Khu mộ hoang hay c̣n gọi là Băi Hà Sau đă tồn tại ở làng Yên ḥa, xă Lộc Tân (Hậu Lộc - Thanh hóa) không biết từ bao giờ? Điều đáng nói trong diện tích hơn 2ha đất chứa không biết bao nhiêu hài cốt vô chủ đó dường như vẫn có những hài cốt của các chiến sỹ bộ đội đă hy sinh ở đây hoặc được người dân quy tụ về đây trong thời chiến tranh?
 |
Người dân lập am thờ tại khu nghĩa địa hoang Băi Hà Sau. |
Được sự giới thiệu của nhiều người dân, chúng tôi t́m đến nhà cụ Bùi Thị Thơm. Cụ Thơm năm nay đă ngoài 90 tuổi trú tại thôn Yên Ḥa. Khi hỏi về Băi Hà Sau – cụ Thơm cho biết : “Những ngôi mộ hoang này để nắm được lịch sử của nó chúng tôi cũng không biết rơ, bởi từ khi sinh ra và lớn lên tôi đă thấy những nấm mồ nằm chôn ở đây mà không có người trông nom rồi. Nhưng điều đặc biệt là từ năm 1952 đến năm 1954 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lúc đó tôi cũng đă trên 20 tuổi, tôi thấy khu mộ hoang này có thêm những thành viên mới đó là thi thể của các chiến sĩ bộ đội ta chiến đấu và hy sinh được đồng đội chôn cất tại đây. Tôi nhớ là Băi Hà Sau này đă từng chôn cất nhiều thể của các chiến sỹ bồ đội của ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp – Diệm”.
Để chứng minh cho việc băi Hà Sau đă từng trôn cất thi thể của bồ đội, Cụ Thơm nhớ lại: "Ngày xưa chiến tranh chống thực dân Pháp, nhà tôi được cấp trên chọn làm nơi để kho lương, vũ khí, mỗi khi chuẩn bị có trận đánh nào, các chiến sỹ bộ đội đều tập trung tại nhà tôi để lấy quân trang. V́ vậy đứa nào sống hay chết tôi đều biết. Mỗi khi có máy bay đến đánh cầu Đ̣ Lèn và cầu Hàm Rồng, cả đoàn bộ đội lại lên đường hành quân đến đó để bắn máy bay. Xem nhau như người thân, mỗi lần đi đánh trận đứa nào cũng chào câu “mẹ ơi con đi”. C̣n tôi theo thói quen cũng tiễn chúng ra con kênh đầu làng”.
Điều mà khi nhắc đến cụ Thơm vẫn ứa nước mắt: mấy đứa mỗi khi đi đánh trận về thường quây quần bên tôi nói cười rôm rả, mỗi khi chuẩn bị đi đánh trận, chúng đều dặn tôi nấu cơm cho chúng ăn mừng thắng trận trở về. Đến khi đi th́ đi đông đủ nhưng khi về th́ không c̣n nguyên vẹn, trong đợt máy bay địch bắn phá cầu Đ̣ Lèn có tới 5 đứa hi sinh.
“Xác 5 đứa được đưa về để trước sân nhà tôi rồi những bộ đội c̣n sống đi đóng ḥm mang về liệm và chôn ở Băi Hà Sau. Sau khi những đứa xấu số được đồng đội chôn cất xong, chúng về nhà chưa kịp tắm rửa, ăn cơm th́ lại có đợt máy bay khác đến đánh phá, chúng thả bom trúng vào sân và nhà bếp của gia đ́nh, tôi may mắn ở dưới hầm tránh bom sau nhà nên không sao, mấy đứa chưa kịp xuống hầm tránh bom thế là thiệt mạng. Xác của mấy đứa được đồng đội tiếp tục đưa ra chôn ở khu mộ hoang là băi Hà Sau bây giờ”, cụ Thơm cho biết.
