Mehmed II là một trong những ông vua vĩ đại nhất của đế quốc Ottoman, được mệnh danh là Người chinh phục vĩ đại, Mehmed Vô địch, Vua của hai đất và hai biển…
Hai kẻ “oan gia gặp nhau”
Người ta nói rằng giữa ông hoàng Vlad III Dracula và Mehmed đại đế như có tiền oan túc trái, khiến số phận của họ cứ đan chặt vào nhau. Thuở nhỏ, Dracula phải đi làm con tin ở hoàng cung của cha Mehmed. Sau 6 năm, Dracula ở lại xứ Wallachia nối ngôi cha, c̣n Mehmed sau đó cũng được kế vị ngai vàng. Thời gian đầu cai trị, Dracula vẫn giữ phần chư hầu của đế quốc Ottoman, không chỉ điều đặn nộp cống mà c̣n gửi sang Thổ Nhĩ Kỳ nhiều thanh niên khỏe mạnh, giỏi giang để Mehmed sử dụng trong binh đoàn Janissary của ông ta. Nhưng đến năm 1459, sự thần phục giả vờ đó kết thúc. Nhân việc Giáo hoàng Pius II kêu gọi thánh chiến chống đế chế Ottoman hồi giáo và sau đó tuyên bố mở các cuộc thập tự chinh, Dracula liền hưởng ứng bằng việc ngừng nộp cống và tấn công quân Thổ, giành lại những đất đai bị chiếm, thậm chí c̣n cướp cả vùng do quân Thổ kiểm soát. Tất cả tù binh Thổ Nhĩ Kỳ đều bị xiên trên cọc nhọn. Cuộc đối đầu một mất một c̣n giữa hai con người đó bắt đầu.
|
Hoàng đế Mehmed đệ nhị. |
Tuy là kẻ tử thù nhưng thật kỳ lạ, giữa Dracula là Mehmed có rất nhiều điểm giống nhau, trước hết là cùng độ tuổi (Mehmed ít hơn Dracula một tuổi), đều xuất thân là một vị hoàng tử, học vấn quảng bác và cùng yêu nghệ thuật. Họ đều là những chiến binh dũng cảm, nhà quân sự tài năng, nắm vững tâm lư chiến, là kẻ quyết liệt trên chiến trường và trong con đường mà ḿnh lựa chọn. Cả hai đều cực kỳ kiêu hănh, tính t́nh cổ quái. Mehmed đại đế được cho là cũng tàn bạo chẳng kém Dracula khi chinh phạt kẻ thù. T́nh cờ, cả Dracula và Mehmed đều bị truất ngôi hai lần, và cuối cùng đều bị giết. Dracula bị quân Thổ chặt đầu dâng lên Mehmed, c̣n Mehmed bị chính con trai ḿnh đầu độc.
Mehmed thất điên bát đảo v́ Dracula
Xét về lực lượng, quân của xứ Wallachia bé nhỏ không thể so với đại binh Ottoman từng làm cỏ nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy cuối cùng Dracula cũng bị đánh bại nhưng quân Thổ Nhĩ Kỳ đă phải trả giá cho chiến thắng đó quá nhiều. Bí quyết của Dracula là tận dụng chiến tranh tâm lư và nhiều mưu kế thông minh khác.
“Ông hoàng ma cà rồng” gây khó khăn cho quân Thổ bằng kế sách vườn không nhà trống, kể cả giếng nước cũng triệt hạ, khiến quân Thổ đói khát khổ sở. Những nguồn nước c̣n lại bị quân Wallachia đầu độc trước khi lui. Vlad Dracula c̣n cho những người Wallachia đă bị bệnh dịch cải trang trà trộn vào quân Thổ, làm dịch bệnh lan tràn, địch quân ốm chết rất nhiều.
Quân Wallachia ít nhưng tinh nhuệ, thường xuyên tập kích địch quân vào ban đêm, đốt trại, giết người rồi biến mất nhanh như ma quỷ, khiến quân Thổ sợ hăi rụng rời. Binh lính địch c̣n hồn xiêu phách lạc khi chứng kiến bên bờ sông là băi cọc dài với hàng ngh́n quân Thổ bị xiên sống từ hậu môn đến đỉnh đầu. Sự khủng bố tinh thần như vậy khiến quân Thổ khiếp đảm, không c̣n sĩ khí. Tệ hơn, trong một lần xuất chinh, Mehmed đại đế c̣n suưt nữa bị người của Dracula giết chết, thật may là quân Wallachia xác định sai vị trí lều của ông. Sau sự kiện kinh hoàng này, Mehmed hú vía trở về nước, tự nhủ nếu chỉ dùng vũ lực th́ khó mà thắng được Dracula. Ông đă dùng Radu, em trai Dracula, làm quân bài, gây sức ép cho xứ Wallachia đuối Dracula khỏi ngai vàng. Kẻ xiên người phải sống lưu vong ở Hunggary 12 năm trước khi quay lại đ̣i lại ngôi vị. Nhưng cũng chỉ được 2 tháng sau khi lên ngôi trở lại, Dracula bị giết, có tàu liệu nói là bởi quân Thổ, tài liệu khác lại nói là bởi binh sĩ của chính ông ta. Thủ cấp Dracula được dâng lên Mehmed đại đế.
