Khi các nhà hoạt động Nhật Bản đổ bộ lên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng này, một trong những nhà b́nh luận quân sự diều hâu nhất của Trung Quốc đă có phản ứng nhẹ nhàng một cách bất thường.
Thiếu tướng nghỉ hưu La Viện đă đưa ra đề nghị đặt tên chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Điếu Ngư theo tên gọi của quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Theo giải thích của ông La Viện, mục đích của việc đặt tên này là để nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư được Nhật Bản gọi là Senkaku này.
Đối với một người nổi tiếng là hiếu chiến và cứng rắn như ông La Viện, lời đề nghị trên rơ ràng là một trong những phản ứng ít hung hăng nhất mà ông này từng đưa ra trong một loạt các cuộc đối đầu v́ tranh chấp lănh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong những tháng gần đây. C̣n nhớ, hồi tháng 4, trong cuộc tranh chấp với Philippines ở băi cạn Scarborough, Thiếu tướng La Viện từng tuyên bố, Hải quân Trung Quốc “sẽ đáp trả mạnh mẽ” nếu bị tấn công.
Lư giải về phản ứng mang đầy tính kiềm chế của Thiếu tướng La Viện với Nhật Bản ở trên, giới phân tích quân sự tin rằng, đó là do ông La Viện biết rơ, Trung Quốc sẽ chưa thể thực sự triển khai chiếc tàu sân bay đầu tiên của ḿnh đến quần đảo tranh chấp hay bất kỳ điểm nóng nào cho đến cuối thập kỷ này.
Bất chấp những dự đoán ồn ào trong dân chúng Trung Quốc về việc chiếc tàu sân bay của họ sẽ sớm trở thành con tàu chỉ huy của Hải quân, các chuyên gia quốc pḥng khẳng định, con tàu được kỳ vọng đó thiếu máy bay tấn công, vũ khí, thiết bị điện tử, các thiết bị đào tạo và cung cấp hậu cần để có thể trở thành một chiếc tàu chiến thực sự có khả năng chiến đấu.
Tàu sân bay của Trung Quốc vốn là một chiếc tàu cũ được nước này mua lại từ Ukraine cách đây hơn một thập kỷ. Trung Quốc đă tiến hành nâng cấp, đại tu con tàu này để biến nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của họ. Tên ban đầu của nó là Varyag.
Hiện tại, tàu sân bay của Trung Quốc đang trong cuộc thử nghiệm lần thứ 10 trên biển. Một số nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc trước đó dự đoán, tàu sân bay của họ sẽ được đưa vào biên chế của lực lượng hải quân trong năm nay.
Tuy nhiên, các sĩ quan cấp cao của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đă “dập tắt” những kỳ vọng trên, nói rơ rằng, chiếc tàu có trọng tải 60.000 tấn này c̣n lâu mới sẵn sàng hoạt động và nó cần phải trải qua những cuộc thử nghiệm và huấn luyện ở mức cao nữa.
"Vạn Lư Trường Thành không phải chỉ xây dựng trong một ngày", Đại tá Lin Bai thuộc Tổng cục Vũ khí Trung Quốc đă nói như vậy trên các website chính thức của chính phủ Trung Quốc.
Kể cả khi Varyag được đưa vào hoạt động, nó cũng chỉ có một vai tṛ rất hạn chế, chủ yếu là để huấn luyện và đánh giá trước khi Trung Quốc tŕnh làng chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên của họ sau năm 2015, các nhà phân tích quân sự nhận định.
Theo các nguồn tin trên các trang blog và website quân sự không chính thức của Trung Quốc, nước này đang có kế hoạch đóng tàu sân bay ở căn cứ đóng tàu trên đảo Chanxing thuộc xưởng đóng tàu Jiangnan, gần Thượng Hải.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chuyên nghiệp và không chuyên qua t́m hiểu những h́nh ảnh thu được từ vệ tinh tại các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đă không phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ, Trung Quốc đang tự đóng tàu sân bay.
