“Nhiều bạn trẻ có cách hành xử lệch chuẩn đơn giản là vì họ không có một chuẩn mực nào để hướng tới. Không những vậy, môi trường xă hội hiện tại c̣n khiến cho nhiều bạn trẻ quan niệm rằng, dùng bạo lực là cách giải quyết duy nhất” – Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thanh Tùng cho biết.
Vừa bị đâm xe, vừa bị chửi
Nói về cách hành xử của một bộ phận giới trẻ hiện nay, chị Phương (35 tuổi, Hoàn Kiếm – Hà Nội) cũng không khỏi bức xúc.
Chị Phương kể: “Hôm thứ 4 vừa rồi, ḿnh đang thong dong trên đường Bạch Mai (Hai Bà Trưng – Hà Nội) th́ một chiếc xe Liberty (trên xe có 2 cô gái mặc áo đồng phục) lao vèo từ trong ngơ ra, đâm sầm vào xe của ḿnh khiến cho cả 2 xe đổ nhào ra đường.
Lúc ḿnh c̣n đang lóp ngóp ḅ dậy, th́ 2 cô gái đă sấn sổ đến trước mặt. Mắt trợn ngược, tay chỉ vào cái túi xách đă bị xước mất một đoạn da sau cú va chạm rồi quát lớn: “Mày nh́n đi”.
Tôi lớ ngớ: “2 đứa đâm xe vào chị mà”.
- “Chị chị cái…con mắt mày!” – 1 đứa vênh váo, đứa c̣n lại lao thẳng vào người đẩy ḿnh ngă dúi dụi xuống đường một lần nữa.
|
"Ḿnh quá bức xúc v́ vừa bị đâm xe vừa bị chửi" - chị Phương nói. Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Lúc này, mấy người lớn tuổi đă kịp thời chạy ra can thiệp. Nhưng 2 cô gái vẫn không ngớt to tiếng.
Thấy vậy, một bác lớn tuổi trong ngơ không biết nhặt được cây chổi dài ở đâu chạy vội ra, tay lăm lăm chỉ thẳng vào mặt 2 cô bé học sinh: “Chúng mày muốn ǵ, chúng mày lao vào người ta, không biết xin lỗi lại c̣n lớn giọng à? Chúng mày thích bắt nạt ai?”.
Thấy ḿnh yếu thế khi tiếp tục có thêm nhiều người xúm lại nên 2 cô bé vội vàng dựng xe rồi rồ ga lao thẳng đi.
Chứng kiến cảnh này, không chỉ ḿnh mà mấy người lớn tuổi đứng đó cũng chỉ c̣n biết lắc đầu ngán ngẩm…”.
Giới trẻ dùng bạo lực để bảo vệ ḿnh?
Trước những ư kiến bức xúc về cách hành xử của giới trẻ, chuyên gia tư vấn Nguyễn Thanh Tùng (Nhóm tư vấn thanh niên Thành phố Hà Nội) cho rằng: Giới trẻ là một phạm trù rộng và không dễ quy kết, bên cạnh những bạn trẻ bị cho là có cách hành xử lệch chuẩn, có máu côn đồ… th́ cũng có rất nhiều người trẻ, thông minh, năng động, hiểu biết và rất sâu sắc.
Tuy nhiên xã hội lại đang phát triển nhanh hơn những gì mà những người trẻ được chuẩn bị.
“Không có ai dạy họ văn hoá vỗ tay, văn hoá xếp hàng, văn hoá tiệc đứng, văn hoá giao thông... nên cách cư xử của họ sẽ là những phản ứng tự nhiên theo bản năng, cảm xúc và thói quen” – chuyên gia Nguyễn Thanh Tùng nói.
Theo anh Tùng, nhiều bạn trẻ có những cách hành xử lệch chuẩn, đơn giản là vì họ không có một chuẩn mực nào để hướng tới. Không những vậy, môi trường xă hội hiện tại c̣n khiến cho nhiều bạn trẻ quan niệm rằng, dùng bạo lực là cách giải quyết duy nhất.
Chẳng hạn như, khi xảy ra va chạm giao thông, cứ giới trẻ th́ bị gán cho là nông nổi, ít kinh nghiệm, phóng nhanh vượt ẩu c̣n những người lớn tuổi th́ luôn là đi đúng làn, đúng đường, đúng luật.
Hoặc quan niệm ưu tiên về lẽ phải trong va chạm của chúng ta cũng thường ưu tiên người già hơn người trẻ, trẻ em hơn người lớn, phụ nữ hơn nam giới, người không nhuộm tóc hơn người nhuộm tóc, người ăn mặc kín đáo hơn người mặc hở hang, người không hình xăm hơn người có hình xăm...
Cho nên, thanh niên, đặc biệt là nam thanh niên lại có hình xăm và nhuộm tóc thì luôn yếu thế khi đòi lẽ phải, kể cả khi có mặt công an giao thông. Do vậy, họ phải dùng bạo lực để bảo vệ mình, đòi quyền lợi khi mâu thuẫn, va chạm phát sinh…
“Điều đó có nghĩa là, để xảy ra những hành vi lệch chuẩn như vậy, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho giới trẻ mà trách nhiệm thuộc về cả gia đ́nh, nhà trường, và toàn xă hội” – anh Tùng nhận định.
Theo anh Tùng, nếu như sự dạy dỗ của gia đ́nh, nhà trường hợp lư và thống nhất th́ sẽ hướng cho các bạn trẻ có những cách cư xử đúng mực hơn.
Minh Minh
VNN
Ư kiến phản hồi
Ynguyen
Chuyên gia Thanh Tùng nói phải "“Không có ai dạy họ văn hoá vỗ tay, văn hoá xếp hàng, văn hoá tiệc đứng, văn hoá giao thông... nên cách cư xử của họ sẽ là những phản ứng tự nhiên theo bản năng, cảm xúc và thói quen”.
Không có ai dạy có nghĩa là chúng vô giáo dục, mà đúng vậy thật, người ta cố gắng "trồng người" từ gần trăm năm nay với mong muốn biến đổi zen "duy tâm" sang "duy vật" nên chúng không c̣n biết sợ ai ngoài chính chúng, được ngụy ngôn là tự tin. Kết quả gieo trồng là tạo ra một lũ sống mất định hướng...Vô thần nhưng nhang khói x́ xụp và ḷng tin hoang tưởng đến thành mê tín và người ta gọi đó là tự do, là tôn trọng quyền con người, là...là...những ǵ có thể...vẽ...