Giết sạch anh em trai khi lên ngôi
Mehmed II là một trong những vị hoàng đế có chiến tích lừng lẫy nhất thế giới, là kẻ đă chinh phục thành phố Constantinople (nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ), biến nó thành trung tâm của đế chế Ottoman khi mới 21 tuổi. Việc chiếm thành Constantinople đă dẫn tới sự sụp đổ của đế quốc Đông La Mă.
Cuộc đời Mehmed II là một chuỗi các cuộc chinh phạt để cuối cùng trong tay vị quân vương này là đế quốc Ottoman rộng lớn trải từ châu Âu đến châu Á, bao trùm các phần đất của Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Albania, Armenia và một phần Ukraina. Thế nhưng vị vua này lại rất yêu triết học, thi ca, mê làm thơ, ngoài ra c̣n làm vườn rất giỏi và thường tự tay chăm sóc vườn hoa, cây ăn quả của ḿnh. Ông vua này cũng rất ôn ḥa về tôn giáo. Thay v́ tàn sát những kẻ dị giáo như đạo Thiên chúa vẫn làm, khi chiếm được Constantinopolis, trái tim của đạo Chính thống, Mehmed vẫn cho phép đạo này tiếp tục hoạt động một sách khá tự do, thoải mái.
Những năm cuối đời, sau một vụ phế truất hụt, Mehmed trở nên đa nghi và khép kín. Ngoài chuyện cảnh giác tối đa như cấm mang vũ khí vào cung, đồ ăn phải có người nếm thử, đến nhà tắm cũng có hệ thống pḥng vệ. Những kẻ phản loạn bị ôngbắt người nếm thử đồ ăn trước khi dùng bữa, thậm chí nhà tắm cũng lắp thiết bị pḥng vệ với hệ thống bắn tên tự động ở cửa. Những kẻ bị nghi là có âm mưu soán đoạt bị trừng phạt tàn khốc. Ấy vậy mà vào năm 1481, ở tuổi 52, ông vẫn chết v́ bị con trai đầu độc, bởi vị thái tử quá nóng ḷng được ngồi lên ngai vàng.
Thực ra, chuyện bảo vệ ngôi vị một cách ác độc đă được Mehmed II thực hiện ngay từ khi lên ngôi: giết chết cả đứa em khác mẹ c̣n nằm trong nôi để không c̣n một anh em trai nào đe dọa ngai vàng của ḿnh nữa. Việc làm này của ông đă bắt đầu cho một truyền thống đáng sợ của vương triều, thậm chí trở thành quy định. Vị vua đời sau là Mehmed III (1595-1603) khi lên ngôi đă ra lệnh thắt cổ cả 19 em trai của ḿnh, và giết cả 7 vị vương phi của tiên đế đang mang thai.
Chỉ đến khi vua Ahmed I lên ngôi vào năm 1603, quy định này mới bị băi bỏ. Không muốn tàn sát những người ruột thịt, nhà vua cho nhốt anh em ḿnh ở một khu cách ly, không được liên hệ với bất kỳ ai. Họ cũng chỉ đực phép ân ái với những cung phi hết tuổi sinh đẻ để không cho ra đời bất kỳ kẻ tiếm vị tiềm năng nào, nếu có th́ đứa bé sẽ bị giết. Chỉ khi hoàng đế qua đời (hoặc bị phế truất), những người anh em đó mới có cơ hội làm chủ ngai vàng. Bởi theo quy định, ngôi báu phải được truyền lại cho người đàn ông cao tuổi nhất trong hoàng tộc. Tuy nhiên, sau rất nhiều năm sống cảnh cầm cố, các vị hoàng tử này đă trở nên ngu dốt, thụ đồng và khiếp nhược, không có phẩm chất của một đấng quân vương. Thậm chí một người em của vua Ahmed I là Mustafa I khi được nối ngôi đă trở thành kẻ mất trí.
Cũng v́ sự nhân từ nửa vời đối với các bào đệ của hoàng đế và quy định truyền ngôi kể trên mà vương triều ngày càng suy yếu, khi vị tân vương không đủ trí tuệ và sức mạnh để quản lư cả đế quốc mênh mông.