Căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á vừa qua khiến dư luận lo sợ về khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự trong tương lai. Vậy tiềm lực của hải quân các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện nay ra sao?
Tàu sân bay George Washington và các tàu chiến khác của Mỹ.
Theo trang Heritage, căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lại có dấu hiệu leo thang khi ngày càng nhiều tàu Trung Quốc, bao gồm cả tàu hải giám và tàu hộ vệ tên lửa, có mặt tại vùng biển gần quần đảo này.
Trong khi đó, nếu trong trường hợp Trung Quốc thực sự “xua” 1.000 tàu đánh cá đến khu vực này như những tin đồn vừa qua thì lực lượng canh gác bờ biển Nhật Bản với số lượng tàu giới hạn sẽ xử lý ra sao?
Ngoài ra, không chỉ có lực lượng canh gác bờ biển Nhật Bản còn yếu về qui mô và sức mạnh – xét về lượng tàu chiến trên mặt nước mà lực lượng của hải quân Nhật Bản chỉ ở mức hơn một nửa so với lực lượng của hải quân Trung Quốc.
Vậy chúng ta hãy xem bảng so sánh tương quan sức mạnh hải quân của các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương và các nước châu Á khác như dưới đây để xem ai là “đại gia” trên biển về mặt quân sự.
Bảng tương quan lực lượng quân sự 2011 của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế - Chú ý: lượng tàu chiến Nga chỉ tính cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Qua bảng trên ta có thể thấy Trung Quốc hiện đang dẫn đầu châu Á về lực lượng tàu chiến và không chỉ có vậy, tốc tộ phát triển năng lực của hải quân Trung Quốc còn ngày càng lớn mạnh.
Bảng so sánh tương quan tàu chiến giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 1996 – 2011.
Hai bảng so sánh trên đây cho thấy trong khi số tàu của hải quân Mỹ giảm đi thì lực lượng hải quân của Trung Quốc lại tăng lên. Ngoài ra, xét về năng lực thuần túy, Trung Quốc đang có lợi thế hơn Mỹ vì hải quân Trung Quốc hoạt động ở quy mô địa lý nhỏ hơn.
Tùng Lâm
infonet.vn