Chứng khoán thế giới và những vụ chao đảo (P1)
Đầu tháng 8/2007, thị trường chứng khoán của Mỹ và thế giới giảm giá mạnh do thị trường cho vay mua nhà ở Mỹ bị thu hẹp.
1. Chao đảo v́ khủng bố
6 vụ nổ bom liên tiếp diễn ra tại London hồi tháng 7/2005 đă tạo nên một cú sốc bất ngờ đối với thị trường tài chính châu Âu và Anh. Hầu hết các cổ phiếu giao dịch tại thị trường chứng khoán London đều đồng loạt giảm giá. Chỉ số FTSE 100 đă tụt 160,4 điểm xuống c̣n 5.069,2 điểm trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 7/7/2005.*
Đồng bảng Anh cũng chịu tác động tương tự khi tỷ giá giao dịch so với đồng USD giảm 2 cent. Chỉ số FTSEurofirst 300 giảm 3,2% xuống c̣n 1.120,55 điểm trong khi chỉ số DJ Euro Stoxx 50 tụt 3% xuống c̣n 3.128,84 điểm.*
Vụ nổ bom cũng gây tác động tại thị trường giao dịch cổ phiếu. Theo đó, các cổ phiếu giao dịch tại thị trường chứng khoán, vốn đă tŕ trệ sau khi giá dầu vượt ngưỡng 61 USD/thùng, lại giảm tiếp.*
Phân tích về tác động của các vụ nổ bom đối với thị trường, giới chuyên gia chứng khoán Anh cho rằng, phản ứng đầu tiên của giới đầu tư là ngừng mọi giao dịch và chờ đợi. Nhiều cổ phiếu bị tụt giá thảm hại.*
Ví dụ, cổ phiếu của Hăng hàng không British Airways giảm 8% và cổ phiếu của Hăng hàng không Pháp Air France-KLM, Lufthansa và Iberia đồng loạt tụt giá tới hơn 4%. Cổ phiếu của các tập đoàn vận tải hàng không BAA, vận tải thủy Carnival và cổ phiếu của Tập đoàn khách sạn Hilton cũng giảm giá tới hơn 5%. Cổ phiếu của các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới như Prudential, Aviva, AXA, Allianz và Munich Re cũng đều tụt giảm hơn 4%.
2. Chao đảo v́ thị trường bất động sản ở Mỹ bất ổn
Đầu tháng 8/2007, thị trường chứng khoán của Mỹ và thế giới giảm giá mạnh do thị trường cho vay mua nhà ở Mỹ bị thu hẹp, đặc biệt là sự sụp đổ của công ty cho vay mua nhà lớn thứ 10 ở Mỹ American Home Mortgage, nên người ta dự đoán nguy cơ khủng hoảng tín dụng toàn cầu là điều khó tránh.*
Chỉ số Down Jones giảm gần 387 điểm, tức 2,8% xuống dưới 13.500 điểm (mức giảm lớn nhất kể từ sau cú giảm 416 điểm hồi cuối tháng 2/2007) trong khi chỉ số S&P giảm 1,7% và Nasdaq giảm 1,4%. Ở châu Âu, chỉ số FTSE ở London cũng giảm 1,7%, CAC 40 ở Pháp giảm 2% và DAX của Đức giảm 1,9%.*
Ngay sau diễn biến trên, Ngân hàng BNP Paribas của Pháp đă ra tuyên bố ngưng hoạt động của ba quỹ đầu tư trị giá 2 tỷ euro trong thị trường cho vay tiền mua nhà thứ cấp. Các nhà phân tích đều nhận định nếu khủng hoảng tín dụng thực sự xảy ra, th́ ảnh hưởng của nó vô cùng kinh hoàng, thậm chí c̣n có thể lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cách đây hơn một thập kỷ.*
Để cứu văn t́nh thế, Ngân hàng Trung ương ở nhiều nước đă vào cuộc như Ngân hàng Trung ương Nhật đầu tháng 8/2007 đă rót 1.000 tỷ yên (8,5 tỷ USD) vào thị trường tài chính sau khi các Ngân hàng Trung ương châu Âu và Mỹ cùng có động thái tương tự để b́nh ổn làn sóng ngầm ở thị trường tín dụng thứ cấp.*
Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng bơm khoảng 95 tỷ euro (130 tỷ USD) vào thị trường tài chính nhằm giảm bớt lo lắng về nguy cơ khủng hoảng thị trường tài chính ở thị trường cho vay nhà ở Mỹ.*
Cục Dự trữ liên bang Mỹ cũng bơm khoảng 24 tỷ USD vào thị trường. Bộ Ngân khố Mỹ trong ngày thứ hai liên tiếp cũng ra yêu cầu cần đảm bảo an toàn cho các khoản vay của chính phủ.
Theo Khắc Nam
Thời báo Ngân hàng
Cafef
|