Căng thẳng Trung - Nhật liên quan đến tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang leo thang đỉnh điểm, có nguy cơ bùng nổ thành chiến tranh bất cứ lúc nào, trùng với dịp kỷ niệm 81 năm ngày Nhật Bản xâm lược Măn Châu - 18/9/1931.
Dường như, những vết thương từ trong quá khứ vẫn c̣n ám ảnh, khiến người Trung Quốc không ngại phản ứng quá khích với láng giềng.
Một nhóm thanh niên Trung Quốc đốt cờ Nhật Bản để phán đối nước này mua đảo tranh chấp.
Trong những năm 1930, với sự bùng nổ dân số mạnh mẽ, Nhật Bản trở thành quốc gia đất chật người đông. Trong khi đó, cuộc Đại suy thoái năm 1929 giáng một đ̣n nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản khiến nước này lâm vào t́nh cảnh sa sút nghiêm trọng. Chính phủ dân sự tỏ ra bất lực để giải quyết các khó khăn trong nước khiến ḷng người hoang mang. Giữa bối cảnh này, giới quân sự Nhật Bản phát động các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính các thuộc địa mới ở nước ngoài để mở rộng thị trường và phát triển nền công nghiệp. Lời kêu gọi ấy được nhiều người Nhật ủng hộ.
Măn Châu, vùng đất rộng lớn với diện tích là 200.000 km2 và có nguồn tài nguyên lâm nghiệp, khoáng sản vô cùng phong phú cũng như đất canh tác nông nghiệp màu mỡ là một mục tiêu nằm trong tầm ngắm của giới quân sự Nhật Bản. Họ bắt đầu đi những bước đầu tiên để hiện thực hóa tham vọng xâm lược và sát nhập Măn Châu vào lănh thổ Nhật Bản.
Năm 1931, Nhật Bản rót những khoản tiền kếch xù vào nền kinh tế Măn Châu nhằm kiểm soát Công ty Đường sắt Nam Măn Châu. Đồng thời để bảo vệ các lợi ích trong khu vực, họ triển khai một đơn vị quân đội tinh nhuệ ở Nam Măn Châu.
Khuya ngày 18/9/1931, một tổ lính Nhật Bản âm thầm xâm nhập làng Liutiaohu, nằm ở vùng ngoại ô phía Bắc của thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. và cài chất nổ vào đoạn đường sắt Nam Măn Châu đi qua ngôi làng này.
Khoảng 20 phút sau, chuyến tàu đầu tiên chạy qua đoạn đường sắt bị gài ḿn thuộc địa phận làng Liutiaohu nổ tung. Tổ lính Nhật sau đó nhanh chóng đặt xác của vài binh sĩ Trung Quốc lên trên đường ray, cố t́nh giá họa cho họ phá hoại tuyến đường sắt Nam Măn Châu.
Có cớ này, quân đội Nhật Bản bắt đầu xâm lược Măn Châu. Dưới sự chống cự yếu ớt, tháng 2/1932, người Nhật chinh phục toàn bộ Măn Châu. Hàng ngàn binh sĩ và thường dân Trung Quốc bị giết. Nhật tuyên bố cuộc xâm lược của họ là sự giải phóng Măn Châu khỏi người Trung Quốc.
Sau đó, họ dựng lên một chính quyền bù nh́n gọi là Măn Châu quốc và đưa cựu Hoàng đế Trung Quốc là Phổ Nghi làm Quốc trưởng năm 1932. Hai năm sau đó, Phổ Nghi được tôn làm Hoàng đế Măn Châu quốc với niên hiệu Khang Đức. Bằng cách này Nhật Bản chính thức tách Măn Châu quốc ra khỏi Trung Quốc trong suốt thập niên 1930. Ngày 18/9 trở thành một ngày đau buồn trong kư ức của người Trung Quốc.
Nhưng nỗi đau chỉ góp phần củng cố quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vệ lănh thổ của người dân Trung Quốc. Sau 14 năm trường kỳ kháng chiến, Trung Quốc buộc những kẻ xâm lược Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện.
Phương Đăng
Theo Infonet