Trang tin Democracyarsenal, tác giả Bill R. French đă có bài phân tích và cho rằng chính sách đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, trước hết về vấn đề Đài Loan và Biển Đông, sẽ "ảnh hưởng xấu"một cách không cần thiết đến mối quan hệ Trung – Mỹ.
|
Hội nghị đảng Dân chủ Mỹ chính thức khai mạc hôm qua (28/8) tại Tampa, Florida. |
Hôm qua, tờ China Daily của Trung Quốc có bài xă luận lên án chính sách của ứng cử viên tổng thống Mỹ Mitt Romney. China Daily buộc tội Romney có “Tư tưởng Chiến tranh lạnh” – một từ hiện đang được chính phủ và truyền thông Trung Quốc ưa dùng – và tuyên bố từ tưởng đó sẽ “chỉ dẫn đến t́nh trạng đối đầu giữa hai quốc gia” mà thôi.
Nếu nh́n nhận sâu vấn đề th́ tư tưởng trên của đảng Cộng ḥa Mỹ sẽ đem đến hậu quả tồi tệ đến mức ngoài sức tưởng tượng của một nhà phân tích bi quan nhất.
Kết hợp những thông tin không chính xác cộng với với chính sách đối đầu và leo thang cực đoan, đề xuất của Hội nghị đảng Cộng ḥa chỉ tạo ra triển vọng nguy hiểm cho mối quan hệ Trung – Mỹ mà thôi.
Vấn đề Đài Loan
Trong suốt thời ḱ cầm quyền của ông Mă Anh Cửu, mối quan hệ giữa 2 bờ eo biển Đài Loan đă khá ấm so với thời kỳ bất ổn dưới thời nhà lănh đạo Trần Thủy Biển. Điều đó khiến giới quan sát nhận định rằng quan hệ Đài Loan – Trung Quốc “có vẻ ổn định hơn bao giờ hết trong ṿng 60 năm qua”.
Thế nhưng thay v́ đề xuất chính sách duy tŕ sự ổn định đó th́ Đại hội đảng Cộng ḥa Mỹ lại đưa ra chính sách leo thang quân sự - chính trị và điều đó sẽ gây ra những sai lầm lớn.
Tâm điểm của rắc rối là bản tuyên bố của đảng Cộng ḥa cho rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ pháp lư phải bảo vệ Đài Loan, và cho rằng “Nếu Trung Quốc vi phạm những nguyên tắc đó (giải quyết tranh chấp về vấn đề Đài Loan bằng con đường ḥa b́nh), th́ theo hiệp ước quan hệ Đài Loan, Hoa Kỳ sẽ giúp Đài Loan tự vệ”.
Nhưng trên thực tế, Hiệp ước quan hệ Đài Loan không bắt buộc Hoa Kỳ phải bảo vệ Đài Loan trước hành động khiêu chiến của Trung Quốc – Hiệp ước chỉ buộc Mỹ có nghĩa vụ phải bán vũ khí tự vệ cho ḥn đảo này mà không đề cập đến trách nhiệm của Hoa Kỳ trong trường hợp chiến tranh Trung Quốc – Đài Loan nổ ra.
Ngoài ra, chính sách đẩy Hoa Kỳ đến t́nh thế phải dùng vũ lực để bảo vệ Đài Loan sẽ khiến “chiến lược mơ hồ” bị phá vỡ.
Tuân theo “chiến lược mơ hồ”, Hoa Kỳ vẫn nói bóng gió về việc có thể bảo vệ Đài Loan – với hành động mạnh mẽ nhất là điều 2 nhóm tàu sân bay tấn công đến eo biển này trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng Đài Loan năm 1996 – mà vẫn không đẩy lực lượng của Mỹ vào một cuộc chiến tranh hủy diệt (với Trung Quốc) ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nền kinh tế toàn cầu.
Chính sách mơ hồ đó giúp Hoa Kỳ vừa dập tắt nhiệt t́nh chiến đấu của Đài Loan lại vừa ngăn chặn được một cuộc tấn công từ Trung Quốc.
Nh́n từ quan điểm của Trung Quốc, nếu Mỹ không áp dụng chính sách mơ hồ nữa th́ điều đó có nghĩa là Mỹ không c̣n muốn tự kiềm chế khi giải quyết các vấn đề mà đối với Trung Quốc là “lợi ích cốt lơi” và không c̣n quan tâm phát triển mối quan hệ Trung – Mỹ dựa trên sự tôn trọng lợi ích của nhau – một nguyên tắc mà cả hai nước đều nhận định là có vai tṛ quan trọng giúp duy tŕ mối quan hệ song phương có tính xây dựng.
Động thái sai lầm về vấn đề Biển Đông
Và để làm cho rắc rối thêm nghiêm trọng hơn, Đại hội đảng Cộng ḥa “lên án những tuyên bố của Bắc Kinh khiến t́nh h́nh Biển Đông trở nên bất ổn”. Điều này cũng phá vỡ chiến lược mơ hồ mà Mỹ vẫn áp dụng bao lâu nay.