Trong bản báo cáo thường niên về vấn đề quân sự được đưa ra hồi đầu năm nay, Lầu Năm Góc Mỹ cho rằng, Trung Quốc có thể đă bắt tay vào chế tạo một số bộ phận của tàu sân bay tự chế của nước này.
Vũ khí mang tính biểu tượng
Việc tàu sân bay Trung Quốc phải trải qua những cuộc thử nghiệm kéo dài đă chứng tỏ, con tàu này chưa có khả năng chiến đấu. Một trong những thách thức lớn mà Trung Quốc gặp phải trong quá tŕnh nâng cấp tàu sân bay đầu tiên của họ là việc t́m kiếm, xây dựng một phi đội máy bay và trực thăng chuyên biệt có thể hoạt động trên boong tàu.
Trung Quốc đang nỗ lực phát triển một loại máy bay tấn công mới có tên gọi là J-15 – một phiên bản của Su-33 Nga, để trang bị cho tàu sân bay.
Trung Quốc cũng đă nhập khẩu và tự chế tạo những phiên bản tương tự như máy bay chiến đầu của Nga nhưng việc điều chỉnh phần mềm chỉ huy, vũ khí, thiết bị radar, điện tử... cho thích hợp với hoặt động của một chiếc tàu sân bay sẽ cực kỳ phức tạp và tốn kém.
Trong khi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc c̣n nhiều năm nữa mới có thể hoạt động hiệu quả th́ chương tŕnh phát triển chiếc tàu chiến khủng này trở thành một biểu tượng của công cuộc hiện đại hóa lực lượng hải quân kéo dài 3 thập kỷ qua của nước này. Và rơ ràng, con tàu sân bay này chỉ mang tính biểu tượng chứ chưa có thực chất ǵ. Đây không phải là lần đầu tiên giới chuyên gia quân sự thế giới đưa ra nhận định này.
Hồi năm ngoái, khi một số nước đă tỏ ra quan ngại trước tham vọng hải quân của Trung Quốc qua việc nước này lần đầu tiên tŕnh làng tàu sân bay Varyag. Nhiều chuyên gia đă nhanh chóng lên tiếng dập tắt nỗi lo ngại này.
Chuyên gia Ashley Townshend thuộc Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney nhận định, Trung Quốc sẽ cần phải có ít nhất 3 tàu sân bay nếu nước này có ư định “nghiêm túc” trong việc thiết lập một hạm đội tàu sân bay có khả năng chiến đấu. Theo ông Townshend, để làm được điều đó, Trung Quốc sẽ phải đóng một loạt tàu và máy bay hỗ trợ. Công việc này sẽ phải mất đến 10 năm.
Trong khi đó, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cũng bác bỏ việc Trung Quốc đă có bước nhảy lớn trong chương tŕnh phát triển tàu sân bay của nước này. Phát ngôn viên Mỹ cho rằng, đó chỉ là một phần trong nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc.
"Vạn Lư Trường Thành không phải chỉ xây dựng trong một ngày",
Tàu sân bay của Trung Quốc vốn là một chiếc tàu cũ được nước này mua lại từ Ukraine cách đây hơn một thập kỷ
cần thời gian để tu bổ và nâng cấp khoảng 20 năm
"Vạn Lư Trường Thành không phải chỉ xây dựng trong một ngày",
Tàu sân bay của Trung Quốc vốn là một chiếc tàu cũ được nước này mua lại từ Ukraine cách đây hơn một thập kỷ
cần thời gian để tu bổ và nâng cấp khoảng 20 năm
Tàu Chệt tốn 5 , 10 hay 20 năm nửa để tu bổ nâng cấp Tàu Sân Bay mua từ phế thải ủa Ukraine .... c̣n. Nhật th́ chỉ tốn vài tháng là có cả hàng trăm đầu đạn Hạt Nhân ...
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.