Bệnh nhân có nhóm máu 0 - một nhóm máu hiếm và trong t́nh trạng rất nguy kịch - bị mất 3/4 lượng máu cơ thể, vừa được cứu sống nhờ máu của các thầy thuốc Bệnh viện Việt Tiệp Hải Pḥng. Cả chục người nhà bệnh nhân được huy động nhưng không lấy được một đơn vị máu nào v́ không trùng nhóm máu. Giọt máu lúc này quư biết nhường nào...
“Được sinh ra lần thứ hai”
Sau 2 ngày phẫu thuật và điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu Ngoại (Bệnh viện Việt Tiệp Hải Pḥng), anh Phạm Văn Tuyên, 22 tuổi, ở phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, TP. Hải Pḥng bị vỡ gan do tai nạn xe máy đă qua khỏi cơn nguy kịch, sức khỏe đang có chuyển biến tích cực. Khuôn mặt hốc hác, bơ phờ của những người thân anh Tuyên đang túc trực bên cạnh cũng vơi đi nỗi lo lắng...
Trước đó, vào tối 18/9, trên đường đi làm về bằng xe máy từ Nhà máy nến ở phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, anh Tuyên đă không may bị tai nạn. Anh được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa quận Dương Kinh. Tuy nhiên, do thương tích quá nặng nên ngay sau đó anh Tuyên được chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Bệnh nhân Tuyên thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhờ được các thầy thuốc cho máu.
Anh Tuyên được đưa vào Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Việt Tiệp Hải Pḥng) trong t́nh trạng bị xây xát vùng mặt, đầu, sốc, da xanh, niêm mạc nhợt. Đáng chú ư là bệnh nhân mất máu rất nhiều, huyết áp tụt chỉ c̣n 80/40, mạch 120 lần/phút và bụng chướng... Sau khi làm các thủ tục xét nghiệm, chụp CT, siêu âm, các bác sĩ xác định anh Tuyên bị vỡ gan và mất máu nhiều. Do đó phải thực hiện khẩn cấp ca phẫu thuật mới có thể cứu sống bệnh nhân.
Sau hơn 2 giờ phẫu thuật, thương tích của anh Tuyên đă được các bác sĩ xử lư thành công. Theo BS. Nguyễn Thắng Toản, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Ngoại, Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Pḥng, khi được chuyển ra hồi sức, lượng máu trong cơ thể bệnh nhân Tuyên đă mất đến 3/4, hồng cầu được khoảng 5.600 và huyết sắc tố chỉ c̣n lại 16g, chỉ bằng gần 1/10 lúc b́nh thường... Một t́nh huống hy hữu xảy ra là bệnh nhân Tuyên có nhóm O nên bắt buộc phải truyền cùng nhóm máu, trong khi ngân hàng máu của bệnh viện không đủ. Hàng chục người nhà bệnh nhân được huy động đến nhưng cũng không lấy được một đơn vị máu nào v́ không trùng nhóm máu.
Trước t́nh thế khẩn cấp, có thể bệnh nhân sẽ tử vong nếu không được truyền máu kịp thời, các thầy thuốc Khoa Hồi sức cấp cứu Ngoại được huy động tham gia hiến máu cứu người. Danh sách những nhân viên y tế có cùng nhóm máu với bệnh nhân nhanh chóng được lập ra. Song, cũng có người đành phải ngậm ngùi bỏ lỡ “cơ hội” sẻ chia giọt máu của ḿnh cho người bệnh (BS. Tô Thị Kim Oanh, do bị rối loạn tiền đ́nh không lấy được máu). 3 cán bộ, y, bác sĩ của Bệnh viện Việt Tiệp Hải Pḥng đă dành hơn 1 lít máu của ḿnh truyền tiếp, ḥa cùng ḍng máu giúp bệnh nhân Phạm Văn Tuyên dần dần hồi tỉnh.
Cho tất cả nhưng không muốn nhận lại!
“Cũng giống như chính nhóm máu O của ḿnh - có thể cho được tất cả các nhóm máu, nhưng khi nhận th́ chỉ nhận được duy nhất nhóm máu của ḿnh đang mang - những người mang “cá tính” này đều rất rộng răi, dễ chịu và tốt bụng” - BS. Đỗ Đức Thắng, người cùng 2 đồng nghiệp là điều dưỡng Đàm Đắc Việt và hộ lư Nguyễn Thị Oanh sau khi sẻ chia giọt máu đào của ḿnh cứu sống bệnh nhân Phạm Văn Tuyên đă dí dỏm so sánh.
“Nói vậy thôi chứ chẳng phải riêng những người có nhóm máu O. Chẳng có ai chứng kiến sự sống c̣n của đồng loại ḿnh mà lại không cứu giúp trong khi khả năng hoàn toàn có thể” - BS. Thắng bộc bạch và cho biết thêm rằng, ngoài bệnh nhân Tuyên c̣n rất nhiều trường khác đă được cứu sống nhờ những hành động cao cả của các nhân viên y tế bệnh viện.
BS. Trần Hoài Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Tiệp cho biết, hiến máu cứu người không chỉ là truyền thống của cán bộ thầy thuốc trong bệnh viện mà đến bất kỳ bệnh viện nào trên cả nước, trong t́nh huống “cứu người là trên hết”, thầy thuốc luôn sẵn sàng. “Đối với Bệnh viện Việt Tiệp, để xử lư t́nh huống cấp bách, bệnh viện luôn có sẵn ngân hàng máu sống là những người thầy thuốc. Khi cần máu luôn có” - BS. Nam chia sẻ.
Bài và ảnh: QUỲNH LAM