20 một cách chăm chú, kỹ lưỡng. Và họ như không biết đến chuyện chủ quyền biển đảo Việt Nam. Là điều dễ hiểu.
Một người bạn hỏi.
- Tại sao các ông đi biểu t́nh phản đối TQ xâm lược lại bị bắt, sao các ông viết bài phản đối sự xâm lược của Trung Quốc cũng bị bắt. Trong khi người Trung Quốc dễ dàng biểu t́nh vu cáo nước khác chiếm đảo của họ, chửi rủa nước khác qua cả báo chính thống…Vậy ông có hoài nghi về sự độc lập của nước ta không. Liệu chúng ta có bị Trung Quốc chi phối hay không.?
Ḿnh loay hoay, nghĩ cách trả lời, rồi nói.
- Mỗi nước có pháp luật riêng, có sự nh́n nhận về nhân quyền theo các khác, nhân quyền có thể là được uống nước sạch, tiêm chủng chứ không nhất thiết phải là tự do nói ǵ th́ nói. Cái này nhà nước ta hay trả lời quốc tế như vậy. Căn cứ trên cái luận điệu này th́ tôi cũng khẳng định nước ta có độc lập, sự độc lập ở mỗi nước cũng khác nhau, có bản sắc khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí trên bản đồ, đặc điểm văn hoá, lịch sử, chính trị…..
Bạn méo miệng than.
- Ôi nhân quyền nước ta khác thế giới, độc lập nước ta cũng khác thế giới, c̣n cái ǵ nữa khác đây hả ông.?
Người Buôn Gió