Trong lịch sử Hoa Kỳ, Washington vẫn luôn đề cao ôn ḥa hơn đối đầu và không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp hàng hải hoặc chủ quyền tại khu vực này. Quan điểm của Washington là thực thi bộ qui tắc ứng xử để giải quyết các tranh chấp kiểu đó đồng thời Hoa Kỳ nên ứng xử có kiềm chế và ḥa b́nh.
Nếu chuyển Mỹ từ vị thế của người trung ḥa thành người gây sức ép (với Trung Quốc), th́ bất kỳ động thái nào “lên án” hoặc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông cũng gây ra những hậu quả khủng khiếp.
Trước hết, Mỹ sẽ khiến ḿnh bị lôi kéo vào các cuộc tranh chấp mang nặng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, khơi dậy sự giận dữ của người Trung Quốc với ḷng tinh thần yêu nước dâng cao và khi đó các nhà lănh đạo Trung Quốc sẽ chịu sức ép phải có những hành động hiếu chiến hơn trước mặt Hoa Kỳ mà đáng lẽ nên tránh.
Nh́n một cách tổng thể, điều đó sẽ gây hại cho mối quan hệ Trung – Mỹ và nguy cơ đó lại đang được thực tế chứng minh.
Ví dụ như trong lúc cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật về quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku đang leo thang, các cuộc biểu t́nh yêu nước nổ ra ở Trung Quốc kêu gọi nước này dùng vũ lực chống lại Nhật Bản.
Một số biểu ngữ xuất hiện trong các cuộc biểu t́nh mang ḍng chữ: “Ngay cả khi Trung Quốc phủ đầy mộ, th́ chúng ta cũng phải giết hết người Nhật!”.
Vấn đề sức mạnh Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa
Đặc biệt là đề xuất chính sách của Hội nghị đảng Cộng ḥa về vấn đề Đài Loan và Biển Đông có thể gây ra nguy cơ quan hệ Trung – Mỹ leo thang căng thẳng nhanh chóng.
Tuyên ngôn của đảng Cộng ḥa có vẻ như không màng ǵ đến nguy cơ nói trên do không nhận thức đúng động cơ cốt lơi đằng sau chính sách an ninh của Trung Quốc.
Đảng Cộng ḥa “lên án việc Trung Quốc nâng cao năng lực quân sự mà không dựa trên nhu cầu rơ ràng nào”. Nhưng mặc dù việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự có vẻ như là một thách thức to lớn về an ninh th́ việc đánh giá thách thức đó đ̣i hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc những tính toán của phía Trung Quốc chứ không nên bác bỏ những toan tính đó.
Trong khi việc năng lực của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa ngày càng lớn mạnh khiến dư luận Mỹ khó chịu và đó là điều dễ hiểu, th́ điều đó lại hợp lư nếu nh́n dưới góc độ nhận thức và chính sách an ninh của Trung Quốc.
Báo cáo năm 2010 của Lầu Năm Góc về năng lực quân sự Trung Quốc đă liệt kê một số nhân tố khiến Trung Quốc thực thi chính sách đó.
Những nhân tố mà Lầu Năm Góc đề cập bao gồm tinh thần yêu nước, con đường tiếp cận các thị trường và nguồn tài nguyên, chính trị nội bộ, hoạt động hai bờ eo biển Đài Loan và các mối lo ngại trong khu vực trong đó có các cuộc tranh chấp hàng hải ở Biển Đông.
Để phục vụ những lợi ích an ninh nói trên của Trung Quốc, Quân đội nhân dân Trung Quốc có tư tưởng phải tiến hành “chống lại sự can thiệp” của những lực lượng quân đội hùng mạnh nước ngoài muốn dùng vũ lực để xâm phạm những lợi ích của Trung Quốc.
Điều đó có nghĩa là, việc Trung Quốc hiện đại hóa Quân đội nhân dân bắt nguồn từ tính toán của nước này về nguy cơ phải đối đầu với quân đội Mỹ ở phía Tây Thái B́nh Dương, đặc biệt là các vấn đề trước mắt liên quan đến Đài Loan và Biển Đông.
V́ thế, nếu làm theo đề xuất của đảng Dân chủ là có cách tiếp cận mang tính đối đầu Trung Quốc về Đài Loan và Biển Đông th́ sẽ chỉ khiến Trung Quốc hiếu chiến hơn trong việc nâng cao năng lực Quân đội nhân dân Trung Hoa mà thôi. Và như thế, đảng Dân chủ Mỹ không những cho thấy họ thiếu hiểu biết về một lực lượng quân sự hùng mạnh vào bậc nhất thế giới (Trung Quốc) mà c̣n không nhận thức được hậu quả do những đề xuất của họ gây nên.
Tùng Lâm
Infonet