Anh Lê văn Bảo, một người dân sống gần đó cho biết: “Từ khi tôi sinh ra đă có khu mộ hoang này rồi, sự tích về khu mộ th́ tôi cũng chỉ nghe các cụ bô lăo trong làng kể truyền tai nhau nghe lại thôi. Nghe các cụ nói lại là ở Băi Hà Sau đó đă từng là nơi chôn cất thi hài của bộ đội, nhưng sau khi chiến tranh kết thúc cũng có một số gia đ́nh đến bốc đi rồi. C̣n hiện tại, không biết trong băi đất đó c̣n sót lại mộ bộ đội nào không nữa, chứ c̣n mộ hoang ngoài đó vẫn c̣n nhiều lắm”.
Đến nay, có nhiều ư kiến của người dân địa phương nói về việc: có một số lượng mộ liệt sĩ nằm lẫn trong "khu mộ hoang". Người dân cho biết, cách đây mấy năm những mộ liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ chiến tranh Pháp – Diệm đó đă được thân nhân đến bốc về?
Tuy nhiên, trải qua thời gian chiến tranh, khu mộ hoang này bị bom đạn cày xới nên rất khó khăn trong việc nhớ các vị trí chôn cất thi hài liệt sỹ đă hy sinh. Những người tham gia chôn liệt sĩ đến nay th́ người mất, người c̣n nhưng cũng không rơ họ đang sinh sống ở đâu. Họ không kể lại cho lớp người sau nghe về vị trí chôn cất và những kư hiệu đánh dấu mộ liệt sĩ nên không người dân nào ở đây c̣n nhớ biết tới.
 |
Thân của một con rùa đá bị vỡ nằm ngay bên khu mộ hoang Băi Hà Sau. |
Một số người dân ở đây cho biết thêm: Trước đây, khi người ta tiến hành làm cống tiêu thủy ở đây, máy múc về thi công, nhưng không hiểu sao máy cứ lội xuống đây múc đất là bị chết máy, không thể nào nỏ máy để tiến hành thi công được. Người ta phải thắp nhang cầu khấn, xin được thi công th́ máy múc mới có thể hoạt động được. Dân làng thấy vậy nên lập nên một cái am để thờ các vong hồn ở đây, v́ nhân dân tin rằng: tuy là khu mộ hoang nhưng rất có thể c̣n nhiều thi hài của bồ đội đang c̣n nằm ở đây nên mới linh thiêng như vậy.
Ông Trịnh Văn Toán, Chủ tịch UBND xă Lộc Tân cho biết: “Toàn bộ những ngôi mộ ở Băi Hà Sau là mộ hoang, đến nay không có thừa nhận đây là mộ của người thân trong ḍng tộc cả. Những năm 1977 - 1980 đây là nơi nằm trong khu vực HTX K57 chuyên sản xuất gạch. Trong quá tŕnh lấy đất làm gạch, những công nhân đă san gần như phẳng khu này, quá tŕnh sản xuất người ta cũng có phát hiện ra nhiều bộ xương người, khi phát hiện xương người th́ người ta đổ xuống sông, sau này khi phát hiện xương người th́ người ta tiến hành mai táng ra một khu mới ở nghĩa địa của địa phương.
Lư giải cho câu hỏi trong hàng ngàn ngôi mộ hoang ở Băi Hà Sau đó vẫn chứa những phần mộ của bộ đội. Ông Toán cho hay: “Chúng tôi là lớp trẻ, nên lịch sử khu mộ hoang đó chúng tôi cũng không nắm rơ lắm, chỉ biết Khu vực đó trước đây đă từng là nơi trú ẩn của bộ đội trong khánh chiến chống Pháp, v́ vậy khi có bộ đội hi sinh dân làng và đồng đội đều tập trung chôn ở băi đất đó. Trước đó th́ cũng đă có một số thân nhân đến nhận hài cốt của bộ đội, c̣n một số th́ đă được đưa về băi Nghèn của xă. C̣n hiện tại, ở khu đất đó c̣n mộ liệt sĩ nào sót lại không chúng tôi cũng chưa thể khẳng định được?”
Thạch Thành