Anh khiến mọi người ngạc nhiên v́ sáng chế thành công hộp số lùi lắp ráp vào xe máy và xe lăn điện chinh phục các bậc thang.
Năm lên ba tuổi, cơn sốt kinh hoàng đă cướp đi đôi chân biến anh Vơ Đ́nh Minh (54 tuổi, ở số nhà 293/60 Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh B́nh Định) thành một người bại liệt vĩnh viễn.
Mẹ anh quyết định bán cả gia sản là hai vườn dừa, lấy tiền vào Sài G̣n để chạy chữa thuốc men cho con nhưng không khỏi, đành ôm đứa con tật nguyền về lại xứ dừa Tam Quan, B́nh Định. Dừa đă bán hết, không biết lấy ǵ để qua ngày, hai mẹ con anh Minh ôm nhau vào Quy Nhơn và kiếm sống bằng nghề bán hàng rong.
Anh Minh và sản phẩm của ḿnh.
Những ngày đầu đầu đi học, anh được mẹ cơng. Nhưng về sau, anh học khá giỏi nên được bạn bè quư mến và thay nhau cơng anh đến lớp mỗi ngày.Học đến lớp 8, anh Minh đành ngậm ngùi khép lại ước mơ đến trường v́ gia cảnh khó khăn.
Với giọng trầm buồn, anh tâm sự: “Nh́n ba mẹ phải gồng gánh nuôi 8 đứa con, tuô không nỡ ngồi nh́n. Năm 15 tuổi (1972) tôi vào Sài G̣n học nghề điện tử với hy vọng, cuộc sống sẽ đổi khác".
Lớp anh theo học có khoảng 16 người, nhưng anh là người duy nhất thi đậu và nhận nhiều bằng khen. Tuy nhiên, khi trở về Quy Nhơn lại không có cơ sở nào chịu nhận người khuyết tật vào làm.
Anh học nghề sửa khóa và mở cửa hàng ở Quy Nhơn. Nhận thấy nghề này vẫn không đủ sống, anh Minh bỏ nghề theo mẹ buôn gạo từ Quy Nhơn ra Đà Nẵng bán kiếm lời. Được bao nhiêu tiền, anh làm liều khi gom hết tiền lời đánh hàng thuốc Tây. Không may bị bắt, vốn liếng dành dụm bấy lâu đều mất sạch. Sau đó anh c̣n đi buôn lốp xe, buôn muối nhưng đều không may mắn, trở thành người trắng tay.
Từ khi lấy vợ, mọi chuyện bỗng trở nên sáng sủa hơn v́ có được một người bên cạnh để chia sẻ cuộc sống. Trong lúc vợ chồng chưa t́m được việc làm th́ một bé gái ra đời, nỗi khó khăn chồng chất khiến anh Minh nảy sinh ước mơ cháy bỏng là làm sao có được một chiếc xe máy ba bánh để chở vợ con đi lại cho thuận tiện, đồng thời nhờ đó cũng dễ đi lại kiếm việc làm.
Anh bán đôi nhẫn cưới để thực hiện ước mơ của ḿnh. Anh bàn với vợ lấy một chỉ mua một chiếc xe máy cũ và một số phụ tùng là đồ phế liệu đem về cùng với người bạn làm nghề g̣ hàn, cặm cụi sửa sang, lắp ráp chế tạo.
Gần một tháng trời miệt mài với đống phế liệu, cuối cùng chiếc xe máy ba bánh mà anh hằng mơ ước cũng đă ra đời. Lúc đầu, xe có nhược điểm, chỉ chạy tiến chứ không chạy lui được. Mỗi ngày anh phải chở con gái về nhà trong cái hẻm nhỏ, phải nhờ người khiêng quay đầu. V́ thế, anh cải tiến lại toàn bộ thân xe, thay máy cho tốt hơn, đáp ứng được tiện ích kỹ thuật và kết cấu thẩm mỹ. Sau 3 năm, chiếc xe có hộp số tự động có thể di chuyển tiến lui một cách dễ dàng.
Năm 2001, anh Minh là người khuyết tật đầu tiên của tỉnh B́nh Định đứng ra thành lập nhóm Khuyết tật tự lực, thu hút nhiều anh em tham gia. Tháng 10/2002, có một người ở Quảng B́nh vào Quy Nhơn t́nh cờ nh́n thấy chiếc xe anh đang đi có kiểu dáng đẹp, lại có số lùi, nên đă hỏi mua, và đấy là sản phẩm đầu tiên của anh được bán ra. Đến nay, anh đă nhận gia công, độ - chế được rất nhiều chiếc xe loại này cho bạn bè khuyết tật ở các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Quảng Ngăi, và trong tỉnh B́nh Định với đủ các loại kiểu dáng, mẫu mă tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
Cuối năm 2002, anh Minh đại diện cho người khuyết tật ở 5 tỉnh miền Trung tham dự hội thảo về Pháp lệnh dành cho người khuyết tật đă triển khai được 5 năm (1998 - 2003) được tổ chức tại thành phố Tuy Ḥa, tỉnh Phú Yên. Và một t́nh huống mới lại đặt ra cho anh phải trăn trở t́m hướng giải quyết. Cuộc họp được tổ chức tại tầng 4 nhưng không có thang máy, để lên được tận nơi, hôm đó anh phải nhờ một đại biểu ở Khánh Ḥa t́nh nguyện cơng.
Khi đến nơi, cả người anh và người bạn tốt ấy phải ướt đẫm mồ hôi, mặc dầu ngoài trời th́ đang mưa. Sau cái hôm ấy, trong đầu anh cứ suy nghĩ măi phải làm sao cho người khuyết tật leo cầu thang được dễ dàng hơn. Và cuối cùng anh cũng cho ra đời chiếc xe lăn cho người khuyết tật leo cầu thang.
Nói về những mong muốn của ḿnh, anh Minh bộc bạch: “Tôi muốn phục vụ nhiều hơn cho người khuyết tật, nhưng hiện nay t́nh trạng sức khỏe tôi đang yếu dần, tôi chỉ mong sao có được bảo hiểm y tế để giảm bớt chi phí chữa bệnh và những người khuyết tật như tôi đều được cấp thẻ bảo hiểm như bao người khác”.
Dẫu vẫn thấy anh luôn tất bật với công việc, lấm lem dầu nhớt cùng những chiếc xe ngổn ngang đầy xưởng, song ít nhiều trong ánh mắt đầy nghị lực của anh lúc này đă tràn ngập những niềm vui. Niềm vui của người chiến thắng nỗi đau, niềm vui của sự giúp ích được phần nào cho những người đồng cảnh ngộ như anh trên khắp mọi miền đất nước.
Theo Người Đưa Tin