Tướng Jamil Sayyed, cựu giám đốc cơ quan an ninh Libăng cho rằng, Mỹ và các nước đồng minh đang đi một nước cờ rất khó hiểu khi “khao khát” lật đổ chính quyền Tổng thống al-Assad ở Syria. Nếu điều đó xảy ra, cả Trung Đông sẽ đắm ch́m trong nội chiến và bất ổn.
![](http://media12.baodatviet.vn:/2012/09/16/C141535_12_jamil-al-sayyed-2011-1-14-9-21-3.jpg) |
Tướng Jamil Sayyed, cựu giám đốc cơ quan an ninh Libănge. Ảnh AP |
Trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên tờ “Le Figaro” của Pháp mới đây, tướng Jamil Sayyed khẳng định trái ngược với sự tuyên truyền của một số đài truyền h́nh vùng Vịnh và truyền thông Mỹ cùng đồng minh, Syria vẫn là một nhà nước rất mạnh. Cách đây gần 2 năm, giới truyền thông thù địch Syria này đă từng dự báo rằng “thời điểm chính phủ của ông al-Assad sụp đổ sẽ chỉ c̣n tính bằng ngày”. Nhưng đến bây giờ, có vẻ nhưng chính quyền ấy vẫn c̣n vững vàng một cách đáng ngạc nhiên bất chấp “đ̣n hội đồng” của truyền thông phương Tây, sự bao vây, chống đối của các nước láng giềng, sự can thiệp của các nước Arập vùng Vịnh.
Theo đánh giá của tướng Jamil Sayyed, chính quyền Syria không bao giờ lùi bước trước Mỹ - bất kể đó là vấn đề của người Palestine, sự ủng hộ đối với phong trào kháng chiến Hezbollah và Hamas hay vấn đề chiếm đóng Iraq hoặc mối quan hệ phức tạp với Iran. Có lẽ chính v́ điều này mà Mỹ và theo sau là Anh, Pháp đều đang t́m cách tiêu diệt nhà nước Syria. Họ dựa vào các quốc gia quân chủ nhiều dầu lửa muốn theo chân Mỹ để tiến hành bao vây, cấm vận hay ngầm nuôi dưỡng cho các lực lượng phản loạn chống đối… Nhưng đáng tiếc là Nga lại không muốn mất đi một đồng minh truyền thống trong khu vực này nên đă ra sức bảo vệ chính quyền của ông Assad trên trường quốc tế hay trong bàn họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Chế độ ở Syria không thực sự hoàn hảo. Nhưng theo ông Sayyed, các chế độ Arập khác theo phương Tây cũng chẳng tốt đẹp ǵ hơn. Ít nhất, Syria cũng là một nhà nước có thế tục, có quyền tự do tôn giáo, tự do cho phụ nữ, có đời sống liên cộng đồng cởi mở và ḥa b́nh. C̣n với những nước Arập khác là đồng minh của Mỹ, phụ nữ thậm chí c̣n bị cấm đi cầu nguyện hay lái xe ô tô… Nói một cách ngắn gọn, không có một chế độ nào thực sự hoàn hảo ở Trung Đông.
Trên thực tế, việc quân Mỹ phải rút khỏi Iraq một cách không mấy vẻ vang là một thất bại khá đau đớn và bẽ bàng của phương Tây. Để giành lại ảnh hưởng trong khu vực và đỡ muối mặt với các đồng minh trong khu vực, giờ đây Mỹ đă châm ng̣i cho một cuộc chiến khác chính là cuộc chiến đối đầu giữa người Hồi giáo Sunni và Shi’ite.
Cũng theo ông Sayyed, phong trào “Anh em Hồi giáo” trong thế giới Arập đang gây nguy hiểm cho cộng đồng người Thiên chúa giáo ở Trung Đông. Với nhiều người dân trong khu vực, đặc biệt là người Thiên chúa giáo, chế độ của ông Assad ở Syria chính là bức tường bảo vệ cuối cùng của họ và nếu bức tường nay sụp đổ, một loạt những cuộc nội chiến nhằm vẽ lại bản đồ địa chính trị mới ở Trung Đông sẽ nổ ra. Nhưng v́ sao Mỹ và các nước phương Tây lại muốn phá bỏ bức tường này?
Thật khó để t́m ra câu trả lời thỏa đáng.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, ông Sayyed cho rằng hai bên cần ngừng ngay lập tức những cuộc giao tranh và tiến hành đối thoại chính trị nghiêm túc. Với tư cách là một người bạn lâu năm của ông Assad, tướng Sayyed cho rằng ông Assad sẵn sàng tổ chức các cuộc bầu cử tự do trong ḥa b́nh với sự chứng kiến của quan sát viên quốc tế. Trong cuộc bầu cử này, nếu ông Assad giành thắng lợi ông ấy sẽ ở lại. C̣n không, ông vẫn c̣n một lối thoát “đẹp” là ra đi trong danh dự./.
Theo infonet